Trong bài toán trangsportation, việc modeling Seafasterning và Stub là việc không thể thiếu, tuy nhiên cách modeling nó như thế nào thì với AE mới bắt đầu làm quen với bài toán này cũng rất mơ hồ, chia sẽ với AE một số kinh nghiệm về cách modeling những thanh này trong quá trình phân tích transportation Công trình biển. Hình 1: Kinh nghiệm mô hình Seafasterning trong Sacs Hình 2: Hình ảnh áp dụng thực tế Notes: Theo như hình thì ở hình ảnh thực tế chiều cao Stub có thể ngắn hơn so với model trong Sacs, điều này là hợp lý và an toàn cho công tác thiết kế vì lực quán tính phát sinh cho stub có chiều lớn hơn là lớn hơn
Anh em chú ý là các seafastening này chỉ làm nhiệm vụ chịu các lực quán tính trong quá trình vận chuyển, quan trọng nhất là các quán tính do roll, pitch & heave do đó phương và vị trí của seafastening phải đặt làm sao chịu được các trạng thái biển beam sea, head sea, quartering sea. Vị trí tie-down lên mặt boong của sà lan phải là các điểm vách cứng của sà lan (bulkhead) để giảm thiểu chuyển vị cưỡng bức lên các seafastening này. Thông thường tại các vị trí tie-down hay sử dụng gusset plate để tiện nối vào mặt boong nên phải được gán điều kiện biên là khớp (pinned) cho phù hợp với điều kiện làm việc thực tế. Một chú ý là tính transportation phải chia làm 2 giai đoạn để toàn bộ self weight của topside/jacket truyền xuống các liên kết đứng (grillage support beam) sau đó là truyền xuống sà lan, điều này thể hiện trạng thái các seafastening chưa hề làm việc khi topside/jacket được load-out xuống sà lan, support lên grillage support beam và chưa gắn seafastening . Các seafastening chỉ chịu các lực quán tính trong quá trình vận chuyển.