Dự án lọc dầu mọc khắp nơi: Thận trọng “vết xe đổ” thủy điện

Thảo luận trong 'Tin tức Thời sự - News' bắt đầu bởi NoName, 18/10/13.

  1. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    TT - Trước hiện tượng hàng loạt nhà máy lọc hóa dầu đang được khởi động, một số chuyên gia bày tỏ lo ngại nếu không thẩm định kỹ, VN sẽ là nơi tiêu thụ công nghệ lạc hậu của các nhà đầu tư nước ngoài.

    Trong khi VN mới vào giai đoạn cho đầu tư ồ ạt các dự án lọc dầu, nhiều nước trên thế giới đã đi tìm và phát triển công nghệ sản xuất các nguồn năng lượng thay thế, xăng, dầu sinh học.

    Nhiều nguy cơ về môi trường

    Trước sức hút đầu tư nước ngoài của ngành lọc hóa dầu VN, một chuyên gia từng gắn bó nhiều năm với ngành dầu khí, TS Nguyễn Đông Hải, cho rằng cần tính toán kỹ nếu không sẽ đi vào “vết xe đổ” thủy điện! “Trữ lượng dầu mỏ chúng ta không còn nhiều. Có mỏ Bạch Hổ lớn thì chúng ta đã vét khoảng 25 năm nay. Các mỏ khác không đáng kể. Vậy cho đầu tư hàng loạt nhà máy công suất lớn, nguồn nguyên liệu dầu thô sẽ phải nhập khẩu, trong khi ngành này có nhiều ưu đãi. Vậy chúng ta được gì?” - ông Hải đặt câu hỏi.

    Ông Hải cũng cảnh báo khả năng VN sẽ là sân sau sản xuất cho một số thị trường lớn mà các nhà đầu tư nước ngoài đã nhắm đến, bởi công nghệ lọc hóa dầu có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ coi VN là điểm đến tiêu thụ công nghệ lạc hậu.

    Thực tế, đa số dự án hiện nay đều dùng nguyên liệu nhập khẩu. Chỉ riêng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang hoạt động là sử dụng nguyên liệu dầu thô của VN. Còn lại, theo Bộ Công thương, nguyên liệu dầu thô của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn nhập từ Trung Đông, Nhà máy lọc dầu Nhơn Hội nhập nguyên liệu dầu thô từ Trung Đông, châu Phi, Nam/Trung Mỹ... Các nhà máy khác như Vũng Rô, Long Sơn, Nam Vân Phong đều nhập khẩu nguyên liệu.

    Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng Chính phủ nên cân nhắc rất thận trọng các dự án khi phát triển ngành lọc hóa dầu bởi các vấn đề liên quan đến dư thừa nguồn cung, ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nguyên liệu đầu vào và xu hướng của thế giới.

    “Trên cơ sở nhà đầu tư trình duyệt quy mô, công suất, thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp dầu thô, hiệu quả kinh tế - xã hội... mới biết có khả thi hay không. Thực tế trong mấy chục năm qua từng có hàng chục dự án lọc dầu, nhưng đến nay mới chỉ có Dung Quất đi vào sản xuất và đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức” - vị này nói.

    Nguồn cung tăng, lợi nhuận giảm

    Theo báo Wall Street Journal, hiện các nhà sản xuất dầu khí vịnh Ba Tư đang xây dựng hàng loạt nhà máy lọc dầu quy mô lớn ở khu vực này và trên toàn châu Á. Đầu tiên phải kể đến tổ hợp lọc dầu mới 9,6 tỉ USD tại Jubail (Saudi Arabia), do Hãng Saudio Aramco và Total S.A đầu tư. Mỗi ngày nhà máy này sản xuất 400.000 thùng xăng, dầu diesel và các sản phẩm khác từ dầu thô. Ba nhà máy lọc dầu công suất 400.000 thùng/ngày khác đang được xây dựng tại vùng Vịnh, một tại Ruwais ở UAE sẽ đi vào hoạt động trong năm 2015, một do Saudi Aramco và Sinopec Group đầu tư ở Yanbu bên bờ biển Đỏ hoạt động năm 2017. Nhà máy còn lại cũng của Saudi Aramco ở Jazan bên bờ biển Đỏ.

    Chưa hết, Saudi Aramco, Kuwait Petroleum Corp, Qatar Petroleum International, Rosneft (Nga) và PdVSA (Venezuela) đều đang xây nhà máy lọc dầu lớn ở Trung Quốc. Một số công ty Trung Quốc cũng đang có kế hoạch tương tự. Qua đó, Bắc Kinh sẽ giảm lượng nhập khẩu xăng dầu và tăng cường xuất khẩu. Ngân hàng JP Morgan ước tính chỉ trong năm nay và năm sau, Trung Quốc sẽ sản xuất thêm 750.000 thùng xăng dầu. Indonesia, Ấn Độ và một số nước châu Á khác cũng đang triển khai nhiều dự án lọc dầu tại quốc gia mình. Giới quan sát nhận định làn sóng đầu tư ồ ạt vào ngành lọc dầu châu Á đang gây sức ép nghiêm trọng lên các hãng lọc dầu lớn trong khu vực.

    Hậu quả của sự chật chội này là nguồn cung thừa mứa. Nền kinh tế Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á tiếp tục tăng trưởng, cùng Úc, Mỹ Latin và Đông Phi có thể sẽ giải quyết một phần đáng kể vấn đề đầu ra. Tuy nhiên giới quan sát khẳng định tình trạng cung lớn hơn cầu sẽ khiến các nhà máy lọc dầu ở châu Á bị giảm lợi nhuận. Hãng Wood Mackenzie ước tính trong ba năm qua, các nhà máy lọc dầu khu vực đạt mức lợi nhuận 5-10 USD/thùng.

    Tuy nhiên mức lợi nhuận này sẽ giảm ít nhất 1,5 USD/thùng vào cuối năm nay và giảm tiếp 50 cent trong năm 2014. “Năm 2014 sẽ là một năm tồi tệ hơn năm 2013 xét trên khía cạnh mức lợi nhuận” - Reuters dẫn lời nhà phân tích David Wech của Hãng tư vấn năng lượng JBC Energy. Nguồn tin Reuters cho biết hiện tại một số hãng như SK Energy và GS Caltex của Hàn Quốc, Singapore Refining, một số nhà máy lọc dầu ở Thái Lan... đã bắt đầu cắt giảm sản lượng để đối phó với tình trạng cung lớn hơn cầu.
    (tuổi trẻ)
     
  2. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 3-12-2014 về Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất, gồm 7 vấn đề:

    1. Chấp thuận Dự án đầu tư nâng cấp và Mở rộng NMLD Dung Quất do PVN chủ trì lập, đã được Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan thẩm định với các nội dung cơ bản về công suất chế biến; Định hướng nguồn nguyên liệu dầu thô; Cấu hình công nghệ, chất lượng sản phẩm; Tiêu chuẩn môi trường; Tiến độ triển khai và tổng mức đầu tư dự kiến của dự án.
    Trên cơ sở sở kết quả thẩm định của Bộ Công Thương, ý kiến các Phó thủ tướng và lãnh đạo các cơ quan tại cuộc họp Thường trực Chính phủ, giao Hội đồng thành viên PVN rà soát, hoàn thiện các nội dung cụ thể và phê duyệt dự án đầu tư theo quy định.

    2. Đồng ý PVN triển khai dự án theo phương án tự đầu tư song song với việc đàm phán chuyển nhượng với đối tác Gazprom Neft (GPN). UBND tỉnh Quảng Ngãi xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án theo quy định.

    3. Về ưu đãi đầu ư và cơ chế tài chính:
    Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện phương án tài chính, nguồn vốn và ưu đãi đầu tư cho dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

    4. Về phương án chuyển nhượng:
    - PVN đàm phán các điều kiện chuyển nhượng, báo cáo các bộ kết quả đàm phán theo quy định.
    - Bộ Công Thương chủ trì đàm phán các điều kiện bảo lãnh của Chính phủ cho dự án với đối tác Gazprom Neft trong thỏa thận chuyển nhượng và tham gia đầu tư dự án; Chủ trì thẩm định phương án chuyển nhượng do PVN đàm phán, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    5. Về kho dự trữ dầu thô quốc gia tại Dung Quất:
    Đồng ý thực hiện kho dự trữ dầu thô quốc gia tại Dung Quất độc lập với Dự án đầu tư nâng cấp và Mở rộng NMLD Dung Quất và giao PVN làm chủ đầu tư, triển khai lập, trình duyệt dự án theo quy định.

    6. Chuẩn bị mặt bằng cho dự án:
    - PVN và UBND tỉnh Quảng Ngãi thống nhất các nội dung và tiến độ chi tiết của công tác đền bù, tái định cư, giải phóng mặt bằng và phương án vốn để triển khai.
    - UBND tỉnh Quảng Ngãi chịu trách nhiệm điều chỉnh quy hoạch mặt bằng, bố trí đất đai giải quyết các vấn đề liên quan đến sử dụng đất của dự án, phù hợp với quy định của Luật Đất đai và các quy định pháp luật khác có liên quan; Thực hiện các công việc giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng theo yêu cầu tiến độ của dự án.

    7. Giao Bộ Công Thương chỉ đạo PVN triển khai dự án, chủ động xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.
    Ngày 24-12-2014 BQL Khu kinh tế Dung Quất cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 65201000123 Dựa án đầu tư nâng cấp và Mở rộng NMLD Dung Quất cho Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/9/15
  3. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Các dự án lọc dầu trọng điểm có nguy cơ “lỗi hẹn”

    (HQ Online)- Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí vừa có báo cáo tình hình triển khai các dự án dầu khí trọng điểm như Dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất, Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Tổ hợp hóa dầu miền Nam…

    [​IMG]
    Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Lương Bằng

    Đề cập tiến độ dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn có vốn đầu tư 9,9 tỷ USD ở Thanh Hóa, theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo, đến 11-6-2015, Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn đã nhận 9 lần giải ngân từ các bên cho vay với tổng giá trị là hơn 2,27 tỷ USD. Còn số vốn góp, đến nay các bên tham gia liên doanh dự án này đã góp tổng cộng xấp xỉ 2 tỷ USD (trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã góp xấp xỉ 500 triệu USD).

    Ngoài ra, ngày 15-5-2015, tổng thầu EPC đã trình Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn bản tiến độ điều chỉnh. Theo đó tiến độ tổng thể của dự án tính đến hết tháng 4-2015 đạt 44,79%, không bị chậm và vẫn đảm bảo hoàn thành trong 40 tháng (tính đến mốc hoàn thành cơ khí).

    Nhưng nếu đối chiếu với bản tiến độ gốc (chưa điều chỉnh) thì tính đến hết tháng 4-2015 dự án đã bị chậm hơn 5,5 tháng, chỉ đạt 44,79% so với kế hoạch là 50,23%.

    Nguyên nhân chậm trễ vẫn chủ yếu do "sự cố" từ phía các công ty chế tạo/giao nhận thiết bị. Chẳng hạn một số nhà sản xuất Hàn Quốc như TSM, Wooyang bị phá sản, việc đình công tại Công ty Huyndai Heavy Industries, xưởng sản xuất của Posco Plantect tại Ulsan phải đóng cửa do khủng hoảng tài chính… Bên cạnh đó, còn một số vấn đề tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ dự án như: Việc điều chỉnh thiết kế một số công trình nhà, trong đó có trung tâm điều khiển…

    Bên cạnh đó, tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án chưa đảm bảo. Theo đánh giá, đây là giai đoạn nước rút, vì vậy Văn phòng Ban chỉ đạo đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt hơn trong việc chỉ đạo các đơn vị đảm bảo hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng toàn bộ khu C của dự án trước ngày 30-6-2015.

    Một dự án "tỷ đô" khác trong ngành dầu khí là Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu) với vốn đầu tư 2,7 tỷ USD cũng đang gặp nhiều vướng mắc. Đây là dự án liên doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn SCG của Thái Lan và Tập đoàn QP của Qatar. Song nội bộ nhà đầu tư của Qatar lại đang có một số khúc mắc. Đó là việc sáp nhập QPI – đối tác góp vốn vào lọc hóa dầu Long Sơn vào công ty mẹ – QP vẫn đang được tiếp tục tiến hành. Do đó nhà đầu tư này vẫn chưa cử nhân sự tham gia Ban lãnh đạo Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

    Vì vậy, công tác phê duyệt, thông qua các nghị quyết của Hội đồng thành viên lọc hóa dầu Nghi Sơn (chương trình ngân sách 2015, việc điều chỉnh nội dung hợp đồng liên doanh…) vẫn chưa có tiến triển và có khả năng ảnh hưởng lớn đến tiến độ dự án.

    Một dự án trọng điểm khác về dầu khí là Dự án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi). Hồi tháng 4-2015, Tập đoàn Gazprom Neft (GPN) của Nga đã ký thỏa thuận khung mua 49% cổ phần Công ty TNHH một thành viên lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).

    Trong tháng 5-2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tiến hành đàm phán với GPN về giá trị định giá và phương án xử lý các khoản nợ của BSR. Tuy nhiên kết quả định giá của hai bên còn nhiều khác biệt, đồng thời việc xử lý các khoản nợ của BSR tương đối phức tạp. Do đó, quá trình đàm phán có khả năng bị kéo dài và khó có thể hoàn thành trong thời gian hiệu lực của bản thỏa thuận khung (trước ngày 30-6-2015) mà hai bên đã ký.



     
    Chỉnh sửa cuối: 26/9/15

Chia sẻ trang này