Hạ thủy khối chân đế bằng phương pháp kéo trượt (kidding)

Thảo luận trong 'Hình ảnh thực tế' bắt đầu bởi admin, 27/3/13.

  1. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Hạ thủy khối chân đế bằng phương pháp kéo trượt (skidding) là phương pháp sử dụng các hệ thống thiết bị chuyên dụng (crewler crane, push-pull system; skid shoes with hydraulic jack; strand jack hydraulic system; skidding beam, slidding Chanels) để kéo trượt khối chân đế từ vị trí chế tạo xuống xà lan vận chuyển (barge transport). Phương pháp này hiện nay đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới để thi công hạ thủy các khối chân đế có quy mô lớn về trọng lượng và kích thước, đồng thời hạ thủy bằng phương án này thích hợp với phương án thi công đánh chìm khối chân đế bằng phương pháp tự phóng (launching). Các phương tiện/thiết bị và cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ cho công tác hạ thủy bao gồm: hệ thống đường trượt nổi (skid way) được xây dựng kiên cố, sức chịu tải đủ lớn để đỡ toàn bộ khối chân đế trong quá trình chế tạo và kéo trượt hạ thủy, hệ thống dầm trượt trên sà lan (skid beam) được xây dựng trên sà lan vận chuyển (launching barge), hệ thống bờ cảng, tường cảng đảm bảo khả năng chịu lực trong quá trình hạ thủy, hệ thống các thiết bị phục vụ công tác skidding (strand jack system, skid shoes with haydraulic jack…).

    a. Phạm vi áp dụng
    - Phương pháp này áp dụng để hạ thủy các khối chân đế có quy mô lớn (trọng lượng/kích thước lớn).
    - Áp dụng cho các chân đế có biện pháp thi công đánh chìm bằng phương pháp tự phóng (launching).
    - Áp dung cho các bãi lắp ráp có hệ thống đường trượt nổi (skidway), khu vực bờ cảng, tường cảng có sức chịu tải lớn và khu cảng có đô sâu nước, luồng lạch đảm bảo cho các sà lan vận chuyển (launching barge) có thể hoạt động được.
    - Áp dụng cho các khu vụ bãi lắp ráp có đầy đủ các hệ thống thiết bị, nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp đáp ứng khả năng thi công vận hành trong quá trình kéo trượt.
    b. Ưu điểm
    - Đây là phương pháp hợp lý nhất được sử dụng để hạ thủy các khối chân đế
    nước sâu có quy mô lớn siêu trường siêu trọng.
    - Thiết bị sử dụng tương đối thông dụng và an toàn.
    - Công tác vận hành thực hiện quá trình hạ thủy dễ kiểm soát, an toàn.
    - Khả năng hạ thủy các khối chân đế có quy mô lớn cho vùng biển nước sâu rất kinh tế.
    c. Nhược điểm
    - Phải đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, bến bãi, hệ thống đường trượt, cầu cảng và các trang thiết bị hiện đại khác phục vụ cho quá trình thi công chế tạo trên bờ và hạ thủy rất phức tạp và tốn kém.
    - Phải đào tào nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng khả năng điều hành và thực hiện công tác hạ thủy.
    - Tính toán nhiều bài toán phúc tạp
     
    Last edited by a moderator: 18/11/15

Chia sẻ trang này