Hệ Số ma sát

Thảo luận trong 'Pipeline Chuyên ngành Đường ống, Riser Jtube' bắt đầu bởi maicohoi, 9/10/12.

  1. maicohoi

    maicohoi Member

    Tham gia ngày:
    7/8/12
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    6
    Liên quan đến tính hệ số ma sát dịch chuyển ngang mà dịch chuyển dọc đường ống dưới đáy biển..các bác có thể giúp đỡ tính toán hệ số này hoặc có tài liệu nào liên quan gởi cho em tham khảo với.@-)
     
  2. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Về hệ số ma sát (friction coefficient) tính toán trong hạ thủy, kéo trượt, lực tác dụng lên fender/ cầu cảng khi sà lan áp vào cảng, anh em có thể tham khảo từ các nguồn sau:
    1. Table 3-2 Upper bound design friction coefficients, DNV-OS-H201, Load transfer operation, Sec.3 – Page 20
    2. Table in Sec. 14.8 doc No. 0013/Rev.3 Guideline for load out page 24 (Noble Denton).
    3. Table 14.2, Chapter 14, Hanbook of Offshore engineering, page 1084

    Bạn maicodoi tham khảo chi tiết ở link bên dưới về hệ số ma sát:
    http://offshore.vn/threads/673?aunching-Jacket&p=2149#post2149
     
    Last edited by a moderator: 16/11/15
  3. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Maicohoi đang hỏi về hệ số ma sát giữa đáy biển và đường ống mà Admin. Bạn Maicohoi vào xem tiêu chuẩn DNV RP E305 (cũ) và DNV RP F109 (mới) để tra cứu hệ số này nhé.
     
  4. maicohoi

    maicohoi Member

    Tham gia ngày:
    7/8/12
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    6
    Hệ số ma sát qui định trong 2 tiêu chuẩn đó như file đính kèm...
    "''
    Tuy nhiên em vẫn chưa hiểu ..đối với dịch chuyển ngang (lateral) thì hệ số ma sát phải khác dịch chuyển dọc đường ống( axial / longitudinal) tuy vay trong hai tiêu chuẩn này chỉ qui định hệ số ma sát chung giữa đường ống và đáy biển..
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15
  5. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Maicohoi, hệ số ngang (lateral) hay dọc (longitudinal) thì đều là hệ số ma sát trượt cả và lấy như nhau. Tuy nhiên trong F109, yếu tố ảnh hưởng do ống bị lún (settlement) đã được kể đến trong tính ổn định theo phương lateral. Bạn nên tính theo tiêu chuẩn mới này sẽ đạt được kết quả tin cậy hơn.
     
  6. maicohoi

    maicohoi Member

    Tham gia ngày:
    7/8/12
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    6
    Cảm on bác BrianNG tuy nhiên theo mình nghĩ hệ số ma sát ngang (lateral) và hệ số ma sát dọc (longitudinal) là khác nhau hoàn toàn như qui định trong tiêu chuân DNV RP 113 bảng 4-1 thì hệ số ma sát ngang cho đất sét nằm trong khoảng 0.2-1.0 còn hệ số ma sát dọc trục nằm trong khoảng 0.2-0.5..
     
  7. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Hi Maicohoi, mình vẫn bảo lưu quan điểm là hệ số ma sát trượt giữa đường ống & soil về bản chất là 1 giữa phương dọc và ngang trục đường ống. Tuy nhiên do bản chất của motion của đường ống trong quá trình làm việc giữa 2 phương có sự khác nhau do yếu tố lún nên nếu không kể đến tính toán chi tiết đó người ta phải calibrate các hệ số ma sát này cho phù hợp. Ngoài ra bạn đang quan tâm đến tính toán nào thì hãy tham chiếu đến tiêu chuẩn đó để tính chứ không nên tham chiếu đến tiêu chuẩn khác. Ví dụ F109 là tính on-bottom stability còn F113 là pipeline subsea repair thì trừ khi trong F109 nó nói bạn refer to F113 để tra cứu hệ số ma sát nếu không bạn phải áp dụng đúng các hệ số và công thức tính trong F109 để làm bài toán này. Chốt lại là không nên lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia dễ dẫn đến sai lầm.
     
  8. maicohoi

    maicohoi Member

    Tham gia ngày:
    7/8/12
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    6
    Bài toán mình đang thiết kế là Local buckling check..theo tiêu chuẩn DNV F110 tuy nhiên trong tiêu chuẩn này không nói rõ hệ số ma sát.
    "Hệ số ma sát không phải là một đại lượng có đơn vị, nó biểu thị tỉ số của lực ma sát nằm giữa hai vật trên lực tác dụng đồng thời lên chúng. Hệ số ma sát phụ thuộc vào chất liệu làm nên vật" tuy nhiên tham khảo nhiều tài liệu trong đường ống thì 2 hệ số này vẫn khác nhau và 2 pp tính hoàn toàn tách biệt..và nói không rõ ràng ví dụ như OTC 19589 hay BS 8010 part 3
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/10/12
  9. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Theo mình hiểu thì bạn Maicohoi đang làm bài toán local buckling & gloabl buckling analysis for high pressure/high temperature pipeline? Theo hiểu biết của mình thì Abaqus là phần mềm phù hợp để làm các bài toán này.
     
  10. maicohoi

    maicohoi Member

    Tham gia ngày:
    7/8/12
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    6
    Nếu bác có bản crack gởi em tham khảo với...thanks bác trước nha
     
  11. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Bạn Maicohoi ra đường Tôn Thất Tùn Q3 có bán đấy. Phần mềm này vì là phần mểm FEA nên chạy nặng và hơi khó cài một tý.
     
  12. Pipeline

    Pipeline New Member

    Tham gia ngày:
    12/11/13
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Hệ số ma sát ngang dọc thì đều giống nhau. Tuy nhiên mình chưa hiểu câu trả lời của BrainNg nói là có kể đến yếu tố settlement, nếu ý bạn là hệ số ma sát trong F109 có kể tới yếu tố settlement là không chính xác. Settlement chi ảnh hưởng tới sức khác thụ động của đất tác dụng lên đường ống (passive resistance).:) và trong F109 hay E 305 đều kể tới nó. nhứng F109 rõ ràng hơn. một chú ý nữa là passive resistance trong hai tiêu chuẩn này chỉ tính cho phương lateral
     

Chia sẻ trang này