Gõ cửa ngày mới -9/6/2014. Khách mời :PGS.TS Đinh Quang Cường

Thảo luận trong 'Tin tức Thời sự - News' bắt đầu bởi ksctb, 9/6/14.

  1. ksctb

    ksctb New Member

    Tham gia ngày:
    16/6/12
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Gõ cửa ngày mới - 9/6/2014. Khách mời : PGS.TS Đinh Quang Cường

    [video]http://vtv.vn/video-clip/131/Thoi-su/category44/Go-cua-ngay-moi-09062014/video41005.vtv[/video]
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/6/14
  2. RockStorm

    RockStorm Moderators

    Tham gia ngày:
    16/8/13
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Đóng cọc trên nền san hồ mà Thầy Cường hay kể.
     
  3. kythuatbien

    kythuatbien Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Khi Biển Đông dậy sóng, những nghiên cứu trước đây, những công trình đã xây dựng và những nhà khoa học tâm huyết mới thực sự được đài báo quan tâm nhiều hơn.

    Mong sao KHCN biển nước nhà luôn được đầu tư, quan tâm hơn nữa.
     
  4. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Những công trình DK hiện hữu bị nghiêng do móng cọc không đủ liên kết với nền san hô và phải gia cố bằng các khối bê tông trọng lực xung quanh ống chính của công trình. Tức là hệ móng cọc của công trình đã thiết kế không đạt nếu như mặc định rằng quá trình thi công đạt yêu cầu.
    Vấn đề là kể từ sau khi tiến hành gia cố cho các giàn DK theo phương pháp này thì một loạt các giàn DK mới sau đó được thiết kế copy y hệt phương án gia cố đó vào thiết kế chi tiết (mà ít nhất mình tận mắt thấy là xây dựng mới cho hai công trình DK14, DK15): Đóng cọc vào ống chính như đã làm với nền đáy biển thông thường và đồng thời đặt liên kết khối bê tông trọng lực ở xung quanh ống chính. Tức là, thiết kế hệ móng cho công trình theo nguyên tắc là cái móng cọc đã hỏng ngay từ đầu và tiến hành gia cố luôn?!
    Vậy các nhà khoa học có nghiên cứu để thiết kế bỏ luôn cái cọc đóng đi hoặc là thiết kế ra một biện pháp nền móng khác cho công trình này để nhằm tiết kiệm chi phí được không? Nếu có thì bác nào chia sẻ nghiên cứu với ae với!
    TRân trọng.
     
  5. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Adata cứ tìm lại trên forrum sẽ có một topic nói chuyện này. Lâu lắm rồi cũng không nhớ nó nằm ở đâu nữa.

     
  6. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Nhà khoa học góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo
    (ANTV) - Ngoài lực lượng chấp pháp và ngư dân đang ngày đêm bám biển vì chủ quyền biển đảo Việt Nam, còn có những con người bằng trái tim và khối óc của mình vẫn đang âm thầm cống hiến vì sự phát triển bền vững của biển đảo quê hương.
    Đó chính là những nhà khoa học, những cán bộ công tác tại Viện Nghiên cứu công trình biển thuộc Trường ĐH Xây dựng Hà Nội.
    GS,TS Phạm Khắc Hùng, người sáng lập ra Viện Xây dựng công trình Biển, ĐH Xây dựng. Đây là cơ sở đầu tiên và vẫn là duy nhất trong cả nước tính đến thời điểm này, thực hiện đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và tư vấn chuyển giao công nghệ cho các công trình dầu khí ngoài khơi và các công trình trên hải đảo.
    Theo GS Phạm Khắc Hùng, việc Trung Quốc dùng giàn khoan để xâm lược vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang khiến cho các nhà khoa học như ông và các học trò đặt quyết tâm nâng cao trình độ để đưa công nghệ đến các vùng hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.










    [​IMG]
    GS,TS Phạm Khắc Hùng


    GS,TS Phạm Khắc Hùng Nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Công trình Biển – ĐH Xây dựng cho biết: "Việc Trung Quốc đặt giàn khoan bán chìm Hải Dương 981 thì như vậy Trung Quốc đã đi sâu vào thềm lục địa Việt Nam. Đây là một hình thức Trung Quốc xâm lược vùng biển Việt Nam không phải bằng súng đạn mà chính bằng giàn khoan dầu khí. Sự việc này đã làm cho những người nghiên cứu công trình Biển như chúng tôi cảm thấy mình cũng chính là người đang cầm súng để chống lại ngoại xâm bằng cách đó. Chúng tôi rất quyết tâm nâng cao trình độ, nâng cao trình độ năng lực để xây dựng những giàn khoan vững chắc tại các độ sâu mà mình đã tìm được".

    Với PGS,TS Đinh Quang Cường, anh đã nghiên cứu xây dựng thành công các công trình biển trọng lực bê-tông để đỡ các đèn biển trên các đảo bán chìm thuộc quần đảo Trường Sa. Cảm xúc và những kỷ niệm trong chuyến công tác dài ngày trên đảo vẫn khiến anh xúc động.










    [​IMG]
    PGS,TS Đinh Quang Cường


    PGS,TS Đinh Quang Cường - Viện trưởng Viện Viện Xây dựng công trình biển - Trường ĐH Xây dựng chia sẻ: "Qua những ngày ở Trường Sa tôi nhận ra một điều rằng, một ống thép hàng trăm tấn có thể bị sóng biển làm gãy nhưng những chiến sỹ trên nhà giàn DK ấy dù bị rung lắc của sóng gió họ vẫn không gẫy, họ mạnh hơn cả sắt thép".

    Vượt lên khó khăn, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị, các công trình của các nhà khoa học thuộc Viện Xây dựng công trình biển vẫn tiếp tục được xây dựng từ nhà giàn DK1 đầu tiên vào năm 1989 đến những nhà giàn được thi công tại các bãi Huyền Trân, Quế Ðường. Giữa trùng khơi, hàng chục nhà giàn DK1 như khách sạn giữa biển, là mắt thần trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương.










    [​IMG]
    TS Lê Văn Thành


    TS Lê Văn Thành - Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng cho biết: "Viện CTB trong thời gian vừa rồi làm rất nhiều việc, xây dựng nhà giàn, giàn khoan... Sắp tới chúng tôi cũng nghiên cứu, làm sao xây dựng nhà giàn lớn hơn để đáp ứng chỗ ở cho các chiến sĩ ngoài biển".

    Các công trình trên biển cũng các tiến bộ khoa học công nghệ do các nhà khoa học tại Viện Xây dựng công trình biển, trường ĐH Xây dựng nghiên cứu, thiết kế vẫn đang tiếp tục được triển khai trên khắp các vùng biển đảo như một lời khẳng định về chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15

Chia sẻ trang này