Hạ thủy chân đế bằng phương pháp phóng (launch) ngay tại cảng

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi adata, 11/11/16.

  1. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Giới thiệu tới mọi người phương pháp hạ thủy bằng phương thức phóng Jacket xuống nước ngay tại cảng bãi chế tạo, không dùng bất kỳ sà lan nào từ lúc hạ thủy cho tới khi lắp đặt biển xong.
    1. Ảnh đính kèm cho hệ thống rocker arm và skidway trên bãi chế tạo.
    2. Cơ bản: Chân đế sau khi hoàn thành chế tạo được kéo xuống cuối đường trượt. Sau đó đính với ponton ở một đầu. Tiếp tục đẩy Jacket tới khi tự phóng xuống nước. Jacket được vận chuyển (không cần sà lan) bằng cách kéo trên biển (wet towing) tới vị trí lắp đặt. Tiếp tuc bơm nước dằn vào ponton để chân đế xoay thẳng đứng. Cuối cùng là bơm dằn vào ống chính Jacket để tiếp đáy. Đóng cọc.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 10/3/17
    BrianNg and Locnapoli like this.
  2. DocCoCauBai

    DocCoCauBai Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    22/1/13
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Rocker Arm?
     
  3. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Pp hạ thủy chân đế này chưa từng thực hiện ở Việt nam, thậm chí là trong ý tưởng và trong bài giảng.
     
  4. DocCoCauBai

    DocCoCauBai Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    22/1/13
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Vận chuyển bằng ponton, lý thuyết phần này có trong môn học thi công 1 nhé.
     
  5. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Tuyệt vời! Phương pháp này mà có thể thực hiện thì sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho sà lan vận chuyển, sea-fastening, thời gian thi công trên biển, etc. tính ra it cũng phải vài trẹo Obama nhỉ Adata nhỉ? Tiếc là ở VN chắc hiện tại chưa có 1 cảng nào đủ sâu để làm theo cách này. Cảm ơn Adata đã share nhé.
     
  6. Long Le Dinh

    Long Le Dinh Guest

    Bác Adata giải thích thêm với những điều kiện nào thì phương án này mới áp dụng được và cho ví dụ một dự án cụ thể? Mình chưa từng ghi nhận một dự án nào làm như vậy vì nó ko safe, mặc dù về mặt kỹ thuật hoàn toàn khả thi.
     
  7. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Điều kiện là chẳng có điều kiện gì . Rất nhiều Jackets đã xây dựng theo phương pháp này ở Baku từ cách đây khoảng 30 năm, và một số bác tham gia đang làm việc ở VSP cho phía Nga.
    Mình tính sơ sơ với điều kiện độ sâu nước ở bãi OCD VSP thì có thể hạ thủy cho Jacket dài khoảng 90m trở lại, khối lượng dưới 10000 MT. Tiết kiệm được nhiều thứ và cũng tốn khá vật liệu để chế tạo Flotation tank(s).
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/12/16

Chia sẻ trang này