Có rất nhiều phàn nàn cho cả hai type người bắc và nam trong công việc hàng ngày, phong cách quản lý và các cư xử trong cuộc sống. Anh em cùng chia sẻ vấn đề vùng miền trong công việc và cuộc sống Một ví dụ nhỏ: Manager nói với nhân viên: em đóng cho anh cái đinh lên tường Miền nam : bụp - xong - Anh còn gì kêu em làm không Miền bắc Tại sao anh lại đóng đinh không dùng ốc vít à tại sao anh dùng đinh ngắn thế phải dài hơn tại sao anh lại nói em đóng lẽ ra phải cậu B theo em đóng buổi sáng cho đỡ ồn vân vân và vân vân Cách tiếp cận tốt nhất Bụp- Xong - Theo em lần sau anh nên dùng đinh ngắn hơn etc Hãy làm việc ngay lập tức như miền nam và sau đó tư duy trừu tượng như miền bắc là cách tốt nhất để phối hợp mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của hai miền Nguồn: ST
Góp vui với anh em mẫu chuyện về văn hóa và tư duy kinh doanh giữa các vùng miền ở Việt Nam Lâu nay ae hay nghe nói tới văn hóa vùng miền và thường phân biệt người miền này, miền kia. để giúp các bạn hiểu rõ vấn đề, câu chuyện sau đây sẽ cung cấp cho chúng ta thêm một số thông tin. Chuyện kể rằng ngày xưa, cái ngày cách đây cũng khá lâu rồi, tự nhiên trên trời rơi xuống nước ta 3 con quái vật. mỗi con rơi mỗi vùng. 1/Con thứ nhất rơi xuống Hồ Hoàn Kiếm giữa lòng thủ đô Hà Nội, ngay khi nhận được tin báo, UBND TP triệu tấp cuộc họp bất thường, giữa lãnh đạo của các tỉnh phía Bắc với nhau. đại hội diễn ra với tinh thần làm việc cực kỳ hăng say và nghiêm túc, sau một tuần làm việc căng thẳng, cuối cùng đại hội đưa ra quyết định.... lập tờ trình để báo cáo lên chính phủ, xin ý kiến chỉ đạo. 2/Con thứ hai rơi xuống Quận 1, là Quận trung tâm của TP HCM, cũng như thường lệ, khi nhận được tin báo UBND TP triệu tập cuộc họp giữa các cấp lãnh đạo của TP, sau một ngày tham khảo các ý kiến của các vị đại biểu, Đại hôi đưa ra quyết định cuối cùng là, cho xây tường bao quanh con Quái vật và lập đội bảo vệ, cho khách thập phương và Du Lịch tới tham quan... để thu vé... 3/Con thứ 3 rơi xuống Tp Cần Thơ, TP trung tâm của các tỉnh miền tây của tổ quốc. cũng như mọi hôm, khi có tin báo UBND Tp Cần Thơ triệu tập giữa đại biểu các tỉnh MIền Tây, ngay sau buổi sáng họp xong các đại biểu đều nhất trí cho rằng, lâu nay chúng ta chỉ nhậu toàn với lợn gà... chán rùi, nay có con quái vật này chắc thịt ngon lắm, thế là cuối cuộc họp các đại biêu đều nhất trí với ý kiến mổ thịt con quái vật để nhậu...
Sự Khác Biệt giữa Gái Miền Nam Và Gái Miền Bắc Gái miền nam nó yêu mình, mình là ông chủ. Đúng kiểu xuất giá tòng phu. Mình đi làm vất vả về muộn, say xỉn, nó chạy ra ngọt ngào: anh đi làm về có mệt không. Anh ăn gì, uống gì. Gái bắc, nó yêu mình, nó sở hữu mình luôn. Đi làm về muộn 15 phút, mặt nó như cái mâm. Gái nam mình xỉn, nó chăm mình nôn mửa các kiểu Gái bắc mình xỉn, nó gọi đt cho bạn mình để kiểm tra đi đâu, mình xỉn, nôn mửa, thì kệ mình Gái nam nó không đòi hỏi nhiều trách nhiệm. Yêu và cưới tự nhiên như không. Con gái bắc, mình cầm tay nó là nó coi như mình có trách nhiệm với nó cả đời. Thế mới tệ chứ. Gái miền nam gần như không có khái niệm bình đẳng giới. Gái bắc thì lại bình đẳng quá. Nhiều khi không biết ai là tướng trong gia đình. Gái bắc mà có chồng tòng teng, nó cắt ... luôn. Cắt xong rồi ngồi khóc hu hu. Gái nam mà có chồng tòng teng. Nó đến phang con kia bét nhè luôn. Xong về nhà vẫn thờ chồng như một, chả vấn đề gì. Gái bắc mà ko hài lòng về chồng, ví dụ chồng lăng nhăng. Đến cơ quan kể um với chị em đồng nghiệp. Chị em xúm lại “Bỏ mẹ nó đi, cần đ’o gì”. Bình đẳng giới mà Gái nam thì không có khái niệm không hài lòng về chồng. Nhưng gái nam, nó là bồ mình, nó là vợ mình, mình phải lo cho nó đến tận răng. Tức là mình làm ăn ngày càng phải tấn tới. Mình sa cơ lỡ vận, nó chạy luôn. Gái bắc, mình sa cơ, nó đi bán rau, bán cháo để nuôi mình Cà phê: Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn Sài Gòn: Đt Cafe + ít sữa + đá + đá + đá … + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng … chan vào cafe uống ? hết lại có thêm (không cần xin) Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc Ăn trưa: Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền Gọi điện ngoài đường: Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại - cho cả thế giới biết bạn là ai Cảm ơn: Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn Cơn mưa: Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng Ăn mặc: Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ Xe máy: Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ Giao thông: Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái Trà đá: Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí Ăn phở Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc *a Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê Nguồn: ST
Người miền Nam vốn bộc trực, tính tình phóng khoáng, họ chỉ tức lên và chửi ngay khi đó mà thôi. Nếu bạn đi chợ tại miền Bắc, bạn phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bị ăn chửi nếu như hỏi giá rồi mà không mua, thậm chí vào quán ăn cũng bị nghe mắng chửi, đi đường không cẩn thận mà va vào người khác thì cũng sẵn sàng bị chửi. Lạ một điều là khi có những cãi cọ như vậy, những người xung quanh hoàn toàn thờ ơ, coi như không có chuyện gì xảy ra. Trong giao tiếp, người miền Nam có “chửi” chứ không hề “bới”. Có câu chuyện dân gian tôi nghe được từ những con người miền Bắc về người phụ nữ chửi hàng xóm ăn trộm gà như sau: “Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho chúng mày biết: Con gà nó ở nhà bà là con gà. Nó bị bắt trộm về nhà mày thì thành con cú, con cáo, con thành đanh mỏ đỏ, nó sẽ mổ mắt, xé xác ông, bà, cha, mẹ, vợ , chồng, con cái nhà mày đấy”. Thật đáng sợ cho người miền Bắc, không chửi thì thôi, đã chửi là phải đem cả "tông ti họ hàng" lên chửi, một giọng chửi rất chua ngoa. Trong xã hội người miền Bắc, nhiều khi bố mẹ chửi bậy hơn cả con cái. Thử hỏi, những đứa trẻ được lớn lên trong môi trường như thế này thì là sao chúng có thể không bị ảnh hưởng và phát triển nhân cách một cách toàn diện được. Trong cách xưng hô với gia đình, học sinh miền Nam dù họ có hư, láo hỗn ở bên ngoài xã hội như thế nào đi chăng nữa thì khi về gia đình họ vẫn ngoan ngoãn, lễ phép “gọi dạ bảo vâng”. Còn một số thanh niên người miền Bắc thường xưng hô với bố mẹ bằng “ông bà già”, đó là một cách xưng hô hết sức phản cảm. Trong môi trường giáo dục, cách xưng hô thầy và trò giữa hai miền đã thể hiện sự khác nhau rõ rệt. Ở miền Nam chỉ có cách xưng hô duy nhất đó là "cô (thầy) và các con". Cách xưng hô này xuất phát từ một trách nhiệm nữa ngoài trách nhiệm giảng dạy của người thầy, đó là trách nhiệm của người mẹ, là tình cảm lớn lao. Giáo viên Mầm non đến trường ngoài việc dạy cho trẻ những kiến thức tổng hợp còn phải chăm sóc các con như ăn, uống, tắm, giặt. Giáo viên các cấp thì không chỉ dạy về kiến thức mà còn phải biết lo cho đời sống tâm tư, tình cảm của các em. Thế nhưng, người miền Bắc thì khác, có muôn vàn cách xưng hô giữa giáo viên và học sinh như: "tôi và các anh, các chị", thậm chí có những ông thầy thô thiển tới mức nói luôn là "tao và mày". Trong cách giao tiếp, người miền Nam luôn tỏ ra thoải mái và thiện chí hơn, còn người miền Bắc thì không thể lường trước được họ như thế nào. Có thể trong cách cư xử họ rất cởi mở, nồng hậu nhưng họ cũng có thể quay mặt lại và “chửi” người khác bất cứ lúc nào. Quả thực, người miền Nam có thể bị lúng túng trong cách cư xử “con dao hai lưỡi” của người miền Bắc. Có những điều trên phải chăng do người miền Bắc thiếu kiềm chế, cái tôi lớn hơn người miền Nam, ở đây tôi chỉ chú trọng khi nói về lớp trẻ. Điều này có nguyên nhân do phương pháp giáo dục của người miền Bắc khác cách giáo dục của người miền Nam? ST