Công trình chống sạt lở ở TPHCM thi công quá chậm

Thảo luận trong 'Công trình Bể cảng, đê chắn sóng, bảo vệ bờ' bắt đầu bởi kythuatbien, 24/9/14.

  1. kythuatbien

    kythuatbien Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Người dân sống ven sông, ven kênh rạch luôn nơm nớp lo sợ sạt lở mỗi khi có mưa to hay triều cường. Trong khi đó, nhiều công trình phòng chống sạt lở thi công rất ì ạch.
    [​IMG]
    Nguy cơ cao
    Vườn tược, nhà dân bị cuốn xuống sông là điều khó tránh khỏi khi mưa và triều cường diễn biến rất phức tạp trong thời gian qua. Liên tục những tháng gần đây, bờ trái ngã ba Kinh Lộ- Tắc Mương Lớn thuộc xã Hiệp Phước huyện Nhà Bè, TPHCM bị sạt lở. Hiện nay huyện Nhà Bè được xem là điểm nóng về nguy cơ sạt lở thuộc dạng đặc biệt nghiêm trọng nằm trong khu dân cư với 9 vị trí. Nhất là tại khu vực hai bên rạch kênh Cây Khô, đoạn từ ngã ba kênh Cây Khô đến Tắc Bến Rô thuộc xã Phước Lộc dài 250m có rất nhiều nhà dân sinh sống sát mép bờ. Nơi đây đã từng sạt lở nhiều lần vào năm 2011. Tương tự, tại xã Hiệp Phước, Phước Lộc, Phước Kiển, Nhơn Đức… nguy cơ sạt lở thuộc dạng rất nguy hiểm vì những nơi trên đều có dân cư sinh sống sát bờ sông, kênh, rạch. Đặc biệt, khu vực cầu Phước Long về hạ lưu qua ngã ba Rạch Tôm huyện Nhà Bè người dân lo nơm nớp mỗi khi có mưa to.





























    * Ông Trần Thế Kỷ, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM, cho biết, trên địa bàn TP còn 38 vị trí có nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch tập trung tại các quận: 2, 12, Bình Thạnh, Thủ Đức, huyện Nhà Bè và Cần Giờ (năm 2013 có 59 vị trí sạt lở). Trong đó có 18 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, 11 điểm nguy hiểm, huyện Nhà Bè là địa phương có số điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm nhiều nhất (9 điểm), kế đến quận Bình Thạnh (3 điểm).


    Tháng 5 vừa rồi tại kênh xáng Lý Văn Hạnh, ngã ba sông Chợ Đệm- Bến Lức, xã Tân Nhựt huyện Bình Chánh đã sạt lở nghiêm trọng, may mắn không có thương vong về người. Tại rạch Xóm Củi, xã Bình Hưng hiện có 25 hộ dân sinh sống nằm trong vùng sạt lở rất nguy hiểm cần được di dời khẩn cấp. Trước đây, nhà của hàng chục hộ dân ở ấp Bình Mỹ, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ bị chuồi xuống sông do sạt lở. Hiện huyện Cần Giờ cũng có nhiều vị trí sạt lở nguy hiểm đó là khu vực bến phà Bình Khánh, ven sông Soài Rạp, cũng tập trung rất nhiều hộ dân đang sinh sống. Các điểm báo động đỏ hiện nay chủ yếu nằm tại khu vực bờ tả và hữu sông Sài Gòn đi qua những địa bàn đông dân cư.
    Nguy hiểm nhất là khu vực cầu Giồng Ông Tố quận 2, dọc hai bên bờ sông có đến hàng trăm nhà dân sinh sống nhưng không có bờ kè. Hiện tại, những khu vực trên thường có nhiều phương tiện giao thông thủy loại lớn đi lại thường xuyên, tạo sóng lớn đánh dạt, gây xói mòn hai bên bờ sông. Chưa kể hoạt động kinh doanh khai thác cát trái phép trên sông càng làm tăng nguy cơ sạt lở tại các khu vực, như bến đò Long Đại, khu vực cầu Phước Long về hạ lưu đến qua ngã ba Rạch Tôm, huyện Nhà Bè… Dù nguy cơ cao nhưng các biện pháp chủ yếu phòng chống sạt lở bờ sông cũng chỉ dừng lại ở các phương pháp thủ công, như nạo vét các tuyến kênh mương, gia cố bờ đê, bờ bao bằng cách đóng cừ dừa…
    [​IMG]
    Theo Khu Đường sông, hiện tượng sạt lở đất ven biển, sông, kênh, rạch sẽ còn kéo dài đến hết mùa mưa năm nay. Nguyên nhân dẫn đến sạt lở do tình trạng xây cất lấn sông, kênh, rạch, hồ chứa nước, vẫn còn tồn tại làm thu hẹp dòng chảy, dẫn đến gia tăng lưu tốc dòng chảy, biến đổi dòng chảy cục bộ gây xói lở hàm ếch dẫn đến sạt lở. Đồng thời, việc san lấp, xây dựng trái phép lấn chiếm sông, trên hành lang bờ sông, kênh, rạch làm gia tăng tải trọng sát bờ sông, tạo áp lực gây sạt lở. Ngoài ra, khai thác cát bừa bãi với quy mô lớn làm thay đổi dòng chảy, gây mất cân bằng bùn cát dẫn đến gia tăng xói lở.
    Thi công cầm chừng





























    * Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn TPHCM, trong năm 2013, trên địa bàn TP xảy ra 12 đợt lốc xoáy và mưa dông; 5 đợt triều cường vượt mức báo động 3, trong đó đợt trung tuần tháng 10 vượt mức báo động lịch sử với 1,62m; cùng 16 vụ sạt lở bờ bao, kênh rạch.


    Mặt dù TP đã đầu tư xây dựng hàng loạt dự án, công trình kè bảo vệ bờ, di dời các hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở nguy hiểm, tuy nhiên các dự án hầu như giậm chân tại chỗ. Đơn cử dự án bờ kè Thanh Đa đã triển khai thi công nhiều năm qua, đây là dự án cấp bách chống sạt lở khu vực kênh Thanh Đa được khởi động từ năm 2007 nhưng đến nay chỉ mới thực hiện đoạn 1.1 và đoạn 1.3 (từ chân cầu Bình Triệu đến doanh trại quân đội thuộc phường 25). Riêng đoạn 1.2 và 1.4, hoàn thành trong tháng 6 nhưng nay chỉ mới thi công được khoảng 70%.
    Điều đáng nói là các dự án chống sạt lở vốn đã khá “khiêm tốn” về số lượng, nhưng việc thi công lại hết sức chậm chạp. Trong khi đó, UBND TPHCM chỉ đạo các quận huyện lập phương án di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân đã làm ảnh hưởng đến tiến độ di dời dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở cao.
    Theo Khu Đường sông, đến nay hồ sơ thiết kế của 11 dự án chống sạt lở bờ sông trên địa bàn TP về cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư đang hết sức khó khăn, nên các dự án mới khó có thể triển khai được. Trong khi đó, những công trình đang triển khai thi công lại vướng không có mặt bằng, gây khó khăn cho nhà thầu cả về kinh phí và thời gian. Với những vướng mắc trên, xem ra các dự án chống sạt lở trên địa bàn TPHCM sẽ còn tiếp tục bị chậm trễ.
    QUỐC HÙNG

    - See more at: http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2014/9/361133/#sthash.Eq56eouW.dpuf
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15

Chia sẻ trang này