Đúng như tên gọi của nó, giàn đầu giếng ban đầu chỉ có nhiệm vụ quản lý các đầu giếng với chức năng tương đương như đầu giếng dưới ngầm. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu thực tế đặt ra ở Việt Nam từ giàn quản lý đầu giếng đầu tiên BK-1 (1990-1991) của Liên Doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP) đến nay trên thềm lục địa Việt Nam đã có trên 30 giàn WHP với công nghệ được cải tiến không ngừng. Nếu phân loại theo người ở thì có hai loại giàn đầu giếng cơ bản là giàn có người ở và giàn không có người ở, thông thường giàn không có người ở có công suất nhỏ và ít công năng hơn nhiều so với giàn có người ở. Các WHP hiện nay có thêm nhiều hệ thống công nghệ mới và công năng của nó mạnh mẽ hơn nhiều so với thời kỳ nguyên thủy của chúng, đó là các hệ thống tách dầu - khí - nước, hệ thống ép vỉa, hệ thống Gas-lift, hệ thống phóng thoi và nhận thoi, máy phát điện, phòng điều khiển và nơi ăn ở ... Có thể nói sự phát triển của ngành dầu khí tại Việt Nam gắn liền với sự phát triển của Liên Doanh Việt – Nga Vietsovpetro. Để khai thác dầu khí tại các mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng là các giàn cố định kiểu đa chức năng loại MSP (khoan, khai thác, ở...), VSP cũng đã xây dựng các giàn nhẹ kiểu WHP nhằm khai thác các vỉa vệ tinh. Sau hơn 30 năm phát triển VSP đã xây dựng 18 giàn nhẹ kiểu WHP. Trong quá trình xây dựng, kiểu giàn WHP đã được cải tiến và hoàn thiện không ngừng theo 4 thế hệ: 1- Thế hệ 1 gồm BK-1 (1990-1991) 2- Thế hệ 2 gồm BK-3, 4, 5, 6, 8 (1992-1997) 3- Thế hệ 3 gồm BK-7, 9, 10 (1998 - 2005) 4- Thế hệ 4 gồm RC4, RCDM, RC5, RC6, RC7, BK14, BK15, GT-01, MT-01 (2006-2012). Hình dáng kiến trúc của các thế giàn đầu giếng như (hình 1.7) dưới dây: Các thế hệ giàn đầu giếng của VSP giai đoạn 1990- 2012 Rất dễ nhận thấy: 1/ Các giàn Công nghệ trung tâm ngày càng được ưu tiên phát triển topside để có thể chứa được nhiều phương tiện máy móc xứ lý và khai thác. 2/ Kết cấu chân tinh gọn hơn nhờ sự hỗ trợ tính toán tích cực từ các phần mềm