Giúp đỡ trả lời câu hỏi khi bảo vệ đồ án cố định 1

Thảo luận trong 'Đồ án Môn Hoc CTB' bắt đầu bởi longhuyen, 13/11/13.

  1. longhuyen

    longhuyen New Member

    Tham gia ngày:
    28/10/12
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xin chào các anh chị !

    Em có vài câu hỏi muốn anh chị giúp đỡ:

    - Khi tính đồ án cố định 1 thì tính tải trọng sóng với công thức morison dạng chuẩn tắc hay dạng mở rộng ? tại sao ?

    - Với dạng công trình cọc lồng trong ống chính, trong ống chính có cọc và vữa bơm trám vậy ta cần quy đổi về ống tương đương với đường kính và bề dày tương đương để hợp lý về mặt chịu lực.
    Tuy nhiên, tải trọng sóng tác dụng lên ống chính lại phụ thuộc vào đường kính thực ống chính.
    Vậy vấn đề ở đây là khi tính vào phần mềm sap chằng hạn thì làm cách nào để phần mềm vẫn tính đúng tải trọng sóng mà vẫn hiểu rằng tính ống chính là ống tương đương ?

    - Tính toán thì cần xét đến các mực cao nhất hay thấp nhất hay là cả 2 ? tại sao?

    Mong các tiền bối giúp đỡ em.(Có thể câu văn hơi lủng củng vì em cũng chưa thực sự hiểu rõ các vấn đề này).Thanks
     
  2. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    1/ Trong đồ án cố định 1 hoặc là các tính toán thiết kế liên quan tới jacket dạng tuyến tính đều sử dụng công thức morison dạng chuẩn
    Công thức morison dạng mở rộng chỉ áp dụng cho kết cấu phi tuyến và các jacket phức tạp.
    2/ Tiết diện tương đương giữa ống chính và cọc như bạn miêu tả nếu sử dụng chỉ quy về độ cứng tương đương EI.
    Tiết diện khai báo trong phần mềm chỉ điều chỉnh con số này để phân tích ảnh hưởng tới ddr và ứng suất trong tiết diện nếu có.
    Noted: Trong thiết kế kết cấu jacket bằng Sas5.3 người ta modeling đồng thời cả tiết diện ống chính và cọc
    3/ Tính toán thiết kết Jacket cần xét tới 04 chiều cao mực nước khác nhau, bao gồm:
    Mực nước triều cao điều kiện bình thường (Operating)
    Mực nước triều thấp điều kiện bình thường (Operating)
    Mực nước triều cao điều kiện bão (Storm)
    Mực nước triều thấp điều kiện bão (Storm)
    Chi tiết xem hình đính kèm.

    Hình 1: Cách tính mực nước tính toán trong thiết kế Jacket
    Depth.jpg


    Notes: AE nào có ý kiến khác xin bổ sung để hoàn thiện.
     

Chia sẻ trang này