Các bước tính toán công trình đường ống

Thảo luận trong 'Pipeline Chuyên ngành Đường ống, Riser Jtube' bắt đầu bởi admin, 18/9/12.

  1. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    5.2.1. Tính toán lựa chọn tuyến ống
    v Tiêu chuẩn tính toán lựa chọn tuyến ống:
    - Việc thực hiện tính toán lựa chọn tuyến ống phải phù hợp với tiêu chuẩn DNV OS F101, tuyến ống tối ưu nhất được lựa chọn là tuyến ống có chiều dài ngắn nhất có thể và số khuyết tật là ít nhất;
    - Tiêu chuẩn lựa chọn tuyến sẽ bao gồm những quy định bắt buộc sau:
    + Phù hợp với mọi yêu cầu của chủ đầu tư;
    + Tránh được các chướng ngại vật dưới đáy biển;
    + Số nhịp vượt qua địa hình phức tạp là ít nhất có thể ;
    + Góc theo phương ngang hợp với tuyến ống đã có không được nhỏ hơn 30[SUP]o[/SUP] và nên càng gân 90[SUP]o[/SUP] thì càng tốt .Khoảng cách theo phương đứng với ống đã có tối thiểu là 0,3 (m);
    + Dưới độ sâu càng lớn thì thiết kế các ống giao nhau với tuyến ống hiện hành càng gần vuông góc càng tốt ;
    + Bán kính cong của ống khi thiết kế gây ra ứng suất tương ứng không được vượt quá 10% SMYS và không làm mất ổn định của tuyến ống ;
    + Với ống đi vào giàn cần tránh các khu vực hoạt động như: giá cập tàu, khu vực của giàn khoan khai thác …;
    + Ống tiếp cận giàn hợp một góc không được nhỏ hơn 30[SUP]o[/SUP] và vị trí bắt đầu cong ống đi vào giàn cách giàn tôi thiểu 500 (m);
    + Tuyến ống chọn lựa tránh được tối thiểu tác động của môi trường nhất có thể;
    v Khảo sát kĩ thuật sơ bộ
    - Khảo sát về độ sâu nước và địa kĩ thuật của đáy biển;
    - Kết quả của cuộc khảo sát sẽ được tống hợp lại để xem xét, thảo luận, chắt lọc và viết thành bản báo cáo khảo sát cuối cùng;

    v Đề xuất tuyến
    - Từ báo cáo khảo sát đã được lập bộ phận thiết kế sẽ đưa ra đề xuất tọa độ tuyến ống chính và các tuyến phụ phù hợp yêu cầu của mỏ và các qui định lựa chọn tuyến;
    - Tất cả các tuyến ống đã được lựa chọn mà song với nhau sẽ được giữ khoảng cách tối thiểu là 50 (m);

    5.2.2. Các trường hợp tải trọng tác dụng lên đường ống
    - Tải trọng tác dụng lên đường ống được phân thành các loại sau: tải trọng chức năng, tải trọng môi trường, tải trọng xét đến trong quá trình xây dựng tuyến ống(lắp đặt, thử áp lực, vận hành, bảo trì và sửa chữa), tải trọng băng, tải trọng va đập và tải trọng sự cố. Các loại tải trọng này sẽ được xem xét trong từng trường hợp cụ thể của tuyến ống:
    + Trường hợp thi công lắp đặt;
    + Trường hợp thử áp lực;
    + Trường hợp vận hành của tuyến ống (đưa vào sử dụng);
    v Trường hợp thi công
    - Ống sẽ chịu các tải trọng sau:
    + Tải trọng chức năng : trọng lượng bản thân ống và chất thử áp trong ống , áp lực thủy tĩnh , áp lực bên trong khi thử áp;
    + Tải trọng môi trường: tải trọng gió, tải trọng sóng và dòng chảy, lực thủy động;
    + Tải trọng xem xét đến trong quá trình xây dựng tuyến ống: lắp đặt, thử áp(như: tải trọng nâng ống, liên kết ống, thử áp...vv);
    + Tải trọng va đập: va vào chướng ngại vật khi lắp đặt...;
    + Tải trọng sự cố: nổ, vật rơi vào ống;
    v Trường hợp vận hành
    - Ống chịu các tải trọng sau:
    + Tải trọng chức năng: tải trọng bản thân ống và chất vận chuyển trong ống, tải trọng do hà bám, áp lực thủy tĩnh, áp lực bên trong khi vận chuyển chất, giãn nở do nhiệt độ;
    + Tải trọng môi trường : tải trọng gió, tải trọng sóng và dòng chảy, lực thủy động;
    + Tải trọng xem xét đến trong quá trình xây dựng tuyến ống: vận hành, bảo trì, sửa chữa (sự gia tăng về áp lực...);
    + Tải trọng sự cố: tải trọng do điều kiện sóng và dòng chảy là cực hạn, tải do va chạm do các hoạt động của tàu thuyền hay va chạm với vật chìm hoặc băng trôi, sự vận chuyển của dòng bùn...v.v.
    + Tải trọng khác : động đất;

    5.2.3. Các tổ hợp tải trọng
    - Tùy thuộc vào giai đoạn thiết kế theo trạng thái giới hạn nào mà lấy tổ hợp các trường hợp tải trọng cho phù hợp để tính toán. Các tổ hợp tải trọng được xét theo các trạng thái giới hạn như sau:
    + Trạng thái giới hạn cực hạn:
    o Kiểm tra hệ thống, tổ hợp tải được lấy bao gồm: tải trọng chức năng(hệ số tổ hợp là 1.2), tải trọng môi trường (hệ số tổ hợp là 0.7);
    o Kiểm tra cục bộ, tổ hợp tải được lấy bao gồm: tải trọng chức năng(hệ số tổ hợp 1.1), tải trọng môi trường (hệ số tổ hợp 1.3), tải trọng va (hệ số tổ hợp 1.1);
    + Trạng thái giới hạn mỏi:
    o Tổ hợp tải trọng được lấy bao gồm: tải trọng chức năng (hệ số tổ hợp 1.0), tải trọng môi trường (hệ số tổ hợp 1.0), tải trọng va (hệ số tổ hợp 1.0)
    + Trạng thái giới hạn sự cố:
    o Tổ hợp tải bao gồm: tải trọng chức năng, tải trọng môi trường, tải trọng va, tải trọng sự cố (các hệ số tổ hợp của trường hợp tải đều là 1.0)

    5.2.4. Tính toán chọn đường kính và chiều dày ống
    a) Chọn sơ bộ đường kính ống:
    - Công thức tính lưu lượng chất vận chuyển:
    [​IMG]
    Trong đó:
    + Q: là lưu lượng chất vận chuyển;
    + d: là đường kính ống;
    + v: là vận tốc của chát vận chuyển trong ống;
    - Sẽ có 2 phương án chọn đường kính ống:
    Tùy thuộc yêu cầu của chủ đầu tư mà lựa chọn đường kính ống theo 2 phương án lựa chọn sau:
    + Tăng đường kính ống (d) thì tổn thất năng lượng nhỏ, chi phí máy nén khí giảm, chi phí vật liệu tăng;
    + Giảm đường kính ống (d) thì tổn thất năng lượng tăng, chi phí máy nén khí tăng, chi phí vật liệu giảm;
    b) Tính toán chọn chiều dày đường ống
    - Công thức kiểm tra:
    [​IMG](theo công thức 5.14 DnV-OS-F101) (1)
    Trong đó:
    + P[SUB]e[/SUB]: áp lực ngoài nhỏ nhất;
    + g[SUB]m[/SUB]: Hệ số kháng vật liệu phụ thuộc vào trạng thái vật liệu theo DnV2000;












    Table 5-4 Material resistance factor, g[SUB]m[/SUB]
    Limit state category SLS/ULS/ALS FLS
    g[SUB]m[/SUB] 1,15 1,00




    + P[SUB]b[/SUB](t[SUB]1[/SUB]) là áp lực phục hồi được xác định như sau:
    P[SUB]b[/SUB](x) = Min{P[SUB]b,s[/SUB](x);P[SUB]b,u[/SUB](x)} ( theo 5.15 DnV –OS-F101)
    Với:
    o P[SUB]b,s[/SUB](x) là áp lực ở trạng thái giới hạn chảy được xác định như sau:
    P[SUB]b,s[/SUB](x)= [​IMG] ( theo 5.16 DnV –OS-F101)
    o P[SUB]b,u[/SUB](x) là áp lực ở trạng thái giới hạn nổ được xác định bởi công thức:
    P[SUB]b,u[/SUB](x)= [​IMG]( theo 5.17 DnV –OS-F101)
    + Trong đó f[SUB]y[/SUB]=(SMYS –f[SUB]y,temp[/SUB]).a*[SUB]U[/SUB] - là ứng suất chảy dẻo nhỏ nhất sử dụng trong thiết kế;
    + f[SUB]u[/SUB]= (SMTS –f[SUB]u,temp[/SUB]).a*[SUB]U[/SUB].a[SUB]A[/SUB]- là ứng suất kéo nhỏ nhất sử dụng trong thiết kế.

    o Với f[SUB]y,temp[/SUB] là phần giảm ứng suất chảy dẻo đặc trưng do nhiệt độ được tra theo đồ thị 5.1 DnV 2000;
    [​IMG]
    o a*[SUB]U[/SUB] là hệ số cường độ vật liệu tra theo bảng sau











    Table 5-1 Material Strength factor, αU
    Factor Normal Supplementary requirement U
    au 0.96 1




    o f[SUB]u,temp[/SUB] - là phần giảm khả năng chịu kéo đặc trưng do nhiệt ;
    o a[SUB]A[/SUB] - Là hệ số kể đến sụ làm việc không đẳng hướng của vật liệu;

    + : Hệ số theo cấp an toàn của công trình theo bảng 5-5 DnV 2000;
    Tra các bảng 2-1, 2-2, 2-3, 2-4, 2-5 DnV 2000 ta được các thông số về: chất vận chuyển, vị trí tuyến ống, cấp an toàn của công trình =>
    Sau khi tra được các thông số, thay vào (1) giải ta tìm được chiều dày đường ống t. Tra tiêu chuẩn API SPEC 5L để chọn ra chiều dày t tương ứng với đường kính ống D đã chọn;

    5.2.5. Tính toán độ bền đường ống
    v Hiện tượng
    - Thông thường đường ống nằm tiếp xúc liên tục với đáy biển và do đó không chịu momen uốn. Tuy nhiên trong một số trường hợp ống buộc phải vượt qua những địa hình phức tạp làm phát sinh nhịp treo trên tuyến, các dạng địa hình thường gặp là:
    + Chướng ngại vật dạng lõm xuống: hào, rãnh, địa hình có sóng cát;
    + Chướng ngại vật có dạng đỉnh lồi: mỏm san hô, đường ống đã có trước …;
    - Khi đường ống có nhịp treo thì bài toán độ bền của đường ống trở lên rất phức tạp, cần phải xét các bài toán sau:
    + Bài toán nhịp ống chịu tải trọng tĩnh, thường xét các tải trọng như trọng lượng bản thân, lực căng dư trong ống khi thi công;
    + Bài toán nhịp ống chịu tải trọng động là lực thuỷ động của sóng và dòng chảy;
    + Bài toán cộng hưởng dòng xoáy của nhịp ống;
    + Bài toán ổn định tổng thể;
    + Bài toán mỏi;
    - Các bài toán trên là tương đối quen thuộc, tuy nhiên với công trình đường ống thì khá phức tạp do nhiều lý do như sau:
    + Tính đa dạng của biên liên kết;
    + Tính phi tuyến của đất nền;
    + Ảnh hưởng của phi tuyến hình học;
    + Ảnh hưởng của nhiệt độ , ma sát và lực căng dư trong ống;
    - Vì những lí do trên mà khi tính toán 1 công trình đường ống chỉ xét đến các bài toán sau:
    + Bài toán tĩnh;
    + Bài toán ổn định;
    + Bài toán mỏi;
    v Tính toán bền đường ống qua địa hình phức tạp
    - Việc tính toán độ bền đường ống biển khi qua các địa hình phức tạp là đi xác định chiều dài nhịp treo lớn nhất cho phép để cho đường ống không bị phá hoại (phá hoại chảy dẻo đường ống) khi ống chịu tải trọng tĩnh và động. Chiều dài nhịp treo lớn nhất cho phép sẽ được lấy cái nhỏ hơn trong 2 trường hợp tính toán nhịp treo trong bài toán động và bài toán tĩnh;
    v Bài toán tĩnh
    - Chiều dài nhịp treo cho phép sẽ được xác định từ giới hạn momen uốn cho phép đối với ống, mô men lớn nhất trong nhịp treo được xác định dựa trên: lực ngang lớn nhất tác dụng lên nhịp treo, trọng lượng bản thân nhịp, lực dọc trục biểu kiến trong ống, hệ số độ cứng của bê tông và chiều dài nhịp;
    - Tính toán bài toán tĩnh tuân theo tiêu chuẩn DNV RP F105 và sử dụng phần mềm Mathcad.
    v Bài toán động
    - Chiều dài nhịp treo cho phép trong bài toán động sẽ được xác định bằng việc xem xét sự dung động dòng xoáy sau ống do sự tác động trực tiếp của sóng và dòng chảy lên ống, và tần số dao động riêng của nhịp ống. Sự dung động của ống nguyên nhân là do chu kỳ xoáy đổ của dòng chảy. Mỗi dòng xoáy đó gây ra phản ứng xung lực và do đó làm cho ống bị lệch đi. Nếu như xuất hiện hiện tượng cộng hưởng giữa chu kì dao động riêng của nhịp và chu kì của dao động cưỡng bức (chu kì dao động của dòng xoáy), kết quả là làm biên độ dao động của nhịp ống tăng cao. Trong trường hợp mà sóng là trội hơn so với dòng chảy, ứng suất có tính chất chu kì do sự tác động trực tiếp của tải trong sóng có thể gây ra phá hoại mỏi cho nhịp ống;
    - Phân tích nhịp treo động sẽ được thực hiện cơ bản theo các tiêu chuẩn sau :
    + Tiêu chuẩn kiểm tra mỏi;
    + Tiêu chuẩn theo trạng thái giới hạn cực hạn;
    - Việc tính toán phân tích lựa chọn tuyến được thực hiện bằng phần mềm Mathcad.

    5.2.6. Tính toán ổn định đường ống biển
    a) Mất ổn định lan truyền
    v Hiện tượng
    - Hiện tượng này được mô tả là dưới áp suất ngoài cao nhất định, nếu trên đường ống đã có 1 điểm mất ổn định cục bộ, thì vết lõm sẽ lan truyền sang các điểm lân cận dọc theo tuyên ống. Khi xảy ra hiện tượng này, đường ống bị phá hủy trên chiều dài lớn, gây tổn thất đáng kể và khó khắc phục cho công trình.
    - Với đường ống cho trước cần tính toán xác định áp lực ngoài gây ra mất ổn định lan truyền. So sánh với áp lực ngoài thực tế tại địa điểm xây dựng, nếu áp lực ngoài nhỏ hơn áp lực gây mất ổn định lan truyền là an toàn.
    v Tính toán kiểm tra
    - Theo quy phạm DnV OS F101 -2000, điều kiện để không mất ổn định lan truyền đường ống là :
    [​IMG]
    - Trong đó :
    + p[SUB]e[/SUB] : áp lực bên ngoài : P[SUB]e [/SUB]= g(do + d1 + d2 + *H[SUB]max[/SUB])
    o d (m) -là độ sâu nước thấp nhất.
    o d[SUB]1[/SUB] (m) - là biên độ triều;
    o d[SUB]2[/SUB] (m) - là chiều cao nước dâng;
    o H[SUB]max[/SUB] -Chiều cao sóng lớn nhất
    + p[SUB]pr[/SUB] : áp lực tới hạn khi mất ổn định lan truyền
    + Các thông số f[SUB]y[/SUB],a[SUB]fab[/SUB] ,t[SUB]2[/SUB], D,g[SUB]m[/SUB] ,g[SUB]SC[/SUB] được xác định như trong phần tính toán kiểm tra ổn định đàn hồi của đườn ống .
    b) Mất ổn định vị trí tuyến ống
    v Hiện tượng
    - Trong quá trình vận hành đường ống luôn chịu tác động của điều kiện môi trường như sóng, dòng chảy, sự vận chuyển của các dòng cát hay dòng bùn, đặc biệt là lực đẩy nổi. Những tác động này làm cho đường ống có xu hướng bị dịch chuyển dưới đáy biển, trôi dạt đường ống và có thể bị phá hủy đường ống do quá ứng suất.
    - Để đường ống vận hành an toàn cần thiết kế sao cho đườn ống không dịch chuyển khỏi vị trí của nó, hoặc nếu có thì nằm trong giới hạn cho phép. Do đó việc tính toán ổn định vị trí là nhiệm vụ quan trọng trong thiết kế đường ống, công việc tính toán nhằm tìm ra trọng lượng yêu cầu của đường ống để ống ổn định dưới đáy biển trong suốt thời gian vận hành.
    v Tính toán kiểm tra ổn định vị trí ( theo DnV )
    - Việc tính toán ổn định vị trí cần đảm bảo ống ổn định tại mọi vị trí, trong mọi điều kiện hoạt động và môi trường tác động. Do đó khi tính toán ổn định vị trí của đường ống dưới đáy biển được xét trong hai trường hợp với những tổ hợp bất lợi nhất của sóng và dòng chảy.
    Ø Giai đoạn 1 : Điều kiện ống mới lắp đặt xong
    o Trong điều kiện này, ổn định thường được tính trong điều kiện song – dòng chảy 1 năm, đường ống chưa có hà bám, ăn mòn, chất trong ống là không khí hoặc nước biển .
    Ø Giai đoạn 2 : Điều kiện vận hành
    o Trong điều kiện này, ổn định vị trí của đường ống thương được tính toán trong điều kiện sóng – dòng chảy tần suất xuất hiện là 100 năm và xét đường ống có hà bám , ăn mòn tương ứng với đời sống của công trình, trong ống chứa chất vận chuyển. Tổ hợp sóng – dòng chảy được chọn :
    § Nếu sóng là trội: Sóng 100 năm + dòng chảy 10 năm .
    § Nếu dòng chảy là trội: Dòng chảy 100 năm + sóng 10 năm
    Trình tự tính toán thực hiện theo tiêu chuẩn DnV RP F109 hoặc DnV E305
    Ø Xác định ổn định vị trí theo DnV RP F109
    Theo tài liệu DnV F109 thì tuyến ống đảm bảo ổn định vị trí nếu:
    [​IMG][​IMG]

    Trong đó:
    o : Là hệ số an toàn được tra bảng 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 DnV F109
    o : Là lực thủy động theo phương ngang (bao gồm lực cản vận tốc và lực quán tính)
    [​IMG]
    Trong đó:
    - r[SUB]tot,y[/SUB]: Hệ số giảm tải theo phương ngang
    - : Trọng lượng riêng của nước biển, =1025 (kG/m3)
    - D: Đường kính ngoài của ống
    - : Độ lớn vận tốc dao động ứng với dao động đơn thiết kế, vuông góc với ống, xác định theo công thức 3.15 DnV F109
    - : Vận tốc dòng chảy ổn định tương ứng ứng với dao động đơn thiết kế, vuông góc với ống, xác định theo mục 3.4.2. DnV F109
    - : Hệ số tải trọng cao nhất, tra bảng 3.9 DnV F109, phụ thuộc vào tỉ số vận tốc dao động M[SUP]*[/SUP](M[SUP]*[/SUP]=V[SUP]*[/SUP]/U[SUP]*[/SUP]) và số keulagan-carpenter K[SUP]*[/SUP] cho dao động đơn thiết kế(K[SUP]*[/SUP]= U[SUP]*[/SUP].T[SUP]*[/SUP]/D, T[SUP]*[/SUP]- chu kì dao động ứng với dao động đơn thiết kế)
    o :
    [​IMG]
    Là lực nâng theo phương đứng
    Trong đó:
    - r[SUB]tot,z[/SUB]: Hệ số giảm tải theo phương đứng
    - : Hệ số tải trọng cao nhất, tra bảng 3.10 DnV F109, phụ thuộc vào tỉ số vận tốc dao động M[SUP]*[/SUP](M[SUP]*[/SUP]=V[SUP]*[/SUP]/U[SUP]*[/SUP]) và số keulagan-carpenter K[SUP]*[/SUP] cho dao động đơn thiết kế.(K[SUP]*[/SUP]= U[SUP]*[/SUP].T[SUP]*[/SUP]/D; T[SUP]*[/SUP]- chu kì dao động ứng với dao động đơn thiết kế xác định theo 3.16 DnV F109)
    o : Sức kháng bị động của đất
    o : Hệ số ma sát giữa đất và ống
    o Ws: Trọng lượng ống ngập nước trên mỗi đơn vị chiều dài
    Việc thực hiện tính toán được tính bằng phần mềm Mathcad
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15
  2. maicohoi

    maicohoi Member

    Tham gia ngày:
    7/8/12
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    6
    Trong tuyến đường ống đâu có xét tải trọng gió đâu admin.
    Mình nghĩ công thức này qui định chiều dày đường ống để tránh collapse(móp ống) lan truyền đi sang chổ khác, chứ không phải chỉ tiêu để tính ổn định
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/9/12
  3. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    1. Bạn maicohoi quen với thiết kế đường ống ngầm, đối với những tuyến ống bờ tải trọng gió là có và đáng kể khi mà tuyến ống bằng qua những vùng đất trống
    2. Khi ống móp (collapse) tức là ống mất ổn định
    Bài viết chỉ nêu những vấn đề tổng quan cho thiết kế công trình đường ống, mọi vấn đề chi tiết chuyên sâu ứng với từng trường hợp và bài toán cụ thể không thuộc phạm vi của topic này.
     
  4. dinhkhanhle.ico

    dinhkhanhle.ico New Member

    Tham gia ngày:
    22/5/12
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Có các bài toán tính toán thiết kế thi công đường ống trên bờ ko anh
     
  5. trihon

    trihon New Member

    Tham gia ngày:
    26/10/12
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    to dinhkhanhle.ico: ống trên bờ hình như dùng asme?
    to admin: cái này của admin là dnv2000, thấy cái 2012 nó hơi khác 1 tí,vd: ở công thức tính chiều dày? có thể cho mình biết tại sao được ko? Thanks!
     
  6. maicohoi

    maicohoi Member

    Tham gia ngày:
    7/8/12
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    6
    Ống trên bờ thường dùng ASME B31.4 cho đường ống dẫn chất lỏng và ASME B31.8 cho đường ống dẫn khí..
    Hiện tại mình chưa có phiên bản DNV OS F101 -2012 nên không biết nó khác nhau cho nào bạn có thể post DNV OS F101 -2012 lên cho minh xem thử..mới có thể nói được.
     
  7. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Anh em đừng nhầm lẫn với thiết kế Pipeline (đường ống biển bờ) với Piping System (đường ống công nghệ). Tiêu chuẩn, qui phạm thiết kế tính toán và phần mềm sử dụng cho 2 lĩnh vực này cũng khá là khác nhau.

    Bài viết của Admin ở trên đang cập đến phần tính toán đường ống biển -pipe line. Để tính toán thiết kế & thi công đường ống pipeline biển - bờ thường tham khảo và sử dụng các tiêu chuẩn sau:

    Det Norske Veritas, DNV
    DNV OS- F101 Submarine Pipeline Systems
    DNV RP- F103 Cathodic Protection of Submarine Pipelines by Galvanic Anodes
    DNV RP- F105 Free Spanning Pipelines
    DNV RP- F107 Risk Assessment of Pipeline Protection
    DNV RP- F109 On-bottom Stability Design of Submarine Pipelines
    DNV RP- F111 Interference Between Trawl Gear and Pipelines
    DNV RP- E305 On-Bottom Stability Design of Submarine Pipeline
    Bộ tiêu chuẩn qui phạm DNV được cập nhật ở đây: http://exchange.dnv.com/publishing/codes/ToC_edition.asp anh em có thể tự download về để sử dụng.

    American Petroleum Institute, API
    API 1104 Standard for Welding of Pipelines and Related Facilities
    API Spec 5L Line Pipe Specification
    API RP 5L1 Recommended Practice for Railroad Transportation of Line Pipe
    API RP 5LW Recommended Practice for Transportation of Line Pipe on Barges and Marine Vessels
    API RP 5L9 External Fusion Bonded Epoxy Coating of Line Pipe
    API 6H Specification for End Closures Connectors & Swivels

    American Society for Mechanical Engineers, ASME
    ASME B31.8 Gas Transmission and Distribution Piping System
    ASME B16.5 Pipe Flanges and Flanged Fittings
    ASME Sec VIII Rules for Construction of Pressure Vessels, Division II International

    Organization for Standardization, ISO
    ISO 15589-2 Petroleum and Natural Gas Industries – Cathodic Protection of Pipeline Transportation Systems – Part 2: Offshore Pipelines
    ISO 13623 Petroleum and Natural Gas Industries – Pipeline Transportation Systems
    ISO 15589-1 Petroleum & Natural Gas Industries – Cathodic Protection for Pipeline Transportation Systems

    Đối với đường ống công nghệ (Processing piping system), thường tham khảo và sử dụng các tiêu chuẩn sau:

    American Society for Mechanical Engineers, ASME
    ASME B31.3 Process piping
    ASME B31.8 Gas Transmission and Distribution Piping System
    ASME B16.5 Pipe Flanges and Flanged Fittings
    ASME Sec VIII Rules for Construction of Pressure Vessels, Division II
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/10/12
  8. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Anh em tham khảo Pipeline Design Flowchart như hình ở dưới (ABS)
     

    Các file đính kèm:

  9. trihon

    trihon New Member

    Tham gia ngày:
    26/10/12
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    mình đang làm ĐATN về đường ống, hiện có 2 vấn đề hơi khoai muốn nhờ các a e chỉ giúp:
    1/ Có bảng số liệu được trích ở dưới, cụm từ chart datum có nghĩa là gì? liệu có phải là cốt ''0'' hải đồ ko nhỉ?
    ------------------
    2/ Còn trong công thức tính toán chọn chiều dày ống theo DNV 2012 và Dnv 2000, có sự khác nhau tương đối: 2012 có thêm 2 số liệu nữa để kiểm tra mà 2000 ko có, đó là:
    a e có thể giải thích giúp mình nguyên nhân của sự "thêm nếm" đó được ko? Many thanks!
    (công thức 5.6 và 5.7- trang 73-DnV-os-f101- 2012) và: 5.14 Dnv -os-f101- 2000
    [xin lỗi a e vì mình đang loay hoay mà ko post công thức lên được- a e chỉ giáo phần này]
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15
  10. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Last edited by a moderator: 16/11/15
  11. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Last edited by a moderator: 16/11/15

Chia sẻ trang này