Dear các anh, Liên quan tới bài toán phân tích mỏi jacket, e đang rất phân vân: 1/Trong hầu hết các thiết kế mỏi CTB dạng jacket, người ta thường lấy bề dầy ăn mòn bằng 1/2 so với bề dầy khai báo trong phân tích inplace? tại sao lạ có sự khác nhau như vậy? 2/ Trạng thái biển cực hạn (storm condition) và khi giàn hoạt động có trợ giúp của jackup (Drilling condition) là hai trong số các trường hợp có thể xảy ra trong suốt đời sống công trình, vậy mà dự án em đang làm thì 02 trường hợp này lại không được consider để phân tích mỏi? Cảm ơn các anh.
Nhắc lại bản chất hiện tượng phá hủy mỏi của kết cấu nói chung và kết cấu CTB nói riêng để ae dễ bề tâm sự. Kết cấu chịu tải trọng lặp có chu kỳ, tới một số chu trình tích lũy đủ lớn sẽ gây phá hủy kết cấu, phá hủy này gọi là phá hủy kết cấu do mỏi Quay trở lại những phân vân của bạn có thể hiểu đơn giản: 1/ Chiều dầy ăn mòn nhỏ ===> Phần tử khai báo khi phân tích càng dầy ===> Phần tử càng cứng, tức là số chu trình cần đạt được để phá hủy càng lớn ===> tuổi thọ mỏi càng nhỏ. Người ta tính thế này để thỏa mãn cái gọi là: "more conservative" 2/ Kết cấu phá hủy do mỏi không phụ thuộc vào cường độ mạnh hay yếu mà phụ thuộc vào tần suất xuất hiện của tải trọng, chính vì vậy trong phân tích mỏi người ta quan tâm tới tải trọng lặp nhiều hơn là tải trọng cực đại Nên nhớ rằng: kết cấu có thể bị phá hủy bởi những tải trọng không phải là lớn nhất. --- Vài dòng chia sẽ, xin các cao niên chỉ giáo thêm.