Khí đốt bước vào kỷ nguyên vàng

Thảo luận trong 'Tin tức Thời sự - News' bắt đầu bởi NoName, 24/10/12.

  1. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Khí đốt bước vào kỷ nguyên vàng

    Không giống như dầu tập trung tại khu vực dễ bị tổn thương chính trị, khí đốt phân bố khắp nơi tạo nên ưu thế nhờ triển vọng an ninh năng lượng.


    [​IMG]
    Đầu tuần qua, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đã đưa ra nhận định, nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc tăng và nguy cơ thảm họa hạt nhân từ Fukushima tại Nhật có thể mở ra cánh cửa bước vào kỷ nguyên vàng của khí đối tự nhiên.

    Theo như viễn cảnh IEA đề ra, tiêu thụ khí đốt tự nhiên trên toàn cầu có thể tăng hơn 50% từ mức 21% hiện tại, trong vòng 25 năm tới, chiếm hơn 1/4 nhu cầu năng lượng thế giới vào năm 2035.

    Trong kỷ nguyên vàng của khí đốt tự nhiên, tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc sẽ tăng từ mức bằng với nhu cầu của Đức vào năm 2010 đến bằng mức bằng nhu cầu của cả châu Âu vào năm 2035. Để đáp ứng nhu cầu, sản lượng khí sẽ phải tăng 1,8 triệu mét khối vào năm 2035 – gấp 3 lần sản lượng của Nga hiện tại.
    [​IMG]

    Sản lượng khí đốt sẽ biến động cùng chiều với giá

    Mới đây, Đức cũng cho thấy triển vọng sử dụng khí đối tự nhiên sẽ tăng mạnh khi đóng cửa 17 lò phản ứng hạt nhân.​

    Ước tính của IEA cho thấy dự trữ khí đủ để duy trì mức sản xuất hiện tại trong hơn 250 năm. Không giống như dầu, vốn tập trung nhiều tại khu vực dễ bị tổn thương chính trị như Trung Đông, lượng khí được phân bổ rộng khắp nơi đã tạo nên ưu thế nhờ triển vọng an ninh năng lượng.​

    Thị trường khí đốt tự nhiên đang ở giữa cuộc cách mạng năng lượng cho tương lai. Tại Mỹ, nhiều công nghệ hiện đại đã được ứng dụng để tăng sản lượng khai thác tại những mỏ khí đá phiến khổng lồ trải dài từ Texas đến Pennsylvania. Những kỹ thuật mới cũng được ứng dụng tại những nước khác, nơi có dự trữ khí đá phiến khổng lồ như Trung Quốc.

    Theo IEA, trong vòng 25 năm tới, 40% tăng trưởng sản lượng khí sẽ đến từ những loại khí không thông thường. Tuy nhiên, cơ quan này cũng cảnh báo, dù tương đối sạch hơn so với than đá, khí đốt thiên nhiên vẫn là năng lượng hóa thạch. Việc sử dụng nhiên liệu này sẽ dẫn đến tăng lượng khí nhà kính thải ra – nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu.
    Nguồn Gafin
     
  2. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Công nghiệp khí ngày càng vững mạnh

    TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CAO

    Trong những năm qua, PV Gas luôn có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao: giai đoạn 2008-2012 đạt hơn 30%/năm doanh thu năm 2012 gần bằng 3 lần năm 2008. Hiện nay, doanh thu hàng năm của PV Gas chiếm khoảng 10% tổng doanh thu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, bằng 2,5% GDP cả nước.





    [​IMG]
    Kho cảng Thị Vải nơi xuất nhập hàng hóa của PV Gas.
    PV Gas hiện đang cung cấp khí cho 11 nhà máy điện, 2 nhà máy đạm và nhiều hộ công nghiệp (năm 1995 chỉ có 1 nhà máy điện), góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

    Bên cạnh đó, PV Gas đã bảo đảm nguồn nguyên, nhiên liệu khí đầu vào để sản xuất hơn 40% tổng sản lượng điện quốc gia, 70% nhu cầu đạm cả nước, đáp ứng hơn 60% nhu cầu khí hóa lỏng toàn quốc. Cùng với 2 nhà máy sản xuất ống thép và bọc ống đang vận hành, PV Gas có thể đáp ứng 100% nhu cầu ống thép dầu khí và bọc ống trong nước.

    Lũy kế tính từ ngày thành lập đến nay, PV Gas đã cung cấp hơn 70 tỷ m3 khí khô, 7 triệu tấn LPG, doanh thu đạt hơn 280.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt gần 60.000 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 33.000 tỷ đồng.

    VÀO TOP THƯƠNG HIỆU MẠNH

    Sau 22 năm hình thành và phát triển, PV Gas đã xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh về lĩnh vực khí, từ thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ đến phân phối với tổng tài sản gần 3 tỷ USD. Để phát triển bền vững, PV Gas đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung đầu tư vào lĩnh vực thu gom, nhập khẩu, tàng trữ và phân phối khí.

    Từ nay đến 2020, PV Gas sẽ hoàn thành và đưa các dự án vào hoạt động: Dự án khí Lô B - Ô Môn đưa khí về miền Tây Nam bộ (công suất hơn 6 tỷ m3 khí/năm), hoàn thành năm 2015-2016; Dự án khí Nam Côn Sơn 2 đưa khí về miền Đông Nam bộ (công suất trên 2 tỷ m3khí/năm), hoàn thành năm 2015; Dự án nhập LNG để bổ sung nguồn khí thiếu hụt trong nước: hoàn thành dự án thứ nhất tại Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) với công suất 1 triệu tấn LNG/năm vào năm 2015, dự án tiếp theo tại Bình Thuận với công suất 3-6 triệu tấn LNG/năm hoàn thành năm 2017-2018; Kho LPG lạnh tại Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu): công suất 60.000 tấn/năm, hoàn thành năm 2012; Dự án Thăng Long Đông Đô, Hàm Rồng Thái Bình, Nhà máy xử lý khí Cà Mau: lần lượt hoàn thành năm 2013-2015.

    Chặng đường xây dựng và phát triển 22 năm của PV Gas với những bước đầu tiên đầy khó khăn, thử thách đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Ghi nhận những thành tựu của PV Gas đã đạt được, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Bộ Công thương, PVN và các ngành, các cấp, các địa phương đã tặng thưởng cho Tổng công ty nhiều danh hiệu, trong đó, phần thưởng cao quý nhất là Huân chương Độc Lập hạng Ba. “Trong thời gian tới, định hướng chiến lược của PV Gas là phát triển trở thành một trong những đầu tàu trong nền kinh tế, vươn ra thị trường quốc tế để có tên trong các thương hiệu khí mạnh của châu Á, ông Đỗ Khang Ninh, Tổng Giám đốc PV Gas cho biết.
    BR-VT
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15
  3. dinhtunglam.kl

    dinhtunglam.kl New Member

    Tham gia ngày:
    31/12/12
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Dự báo đến khoảng 2035 hết khí đốt tự nhiên rồi :D Nhu cầu tăng thì càng khổ.
     

Chia sẻ trang này