bố trí mặt bằng gối đỡ trong thi công công trình biển !!!1

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi thephong2906, 21/11/14.

  1. thephong2906

    thephong2906 New Member

    Tham gia ngày:
    21/2/14
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    em là sinh viện K55. em đang làm đồ án tốt nghiệp về thi công công trình biển.hiện tại em đang làm về phần bố trí gối đỡ để chế tạo các diafragm và các panel.em có tham khảo bản vẽ các đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp và bản vẽ của giàn Bk17 mà em xin được trong khi đi thực tập tại vũng tàu.sau khi đọc bản vẽ thì em thấy các đồ án môn học cũng như tốt nghiệp trước đây thường bố trí theo nguyên tắc là mỗi thanh có 2 gối đỡ và đc bố trí thụt vào so với hai đầu thanh là khoảng 2 đến 3m,còn với ống chính thì đc bố trí gối đỡ xoay tại các nút.nhưng khi đọc bản vẽ của giàn bk17 thì lại hoàn toàn khác 1 thanh có thể có 1 gối đỡ, 2 gối đỡ khoảng cách thụt vào cũng rất lớn 6,7m.mọi người có thể cho em hỏi nguyên tắc bố trí gối đỡ ntn là đúng.
     
  2. thephong2906

    thephong2906 New Member

    Tham gia ngày:
    21/2/14
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    đasadsad.jpg đâsdasd.jpg dsadsadasdád.jpg
    em xin post lên mấy cái ảnh cho mọi người dễ hiểu hơn ý em nói !!
     
  3. longhuyen

    longhuyen New Member

    Tham gia ngày:
    28/10/12
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Tôi góp ý thế này chả biết đúng sai nhé.
    Gối đỡ bố tri số lượng sao cho thanh phải nằm yên được đã vậy tối thiểu là 2 gối.

    Tiếp đến xét đến bền cho thanh. Tức là khối lượng bản thân của thanh gây ra momen uốn. Kiểm tra xem thanh có bị phá hủy bền ko. Và cái này sẽ quyết định số lượng và khoảng cách gối đỡ.

    Còn cái đầu thụt vào khi có 2 gối ấy là bố trí theo nguyên tắc cần bằng momen. Ở giữa nhịp có momen bằng với momen tại gối đỡ. Theo nguyên tắc dầm đơn giản có 2 đầu nhô conson đấy. (momen do trọng lượng bản thân gây ra). Chứ ko nhất thiết là bằng 1 2 m đâu.
     
  4. thephong2906

    thephong2906 New Member

    Tham gia ngày:
    21/2/14
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    vâng !!! đúng theo nguyên tắc về mặt lý thuyết là như vậy !!! nhưng trong thực tế tính toán đồ án tốt nghiệp lẫn công trình thực tế hình như không sử dụng lý thuyết ấy !!! anh xem 3 hình em post ở trên !!! như vậy em mới thắc mắc và không biết tại sao !!!
     
  5. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Mục đích của việc đặt gối kê là giúp kết cấu ổn định để phục vụ việc thì công dễ dàng và thuận lợi, các tính toán về uốn cong hay gối kê đơn giản chỉ là thứ yếu vì vật liệu thép ống cho jacket thường rất dư khi chịu tải trọng kiểu này.
    Vấn đề quan tâm chủ yếu là mục đích và ý đồ của người bố trí mặt bằng thi công sao cho phù hợp và thuận tiện nhất.
    Việc đặt gối kê thò ra thụt vào như bạn nói chắc là để giúp cho việc đấu nối với các bộ phận khác được trơn tru hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/11/14
  6. thephong2906

    thephong2906 New Member

    Tham gia ngày:
    21/2/14
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    anh có thể nói rõ hơn sự ảnh hưởng của việc bố trí gối đỡ đến tính thuận lợi của việc thi công không anh !!!
     
  7. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Sự ảnh hưởng của việc bố trí gối đỡ đến tính thuận lợi của công tác thi công có thể tóm tắt:
    1/ Gối kê phải được bố trỉ sao cho đủ khoảng không gian để thi công đấu nối thanh được đỡ với các bộ phận kết cấu khác, như chỗ để thao tác móc cáp, chỗ để thao tác hàn...
    2/ Gối kê cần phải được đặt ở những vị trí được gọi là cứng ở bãi chế tạo, ví dụ như cá vị trí móng đặt có sẵn...
     

Chia sẻ trang này