Giảng viên quản lý dự án dầu khí

Thảo luận trong 'QLDA CTB – MANAGEMENT OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi SPE, 30/8/12.

  1. SPE

    SPE New Member

    Tham gia ngày:
    30/8/12
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào các bác,

    Em là lính mới vào nghề, muốn đi học quản lý dự án về dầu khí ở Hà Nội và muốn các anh giới thiệu cho bác giảng viên nào có kinh nghiệm và dạy hay về quản lý dự án dầu khí.

    Cảm ơn các bác!
     
  2. CTBVN

    CTBVN New Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào SPE,

    Quản lý dự án dầu khí ở VN theo tôi biết chưa có chỗ nào chuyên đào tạo cả. Bạn có thể học về quản lý dự án xây dựng nói chung rồi tự tìm hiểu thêm các quy định pháp luật về dầu khí để áp dụng cũng được. Cái này ở HN có thể liên hệ với khoa Kinh tế của Đại học Xây dựng để mở lớp. Các giảng viên này chuyên sâu chủ yếu về các vấn đề pháp lý trong quản lý dự án. Về kỹ thuật quản lý dự án thì các thầy ở đây cũng khá do có tham gia làm tư vấn nhưng chủ yếu ở các lĩnh vực khác ngoài dầu khí.

    Như tôi thấy thì đào tạo quản lý dự án nói chung ở VN còn một khoảng cách với khu vực và thế giới do cách tiếp cận hơi nặng về các vấn đề pháp lý (do liên quan đến quản lý vốn Nhà nước) mà còn xem nhẹ về khoa học và kỹ thuật quản lý cũng như các chiêu thức để tăng hiệu quả của dự án.

    Trong ngành Dầu khí, theo quan sát của tôi thì các anh các bác nhà mình làm quản lý dự án đa số trưởng thành từ thực tế, vừa làm vừa tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thôi. Một số bác được đào tạo cơ bản ở nước ngoài đúng chuyên ngành quản lý dự án cũng như một số anh em sau khi lăn lộn học và làm việc ở nước ngoài về làm dự án dầu khí trong nước thì phát triển khá tốt nhưng cũng hay than phiền ở nhà mình sao nó khó quá, chả giống với lý thuyết và cách thức quản lý dự án theo thông lệ.
     
  3. SPE

    SPE New Member

    Tham gia ngày:
    30/8/12
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào bác CTBVN,

    Cảm ơn bác đã có những tư vấn, chia sẻ rất chân thành.

    Đúng là mới vào em thấy cái gì cũng muốn học, những chưa biết nên bắt đầu tư đâu để có hệ thống và tiết kiệm được thời gian. Kể mà gặp được bậc cao nhân trong nghề thì học sẽ nhanh hơn nhiều.

    Cảm ơn bác nhiều, em sẽ làm theo gợi ý của bác.
     
  4. CTBVN

    CTBVN New Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Về quản lý dự án đầu tư xây dựng (nhất là về đấu thầu) thì ở HN có ông Ngô Minh Hải ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư dạy rất hay, kinh nghiệm thực tế cũng nhiều. Bạn có thể liên hệ để mở lớp hoặc xin học ghép với các khóa đào tạo khác của ông này. ĐT: 0903292111, email: mhai@mpi.gov.vn
     
  5. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Theo như thông tin được biết thì hiện nay không có trường nào đào tạo về Quản lý dự án dầu khí (kể cả ở nước ngoài?). Ngay cả PMI và sau này là ISO thì cũng chỉ đào tạo quản lý theo "chuẩn" chung, và áp dụng vào cho các chuyên ngành khác nhau hoặc sau khi đào tạo theo chuẩn thì bổ sung thêm kiến thức chuyên ngành/học hỏi kinh nghiệm qua quá trình làm việc, tích lũy qua thực tế tham gia các dự án.

    Ở Việt nam, phải công nhận là thực trạng đào tạo QLDA ở các trường còn rất ít và hạn chế, QLDA chưa thực sự trở thành một ngành và được đào tạo chuyên sâu. Tuy nhiên, nhằm đáp ứng nhu cầu đang gia tăng hiện nay, một vài trường đã bắt đầu đào tạo về lĩnh vực này như:

    - Đại học Xây dựng Hà Nội: dạy môn quản lý dự án tại Khoa xây dựng dân dụng và công nghiệp cho sinh viên trình độ đại học và các khoa khác ở trình độ cao học. Ngoài ra còn có tổ chức các chương trình đào tạo quản lý dự án cấp chứng chỉ theo yêu cầu thực tế bên ngoài.

    - Đại học Kiến trúc Hà Nội: Khoa xây dựng dân dụng và công nghiệp và Khoa quản lý đô thị có dạy môn quản lý dự án cho sinh viên trình độ đại học và cao học.

    - Học viện cán bộ quản lý - Bộ Xây dựng: thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn ngày về quản lý dự án cho cán bộ công chức cũng như theo yêu cầu bên ngoài.

    - Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội: có Bộ môn dự án và quản lý dự án thuộc Khoa công trình, đào tạo chuyên ngành quản lý dự án với thời gian học là 5 năm và cấp bằng kỹ sư quản lý dự án. Đây có thể coi là nơi duy nhất của Việt Nam hiện nay đào tạo chuyên ngành quản lý dự án, chứ không phải chỉ dạy đơn lẻ một môn học quản lý dự án như những nơi khác.

    - Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh: dạy môn quản lý dự án tại Khoa xây dựng, khoa Quản lý công nghiệp (http://www.sim.edu.vn/web/#) ở các trình độ đại học và cao học.

    - Có thể tham khảo chương trình học thạc sỹ quản lý các tổ chức của trường đại học Paris http://puf.edu.vn/vi/formations/master-en-management-des-organisations/, cái này học 1 năm vào ban đêm tại Hà Nội.

    - Có thể tham khảo các chương trình đào tạo quản lý xây dựng của học viện AIT của Thái Lan, đào tạo tại Việt Nam http://www.aitcv.ac.vn/fo/prospectiv...sub.php?ID=107

    - Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu 1 số cơ sở khác đào tạo các khóa theo chuẩn PMI và thi lấy chứng chỉ quốc tế CAMP, PMP,...

    Theo ý kiến chủ quan của tôi, cũng như qua kinh nghiệm theo dõi và quan sát thì nếu bạn muốn đi theo ngành quản lý dự án và quản lý dự án dầu khí thì bạn nên vừa học quản lý dự án chung ( khi đủ điều kiện có thể lấy chứng chỉ CAMP hoặc PMP), vừa tham gia thực tế các dự án dầu khí để tích lũy kinh nghiệm từng bước từng bước. Ban đầu là các chức danh như: Project Administrator, Project Engineer, Project Planning, Site Engineer -> Senior -> Plan/Engineering/Construction Manager->Project Manager,... nếu nhanh, thuận lợi (đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa), không chuyển ngang thì bạn sẽ trở thành PM sau 15-20 năm kinh nghiệm, trải qua khoảng 10-20 dự án lớn nhỏ, hihi .... chúc bạn "có đủ đam mê và dũng khí" để đi đến cuối cùng.
     
    NgocAn thích bài này.
  6. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Bác Noname nói riêng tới QLDA xây dựng? Thế còn QLDA cho thiết kế thì thế nào?
    Cũng theo tôi được biết với QLDA xây dựng thì vị trí Project Engineer là trợ thủ đắc lực riêng cho Project Manager và ông Project engineer cũng có level kha khá cỡ 7-8 năm trở lên và kinh qua đầy đủ các công việc chính chứ không phải nằm ở vị trí mới vào ngành và đặc biệt là đứng dưới cả ống Site Engineer như bác Noname đề cập nha. (ngoại trừ ở VN nhiều khi cũng có các vị trí là thích thì phong cho nhau không theo đánh giá về năng lực+ kinh nghiệm,. Cũng có thể có "Project engineer" cỡ vài ba năm kinh nghiệm thật &[].)
     
  7. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    To adata, nói đến quản lý dự án với nghĩa rộng, khi đề cập đến quản lý dự án người ta thường đề cập nhiều đến vai trò của Project Manager.
    Còn nếu nói đến các chức danh trong sơ đồ tổ chức dự án EPPC thì thường có các chức danh:
    + Project Manager,
    + Project Planning Manager,
    + Project Engineering Manager,
    + Construction Manager,
    + Procurement Manager,
    + Contract Manager,
    + Commissioning Manager,...,
    mỗi đồng chí này đảm nhận các chức năng nhiệm vụ khác nhau. Tùy thuộc vào qui mô từng dự án cụ thể, có thể có hoặc không có đầy đủ các chứng danh trên, ví dụ nếu một dự án thiết kế chẳng hạn thì chỉ có Project Manager, Plan Manager,Eng Manager, Contract M thôi, hoặc một dự án thiên về thi công thì chỉ có thể không cần EM hoặc chỉ cần Project Engineer làm công việc dạng kiểm soát bản vẽ thiết kế/bản vẽ thi công hỗ trợ công tác thi công.

    Ở trên tôi không đề cập đến việc PE trên hay dưới Site Engineer, mà chỉ đưa ra còn đường để trở thành một PM, theo các số liệu thông kê thì thường bắt đầu từ các từ các vị trí như đã nêu. Để đảm nhận các vị trí này một các vững vàng, tròn vai thì đúng như adata đề cập, ít nhất cũng tham gia thực sự một vài dự án, 4-5 năm kinh nghiệm, đối với những dự án phức tạp sẽ đòi hỏi cao hơn có thể 10-15 năm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/12/12
  8. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Con đường để tới vị trí "Project Manager - Giám đốc dự án" dài và lắm chông gai, Ở Việt Nam nhiều khi đang làm quản lý dự án tạm được lại được điều sang làm quản lý, tức là làm giám đốc hoặc phó giám đốc (Director or CEO), nên thường có rất ít Giám đốc dự án giỏi. Hai vị trí chức danh này có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có rất nhiều điều khác nhau.
     
  9. Incredible12013

    Incredible12013 Moderators

    Tham gia ngày:
    4/6/13
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Tôi có người bạn có bằng Master về Offshore Engineering + TOEIC 900+ chứng chỉ PMP+ 6 năm kinh nghiệm có thể trở thành Project Engineer được không các bác?
     
  10. RockStorm

    RockStorm Moderators

    Tham gia ngày:
    16/8/13
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Bác Incredible lôi topic này ra em lại phải like vài phát. Chờ đúng thời điểm mới hỏi. Tiện thể lăng xê bạn bác tí cho vui, "chứ bạn bác giờ lên PM rồi đấy chứ."
    Thân ái!
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/5/15
  11. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Người mà bác nói chỉ làm Project Engineer thồi thì đuổi ngay và luôn khỏi không ty được rồi.
    Cỡ này theo mình ít nhất cũng làm tới EM (Engineering Manager)
     
  12. nucuoi

    nucuoi New Member

    Tham gia ngày:
    24/8/12
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    @real-07 tùy theo kinh nghiệm này là kinh nghiệm gì? chứ làm post man hay mấy bác thích chém gió, show hàng bằng cấp thì cũng chả làm gì đc. vào phỏng vấn người ta hỏi vài câu thực tế thì TOEIC, PMP hay Master cũng ngồi khóc thét

    ---------- Post added at 03:48 PM ---------- Previous post was at 03:39 PM ----------

    p/s nói thêm Engineering Manager là hàng hiếm nhé bác, về mức độ hiểu biết sâu về techincal thì giỏi hơn PM rất nhiều lần. và chỉ thực sự giỏi trong các công ty chuyên thiết kế => ở vn ko quá 5 ông nằm rải rác trong các cty thiết kế của nước ngoài có trụ sở ở vn. Còn cty thuộc PVN thì sure với bác là chưa có ông nào là Engineering Manager thực sự. Nếu có bác thử nói vài tên cho mọi người biết
     
  13. Incredible12013

    Incredible12013 Moderators

    Tham gia ngày:
    4/6/13
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    A e đang trao đổi về quản lý dự án, điều kiện để trở thành 1 PE thực sự là 1 ông 8-10 năm kinh nghiệm hay 1 ông chỉ có 6 năm kinh nghiệm nhưng có các chứng nhận về năng lực chuyên môn cần có để đảm nhiệm chức danh này (TOEIC,PMP,Master). Tôi không biết mấy cái câu hỏi thực tế của bác nó khó thế nào, bác thử ví dụ vài câu cho a e xem.
    Còn về EM thì đối với các dự án quy mô nhỏ và trung bình hoặc chỉ đơn thuần là dự án về thiết kế thì EM có thể đảm nhiệm vai trò của PM tuy nhiên dự án lớn hàng trăm triệu $ như EPCC (Engineering, Procurement, Construction, Commissioning) thì vai trò của PM là không thể đo đếm vì PM sẽ phải là người chịu trách nhiệm trước Ban Tổng GĐ và hội đồng quản trị về tiến độ, chất lương, an toàn và ngân sách được duyệt. Mỗi ông có 1 vai trò và trách nhiệm riêng chứ cái việc lấy sở trưởng của người này so sánh với sở đoản của người khác thì nó hơi buồn cười.
     
  14. nucuoi

    nucuoi New Member

    Tham gia ngày:
    24/8/12
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    bác này ko đọc kỹ câu trả lời của mình. Ý mình ở đây mấy cái chứng chỉ đó nó ko có ý nghĩa quyết định mà chính ở kinh nghiệm thực tế, năng lực của người đó mới có thể trả lời được. Còn câu hỏi thực tế thì nhiều vô kể: mình ko đủ level làm EM nhưng cũng đưa ra vài câu hỏi cho EM: hãy nêu sơ bộ qui trình thiết kế của bộ phận process, piping, mech, instrument, electrial, civil, structural từ concept selection đến detail design cho một giàn wellhead hoặc 1 nhà máy lọc dầu, hãy nêu các interface (input/output) giữa các bộ phận này, những công tác nào là quyết định đến thời gian hoàn thành dự án, làm sao để tiết kiệm chi phí trong quá trình thiết kế, philosophy để bố trí Plot Plan,...

    Còn EM và PM ở đây mình đang nói về "độ hiếm", chứ hiển nhiên function của 2 ông khác nhau. Ở thị trường lao động trong nước việc kiếm ông nào khó hơn?

    Project Engineer có nhiều kiểu định nghĩa:
    Là chân sai vặt của PM
    Là người hiểu về technical, spec và interface (process của technical work) của multi-disipline
    Là project controller (planner&cost controller)

    Tuy nhiên đúng nhất là cái định nghĩa thứ 2. Vậy bác thử hình dung xem để là một người có thể hiểu được vấn để kỹ thuật (vừa phải) của "tất cả" các bộ phận, hiểu được một số spec/standard, hiểu được work flow thì cần bao nhiêu năm chinh chiến thực tế các dự án qua các chức danh khác nhau. cái này cũng tùy người nhưng nó phải phụ thuộc vào công việc và dự án người đó tham gia --> để thấy mấy cái chứng chỉ ko thể làm đc điều này
     
  15. Incredible12013

    Incredible12013 Moderators

    Tham gia ngày:
    4/6/13
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Tôi lại cứ nghĩ là bác đang hiểu đúng ý tôi, mấy câu hỏi của bác chỉ để kiểm tra xem liệu có đúng là 1 ông PE hay EM đã tham gia 1 dự án trọn vẹn từ giai đoạn đầu (FEED) đến khi kết thúc hay chưa chứ nó không có gì là sáng tạo hay thể hiện khả năng giải quyết 1 vấn đề cụ thể của EM đó.
    Chuyện mấy cái chứng chỉ thì bác đừng có tư duy theo kiểu siêu hình, cứ nhìn thấy ông nào có bằng cấp thì ông đó không có năng lực, sẽ là rất bình thường nếu 1 kỹ sư hoàn thành tốt các công việc của mình và sau đó tự sắp xếp thời gian để học thêm. Master thì không nói, còn TOEIC hay PMP nếu bác tập trung thì chỉ mất vài tháng thôi, chứ không có chuyện học mất vài năm mà không làm việc hay cọ xát thực tế gì đâu.
    Về PE thì theo chuẩn Việt Nam thì không nói chứ theo chuẩn quốc tế thì mấy cái định nghĩa bác đưa ra là không đủ, PE ngoài việc phải đọc spec, cập nhật các thay đổi (industry update), nắm được basic knowledge của Piping, Structure, E&I, Mech…còn phải nắm được work process on site để biết được bộ phận thi công vướng ở đâu, thường xuyên cập nhật tình trạng cho PM. Ngoài ra còn là đại diện làm việc với chủ đầu tư, đăng kiểm, Vendor để xử lý không chỉ kỹ thuật mà còn cả thương mại, tài liệu và các vấn đề khác
     
  16. kzam

    kzam New Member

    Tham gia ngày:
    27/8/13
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Theo tôi đã làm việc với PM và PM tiềm năng thì họ không quá chuyên sâu vào chuyên môn,công việc của họ là đảm bảo kế hoạch,giá thành,chất lượng.
    Còn cái ông master ở trên theo tôi khả năng chịu trách nhiệm của 1 PM hay không thì tự anh ta quyết.Tai sao?
    Anh học thạc sĩ thì cũng chỉ biết hơn kỹ sư một chút thôi,quan trọng là kinh nghiệm công việc và khả năng lãnh đạo.Thông thường,người ta làm lên quản lý rồi học PMP để bổ sung các công cụ.Nếu như anh học PMP trước mà anh chưa đứng ở tầm lãnh đạo thì chắc gì anh làm hiệu quả khi anh là 1 PM.Xét cho cùng,thử làm mới biết,với lý lịch như trên khá đẹp,còn tiếp xúc bên ngoài mới biết khả năng anh ta tới đâu.
     
  17. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Câu bôi đen ở trên rất duy ý chí.
    trong số các dự án trong lãnh thổ việt nam từ thời tiền xử đến giờ, không ít các dư án thành công do người việt làm chủ.
    Về ptsc hỏi xem mấy dự án gần đây EM là ta hay tây rồi phán nhé.
     
  18. nucuoi

    nucuoi New Member

    Tham gia ngày:
    24/8/12
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    chữ "thực sự" ở đây chung chung quá nên nhiều bác còn bức xúc. bây giờ cụ thể là EM cho phase chứa nhiều chất xám nhất của thiết kế là FEED / basic design (offshore industry), hay licensor design(chemical industry). Trong tương lai thì hoàn toàn làm được nhưng thực lực hiện tại...? (là người việt trong công ty pvn)
     
  19. Incredible12013

    Incredible12013 Moderators

    Tham gia ngày:
    4/6/13
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bác nên tham khảo cái này trước khi phát biểu:

    http://vi.wikipedia.org/wiki/PMP

    trích dẫn:

    "PMP cần thiết vì nó phục vụ cho chính công việc của những người làm dự án, kể cả ở vị trí quản lý như Project Management Office staff, project manager hay ở vị trí là một thành viên bình thường. Người PM có thể áp dụng khung (framework) trong PMP vào việc điều hành dự án, thay đổi những cách làm không hiệu quả, nâng cao khả năng thành công của dự án. Các thành viên dự án cũng có thể dùng kiến thức PMP để hiểu được các thuật ngữ, nắm được quy trình, process trong phát triển dự án, hỗ trợ PM quản lý dự án..."
     
  20. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Có, đồng chí có thể trở thành PE ở đâu đó. Sao phải bàn cãi? Bác cho anh em thấy đi!
     

Chia sẻ trang này