Kinh nghiệm tính toán cao độ mặt và đáy Bến - Công trình Cảng

Thảo luận trong 'Công trình Bể cảng, đê chắn sóng, bảo vệ bờ' bắt đầu bởi hoangtu, 11/10/12.

  1. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    1. Chiều dài bến:
    Tùy theo mục tiêu xây dựng của dự án, bến phải đảm bảo yêu cầu tiếp nhận được cỡ tầu bao nhiêu, đảm bảo các hoạt động cũng như mục đich xây dựng Cảng.
    Theo tiêu chuẩn ngành 22TCN 207-92 công trình bến cảng biển thì chiều dài bến được xác định theo công thức :
    L[SUB]bến[/SUB] = L[SUB]tầu[/SUB] + 4e
    Trong đó:
    L[SUB]bến[/SUB] : Chiều dài bến cần tính toán
    L[SUB]tầu[/SUB] : Chiều dài tầu cập bến tính toán
    e : Độ dự trữ an toàn đầu bến (theo tiêu chuẩn) = 10m
    2. Chiều rộng bến:
    Chiều rộng bến phụ thuộc vào điều kiện tính toán ổn định tổng thể công trình và loại thiết bị hoạt động trên bến. Với bến căn cứ để đảm bảo ổn định cho bến khi hạ thủy giàn khoan và phù hợp với việc sử dụng các thiết bị khai thác bến.
    3. Cao độ mặt bến:
    Theo quy trình thiết kế công nghệ cảng biển BHT.П01-78 thì cao độ mặt bến được xác định theo công thức sau:
    ▼MB = MNTB(H[SUB]50%[/SUB]) + 2m (tiêu chuẩn cơ bản)
    ▼MB = MNCTK(H[SUB]1%[/SUB])+ 1m (tiêu chuẩn kiểm tra)
    Trong đó:
    ▼MB : Cao trình mặt bến cần tính toán
    MNTB(H[SUB]50%[/SUB]) : Mực nước trung bình (H[SUB]50%[/SUB]) = +?m(lấy từ số liệu đầu vào)
    MNCTK(H[SUB]1%[/SUB]): Mực nươc cao thiết kế (H[SUB]1%[/SUB]) = +?m(lấy từ số liệu đầu vào)
    Ngoài ra còn kết hợp với việc tham khảo các công trình hiện hữu lân cận để xác định chính xác cao độ mặt bến thiết kế.
    Từ những điều kiện trên chọn cao độ mặt bến là?.
    - Cao độ đáy bến :
    Theo tiêu chuẩn ngành 22TCN 207-92 công trình bến cảng biển, khi thiết kế khu nước của cảng cần xác định độ sâu chạy tầu và độ sâu thiết kế. Độ sâu chạy tầu được xác định theo công thức:
    H[SUB]ct[/SUB] = T + Z[SUB]1[/SUB] + Z[SUB]2[/SUB] + Z[SUB]3[/SUB] + Z[SUB]0[/SUB]
    Độ sâu thiết kế được xác định theo công thức:
    H[SUB]0[/SUB] = T[SUB]ct[/SUB] + Z[SUB]4[/SUB]
    Trong đó:
    T : Mớn nước của tầu tính toán
    Z[SUB]1[/SUB] : Dự phòng chạy tầu tối thiểu (đảm bảo an toàn và độ lái tốt của tầu khi chuyển động) lấy theo bảng 2 = 0,04T = 0,04*9,3 = 0,372m
    Z[SUB]2[/SUB] : Dự phòng cho sóng (theo bảng 4) = 0
    Z[SUB]3[/SUB] : Dự phòng về vận tốc (tính đến sự thay đổi mớn nước của tầu khi chạy so với mớn nước tầu neo đậu khi nước tĩnh) lấy theo bảng 5 nhưng nếu dùng tầu lai dắt khi cập bến thì: Z[SUB]3[/SUB] = 0
    Z[SUB]0[/SUB] : Dự phòng cho sự nghiêng lệch của tầu do xếp hàng hóa lên tầu không đều, do hàng hóa bị xê dịch vv... (lấy theo bảng 6):
    Z[SUB]0[/SUB] = 0,026xB (B là chiều rộng tầu tính toán)
    Z[SUB]0[/SUB] : Dự phòng cho sa bồi và hàng rời rơi vãi xuống khu nước trong cảng lấy tùy thuộc vào mức độ sa bồi dự kiến trong thời gian giữa hai lần nạo vét duy tu (kể cả bị hàng rời rơi vãi xuống trong khu nước) nhưng không được nhỏ hơn trị số 0,4m để đảm bảo nạo vét có năng suất: chọn Z[SUB]0[/SUB] = 0,4m.
    Suy ra:
    H[SUB]ct[/SUB]
    H[SUB]0[/SUB]
    Cao độ đáy bến: ▼ĐB= MNTTK(H[SUB]99%[/SUB]) - H[SUB]0[/SUB]
    Từ đó chọn cao độ đáy bến (ghi rõ hệ cao độ khu vực thiết kế)
    Hình 1: Thông số cơ bản bến
    Berth-2.jpg
    Hình 2: Tải trọng tác dụng lên bến
    Berth.jpg
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/10/12

Chia sẻ trang này