Giới thiệu - Tiêu chuẩn DNV là tiêu chuẩn quy phạm của Nauy. “Tiêu chuẩn phân cấp công trình biển cố định” (Rules for classification of fixed offshore installations) được kế thừa và chỉnh sửa theo tiêu chuẩn DNV 1989 do các chuyên gia hàng đầu ngành dầu khí của Na Uy nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm trong thời gian dài trên cơ sở kiểm nghiệm thực tế và được cơ quan đăng kiểm quốc tế chứng nhận; - Tiêu chuẩn quy phạm của NaUy được sử dụng như các tài liệu tham chiếu đối với tất cả các công việc do DNV thực hiện liên quan đến các thao tác (công việc) trên biển, ví dụ như việc kiểm tra, tư vấn, khảo sát, bảo dưỡng,…Tiêu chuẩn quy phạm này cũng có thể được sử dụng như: + Thông tin; + Tiêu chuẩn tham chiếu đối với các thao tác đơn lẻ trên biển; + Chứng cứ về đặc điểm kỹ thuật đối với một dự án phát triển đặc biệt trên biển; + Đặc điểm kỹ thuật chung của một công ty; - Tiêu chuẩn DVN xuất bản tháng 07-1993, mang lại những hướng dẫn ngắn gọn cho người sử dụng, từng chi tiết theo quy định được mô tả trong tiêu chuẩn tạo điều kiện dễ dàng khi sử dụng. Các ghi chú được phân loại và chứng nhận theo quy định và được liệt kê tại tiểu mục. Các phần sửa đổi mới, cải chính theo quyết định của hội đồng quản trị được áp dụng vào ngày hiệu lực của các sửa đổi mới được đưa ra trong trang bìa của phần giới thiệu; - DNV FIXED OFFSHORE INSTALLATION là tiêu chuẩn được dùng trong các ngành xây dựng công trình biển cố định. DnN được sử dụng rộng rãi và phù hợp với nhiều vùng biển có điều kiện khác nhau, trong đó có vùng biển Việt Nam. Nội dung cơ bản - Nội dung chính của tiêu chuẩn DNV xuất bản tháng 07-1993 gồm có 5 phần, mỗi phần được tiêu chuẩn hóa và được đánh giá cụ thể theo từng phần nhỏ trong toàn bộ quá trình từ thiết kế đến thi công một công trình trong từng điều kiện khác nhau, từng loại vật liệu khác nhau với mục đích sử dụng cũng được tiêu chuẩn hóa khác nhau. Tiêu chuẩn cũng chỉ rõ các giới hạn sử dụng của từng nội dung trong giới hạn nhất định. + Phần 1: Các quy định chung (Regulations): Gồm 2 chương: o Chương 1: Nội dung cơ bản của chương là tổng quan và giới thiệu về các quy tắc khi sử dụng tiêu chuẩn; o Chương 2: Các quy định được khảo sát theo định kỳ; + Phần 2: Đặc trưng các vật liệu (Materials): Gồm có 3 chương: Giới thiệu về các vật liệu cơ bản thường dùng trong ngành xây dựng nói chung và ngành xây dựng CTB nói riêng. o Chương 1: Thép và sắt; o Chương 2: Nhôm, đồng và các hợp kim khác không chứa sắt; o Chương 3: Kết cấu bê tông và vật liệu gia cố; Trong phần 2 giới thiệu về các đặc trưng của từng loại vật liệu, từ đó đánh giá phạm vi sử dụng và hiệu quả của từng loại vật liệu. Qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, các chỉ tiêu giới hạn cũng như các đặc trưng được tiêu chuẩn hóa trong từng điều kiện sử dụng; Định nghĩa tên các loại thép, nhôm, đồng hợp kim của chúng theo thành phần cấu tạo. Đặc trưng cơ bản của thép: Giới hạn về cường độ kéo nén, uốn theo từng loại tương ứng với từng tên loại, tương ứng là các giới hạn cơ lý khác. Các modul kích thước tiêu chuẩn, các đặc trưng tiêu chuẩn của bê tông và bê tông cốt thép. + Phần 3: Các loại kết cấu (Structures): Gồm 6 chương: o Chương 1: Tổng quan về thiết kế kết cấu; o Chương 2: Chế tạo và xây dựng; o Chương 3: Hoạt động vận chuyển và lắp đặt; o Chương 4: Những thiết kế đặc biệt – Kết cấu thép mẫu (khối chân đế); o Chương 5: Những thiết kế đặc biệt – Kết cấu bê tông trọng lực cơ bản; o Chương 6: Những thiết kế đặc biệt – Nền công trình và khối chân đế chịu áp lực lớn; Trong phần này là toàn bộ quá trình từ thiết kế đến thi công và vận hành của một công trình. Các loại liên kết cơ bản trong công trình, từ các liên kết cơ bản được mô hình hóa và được tính toán theo tiêu chuẩn để đi đến các kết quả cuối cùng từ khi thiết kế đến thi công vận chuyển hay đem vào sử dụng. Các loại tải trọng được mô hình hóa và chuẩn hóa theo từng công thức tại các điều kiện khác nhau nhằm đưa ra kết quả tương đối chính xác nhất, các kết quả đó được các chuyên gia thử nghiệm và đúc rút trên cơ sở nghiên cứu bản chất của các loại tải trọng tác dụng lên công trình; Mặt khác,các tiêu chuẩn cụ thể đến việc cấu tạo, thiết kế tính toán chế tạo thi công các công trình đặc biệt trong ngành CTB và Dầu Khí như dàn kết cấu thép, công trình bê tông trọng lực, đường ống-bể chứa và công trình chịu áp lực lớn. + Phần 4: Thiết bị, hệ thống phụ trợ và các vấn đề an toàn (Safety and utility systems and equipment); o Chương 1: Tổng quan; o Chương 2: Những vấn đề chung về an toàn; o Chương 3: Hệ thống ống phụ trợ; o Chương 4: Thiết bị cơ khí; o Chương 5: Các thiết bị và các hệ thống điện; o Chương 6: Thiết bị đo đạc và tự động hóa; o Chương 7: Thử áp lực; o Chương 8: Các hệ thống liên quan đến thiết bị đặc biệt; Phần 4 là các tiêu chuẩn về an toàn áp dụng trong quá trình xây dựng, thi công lắp đặt, vận hành của một công trình. Tiêu chuẩn về các thiết bị máy móc dùng cho từng loại công trình tương ứng; + Phần 5: Các chức năng đặc biệt (Special functions); Gồm 2 chương, trong đó nội dung chính là các chức năng đặc biệt trong xây dựng CTB như thiết bị khoan, thiết bị đỡ đầu giếng hay thiết kế ống ở điều kiện áp lực đặc biệt. o Chương 1: Thiết bị khoan; o Chương 2: Thiết bị giếng dầu khí; Phạm vi áp dụng: - Quy phạm DNV-RULES FOE CLASSIFICATION OF FIXED OFFSHORE INSTALLATIONS được sử dụng thiết kế và thi công các công trình biển bằng thép hoặc bằng bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn này được dùng chủ yếu tại các vùng biển Bắc Âu xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, tuy nhiên, nó cũng được áp dụng ở nhiều khu vực khác; - Vì vậy tại Việt Nam cần xem xét đánh giá sự giống và khác nhau về điều kiện thiết kế cũng như điều kiện tự nhiên và các yếu tố tác động đến quá trình làm việc của công trình. Mặt khác thềm lục địa của Việt Nam có độ dốc vừa phải nên dễ dàng áp dụng được vào thiết kế và tính toán. Tuy nhiên còn nhiều sự khác nhau giữa hai vùng biển, điều kiện khi hậu hải văn Việt Nam nóng ẩm nhiệt đới, ảnh hưởng của gió mùa và mưa bão, địa chất công trình ở vùng xây dựng chưa được nghiên cứu đầy đủ nên việc đưa vào thiết kế tính toán cần có sự so sánh, đánh giá một cách cẩn thận. Việc tính toán cần có dựa trên kinh nghiệm từ các công trình xây dựng trước để có kết quả tốt nhất; Note: Ngoài ra trong thiết kế công trình biển ta còn dùng nhiều các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn DNV như: - DNV Rules for Planning and Execution of Marine Operations: Dùng trong thiết kế thi công công trình biển gồm các vấn đề: + Khảo sát bảo trì (Warranty Survey); + Kế hoạch vận hành (Planning Operation); + Tải trọng thiết kế (Design Loads); + Thiết kế kết cấu (Structural Design ); + Tải trọng trong hoạt động vận chuyển ( Load Transfer Operations); + Lai dắt, kéo (Towing); + Đặc biệt vận chuyển trên biển (Special Sea Transport); + Lắp đặt công trình biển (Offshore Installation); + Cẩu lắp (Lifting ); + Hoạt động dưới biển (Subsea Operations)