Sáng ngày 22/3/2013, đúng 10 giờ 30 phút tại cảng Vietsopvetro, Xí nghiệp Xây lắp Khảo sát & Sửa chữa Công trình Khai thác Dầu khí đã hạ thủy thành công chân đế Thăng Long, đưa xuống sà lan tự phóng Vietsopetro-05 bằng phương pháp kéo trượt. Dự án chân đế Thăng Long là một trong hai công trình chân đế giàn Thăng Long – Đông Đô, thuộc dự án phát triển mỏ Thăng Long – Đông Đô của chủ đầu Công ty điều hành chung Lam Sơn. Chân đế có chiều dài 74m, với tổng trọng lượng 3.289 tấn, được lắp đặt tại lô 01/97 và 02/97 ở bồn trũng Cửu Long thuộc thềm lục địa nam Việt Nam. Chân đế Thăng Long Đây là những công trình khai thác dầu và khí được thực hiện ở vùng mỏ có độ sâu mức nước từ 70m với tiến độ thi công rất chặt chẽ. Tuy nhiên với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Xí nghiệp Xây lắp cùng sự lao động hăng say của tập thể cán bộ công nhân đội dự án công trình chân đế Thăng Long, đã rút ngắn thời gian thi công một tháng. Chân đế Thăng Long hoàn thành xây dựng trên bờ vượt kế hoạch được giao đảm bảo an toàn, chất lượng góp phần giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho chủ đầu tư và đơn vị thi công. Như vậy, với việc hạ thủy thành công chân đế Thăng Long cùng với những công trình trước đó, một lần nữa khẳng định sự vượt bậc của tập thể CBCNV Xí nghiệp Xây lắp – Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro về khoa học – kỹ thuật - công nghệ, đã làm chủ hoàn toàn từ khâu thiết kế đến thi công hoàn thiện giàn khai thác nước sâu. Công trình này cũng là minh chứng thể hiện tinh thần dám nghĩ dám làm của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân Xí nghiệp Xây lắp, Khảo sát và Sửa chữa các Công trình Khai thác Dầu khí. Theo T. Thanh (Petrotimes)
Đúng 5 giờ 55 phút ngày 2 tháng 4 năm 2013 chân đế Thăng Long của chủ đầu tư Lam Sơn JOC đã phóng (launching) thành công xuống biển bằng sà lan Vietsovpetro – 05. Cùng ngày, với sự hỗ trợ của tầu kéo, tầu cẩu, thiết bị khảo sát ngầm - ROV… đội quản lý dự án Thăng Long của Vietsovpetro đã lắp đặt chân đế vào đúng vị trí và cơ bản thực hiện xong công tác lắp đặt. Việc thực hiện thành công công tác thi công biển chân đế Thăng Long với độ sâu trên 70 m nước bằng phương pháp tự phóng Launching đã khẳng định việc làm chủ công nghệ lắp đặt chân đế siêu trường siêu trọng bằng phương pháp mới trên đảm bảo An toàn-Tiến đô-Chất lượng- Hiệu Quả. Sau khi hoàn thành việc lắp đặt chân đế Thăng Long, xí nghiệp Xây Lắp tiếp tục hạ thủy và lắp đặt chân đế Đông Đô. Một số hình ảnh trong lúc phóng chân đế Thăng Long: (From VSP)
Xem bức ảnh thứ 5 từ trên xuống thấy có 2 cái phao hình như không làm việc. Có phải là nó chỉ phục vụ cho quá trình launching hay là để dự phòng? Anh em nào tham gia trực tiếp dự án hoặc biết về vấn đề trên xin giải thích giùm ?@_@?
Thanks bác Noname, những hình ảnh độc. Chân đề giàn Thăng Long, do PVE thiết kế cùng với sự hợp tác của chuyên gia. Đây được coi như một mốc quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành trong lĩnh vực thiết kế ctb ở Việt Nam Cùng với việc offshore intall thành công hoàn toàn bằng phương tiện và con người OCD, đây như một minh chứng sáng giá cho sự nghiệp phát triển ngành ctb Việt Nam (từng bước làm chủ hoàn toàn công nghệ thiết kế thi công và chế tạo chân đế Jacket/WHP khai thác dầu khí). Nhân đây cũng xin ACE trực tiếp tham gia thi công lắp đặt giàn này chia sẽ những vướng mắc về thiết kế và bản vẽ thể hiện trong quá trình thi công nhằm giúp ACE khác đang công tác trong lĩnh vực thiết kế ctb ở trong nước có thêm kinh nghiệm và thiết kế tốt hơn nữa những dự án tương tự trong tương lai. Cheer
Dư là dư thế nào. Ngoài tính toán cái này ko chỉ là yêu cầu về lực nổi mà còn phải đảm bảo mudline clearance khi hạ thủy và upending nữa
Đại ca Ocean_boy ơi, khi lauching (phóng) xuống biển mà nó tự ổi lên lại được thì tức là khi uppending, dự trữ nổi (reserve bouyancy) cũng sẽ ổn. Hơn nữa lại sử dụng phương pháp Uppending bằng cẩu ở trong nước.
Mỏ Thăng Long - Đông Đô đón dòng dầu thương mại đầu tiên (PetroTimes) – Vào lúc 6 giờ 6 phút 6 giây chiều 6/6/2014, mỏ Thăng Long – Đông Đô đón dòng dầu thương mại đầu tiên (First Oil) sau 11 năm Lam Sơn JOC tiến hành công tác tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ tại lô 01/97 và 02/97 thuộc bể trầm tích Cửu Long. Và dòng dầu đầu tiên đã về đến tàu FPSO PTSC Lam Sơn vào lúc 23 giờ 30 phút tối cùng ngày, khí đã đốt ở flare lúc 23 giờ 46 phút. Vậy là sau 24 tháng (thiếu 1 ngày) kể từ ngày ký hợp đồng (7/6/2012 - 6/6/2014) giữa Lam Sơn JOC và PTSC thì tàu FPSO PTSC Lam Sơn đã được đưa vào khai thác và đón dòng dầu đầu tiên. Đây là cột mốc kỷ lục, chỉ sau 9 ngày từ khi kết thúc công tác lắp đặt đấu nối (OIC). Dòng dầu đầu tiên về đến tàu FPSO PTSC Lam Sơn vào lúc 23 giờ 30 phút tối 6/6/2014Mỏ Thăng Long – Đông Đô được phát hiện tại lô 01/97 và 02/97 thuộc bể trầm tích Cửu Long, cách vùng biển Vũng Tàu 160 km về phía Đông do Lam Sơn JOC làm chủ đầu tư và là nhà điều hành. Kế hoạch phát triển mỏ Thăng Long – Đông Đô bao gồm 2 giàn (WHP) và một kho nổi chứa, xử lý và xuất dầu (FPSO). Giàn Thăng Long và giàn Đông Đô do Công ty Cơ khí Hàng Hải (PTSC MC), đơn vị thành viên của PTSC làm tổng thầu từ thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) đến vận chuyển và lắp đặt giàn ngoài khơi (T&I). Đồng thời, PTSC còn là nhà cung cấp FPSO PTSC Lam Sơn cho dự án phát triển mỏ Thăng Long – Đông Đô. Dự án phát triển mỏ Thăng Long – Đông Đô cho dòng dầu thương mại sẽ bổ sung sản lượng dầu hằng năm cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Hợp đồng phát triển mỏ ký từ năm 2003, và trong suốt 11 năm qua có rất nhiều thách thức, khó khăn trong qua trình phát triển mỏ. Tuy nhiên, bằng quyết tâm rất cao của Tập thể người lao động nhà điều hành Lam Sơn JOC, các nhà thầu dịch vụ PTSC, PVD cùng các đối tác thì mỏ đã cho dòng dầu thương mại đầu tiên theo như dự kiến. Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang, TGĐ Lam Sơn JOC Phùng Đắc Hải và Phó TGĐ Petrovietnam Nguyễn Vũ Trường Sơn trên giàn Thăng Long ngày 5/6/2014Công trình này đã khẳng định trình độ, năng lực của các đơn vị thành viên của Petrovietnam. Việc mỏ Thăng Long – Đông Đô đưa vào khai thác thương mại có ý nghĩa quan trọng trong việc đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. Đồng thời, trong giai đoạn có nhiều căng thẳng trên Biển Đông thì mỏ Thăng Long – Đông Đô rất có ý nghĩa về mặt chính trị, góp phần khẳng định chủ quyền tổ quốc trên Biển Đông.