Ansys Phân tích ứng suất & Biến dạng (Chương II) - Phần I

Thảo luận trong 'SESAM/STAD/SAP/ANSYS.' bắt đầu bởi ch3coohminh, 28/3/14.

  1. ch3coohminh

    ch3coohminh Moderators

    Tham gia ngày:
    27/8/13
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Vì tài liệu khá dài nên mình sẽ chia thành nhiều part cho mọi người dễ theo dõi.
    Anh em nào thuận tiện thì nên mua sách ủng hộ tác giả.
    Xin ghi nguồn offshorevn.com khi các bạn copy lại.
    Trân trọng & chúc mọi người mạnh khỏe.
    Chương 2
    TRÌNH TỰ PHÂN TÍCH
    2.1. BÀI TOÁN TỔNG QUÁT
    Với mỗi bài toán cụ thể đều có phương pháp giải khác nhau tùy vào các điều kiện mà bài toán đưa ra, vì thế mỗi bài toán sẽ có một đặc trưng riêng nhưng trình tự để giải một bài toán trong ANSYS 12 gần như là giống nhau về mặt tổng quát, đều phải qua các trình tự cụ thể có liên
    quan chặt chẽ và quyết định lẫn nhau. Trình tự để giải một bài toán trong ANSYS 12 như hình
    1.jpg
    Đối với một bài toán cụ thể, đều phải thực hiện các trình tự giải trên và đòi hỏi sự chính xác, thống nhất với nhau. Các bước giải một bài toán cụ thể đều được phần mềm thể hiện dưới dạng thư mục cây (Tree Outline) giúp chúng ta có thể định hướng, trực quan về bài giải, về vị trí các bước trong hệ thống một bài giải. Chúng ta có thể thay đổi các thong số hay những điều kiện trong một bước giải vào bất cứ lúc nào trong quá trình giải theo ý muốn. Tất cả đều được phần mềm cập nhật và giải lại theo những thông số mới. Vì vậy sẽ rất thuận tiện trong quá trình nghiên cứu lựa chọn phương án nào là thích hợp nhất.
    2.2. BÀI TOÁN TĨNH
    Đối với bài toán cơ học dạng tĩnh tức là phân tích vật thể ở trạng thái đứng yên dưới sự tác động của tải trọng, lực hay mômen lực. ANSYS sẽ phân tích bài toán và cho thấy được trạng thái ứng suất, biến dạng của chi tiết...Cũng có thể ứng dụng để kiểm tra độ bền của các kết
    cấu, tìm ra ứng suất tại từng vị trí, tại vị trí nào chịu ứng suất lớn nhất và mô phỏng sự biến dạng của chi tiết. Để phân tích một bài toán kết cấu dạng tĩnh (Static Structural), phải thực hiện các bước sau:
    1. Engineering Data: Lựa chọn và thiết lập các thông số vật liệu
    2. Geometry: Xây dựng mô hình hình học
    3. Model: Thiết lập mô hình phần tô hữu hạn
    4. Set up: Đặt các ràng buộc và tải
    5. Solution: Phân tích
    6. Results: Kết quả phân tích

    2.jpg
    Bước 1. Engineering Data: Lựa chọn và thiết lập các thông số vật liệu.

    Kết quả phân tích của bài toán sẽ phụ thuộc vào loại vật liệu. Vì vậy khi giải bài toán với ANSYS cần phải xác lập đúng những thông số vật lý của vật liệu như mô đun đàn hồi, hệ số Poisson... ANSYS 12 cung cấp thư viện vật liệu khá đầy đủ, ngoài ra đối với từng vật liệu còn có thể thay đổi các thông số vật lý sao cho phù họp với điều kiện bài toán. Xác định đúng vật liệu và các thông số của vật liệu là những điều kiện cần thiết ban đầu không thể thiếu để có thể phân tích bài toán hoặc kết cấu một cách chính xác.
    Nhấp đúp chuột vào Engineering Data sẽ xuất hiện thư viện vật liệu của phần mềm. Công việc của người sử dụng là lựa chọn những vật liệu từ thư viện vật liệu có sẵn của phần mềm hoặc tạo ra thư viện vật liệu mới, trong đó thiết lập các thông số vật lý cho thuộc tính của vật liệu sao cho phù họp với yêu cầu mà bài toán đưa ra như mô đun đàn hồi E hay hệ số Poisson V, và tải về cho bài toán chờ sử dụng trong khi giải ở các bước sau.
    3.jpg
    Sau khi đưa về cho bài toán những vật liệu cần thiết, sẽ gán vật liệu cho chi tiết hoặc từng bộ phận khác nhau, riêng rẽ của chi tiết với mục đích cuối cùng là mô tả chi tiết và kết cấu một cách chính xác về vật liệu sử dụng. Tiến hành thiết lập vật liệu cho chi tiết bằng cách thao tác với thư mục Model\Geometry trong môi trường Mechanical (môi trường sẽ xuất hiện ở bước 3: Model).
    4.jpg

    Đối với mỗi bộ phận hay khối riêng rẽ trong chi tiết (Solid, Surface, Line), chọn vật liệu tại hộp thoại Details of “Solid (Surface, Line)”\Material\Assignment và chọn vật liệu trong số những vật liệu đã tải về từ bước Engineering Data.
    Bước 2. Geometry: Xây dựng mô hình hình học
    Sau khi hoàn thành bước đầu tiên về chọn và cài đặt các thông số vật liệu, tiến hành xây dựng mô hình hình học của bài toán hoặc kết cấu.
    Trước tiên, phải chọn kiểu mô hình hình học sắp xây dựng có thể là dạng Line Bodies, Solid, 2D, 3D...Cách thao tác: nhấp chuột phải vào Geometry trong Static Structural và chọn Properties.
    5.jpg
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/4/14
  2. ch3coohminh

    ch3coohminh Moderators

    Tham gia ngày:
    27/8/13
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Đề nghị ban quản trị mở rộng số lượng file ảnh upload.
    Mình thường có những bài viết trên 5 ảnh/1 bài. Mình ko thể upload được khi quá 5 ảnh.
     
  3. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Gới hạn 5 ảnh /01 lần post bài
    Để gửi nhiều ảnh bạn có thể gửi nhiều bài viết, cái này là một công cụ để chống spam lên forum.
     
  4. info

    info Member

    Tham gia ngày:
    14/9/12
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    ĐỌc một số hướng dẫn em thấy nó import mô hình từ solidwork là nhiều, chưa thấy nói về autocad, nếu được như vậy thì tốt quá. Thanks bác nhiều.
     
  5. ch3coohminh

    ch3coohminh Moderators

    Tham gia ngày:
    27/8/13
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    CAD. CATIA & Một số phần mềm 3d khác đều được bác nhé. Quan trọng là cách bác set up thôi.
     
  6. ch3coohminh

    ch3coohminh Moderators

    Tham gia ngày:
    27/8/13
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Chương II - Part 2

    Vì tài liệu khá dài nên mình sẽ chia thành nhiều part cho mọi người dễ theo dõi.
    Anh em nào thuận tiện thì nên mua sách ủng hộ tác giả.
    Xin ghi nguồn offshorevn.com khi các bạn copy lại.
    Trân trọng & chúc mọi người mạnh khỏe.
    Lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại Property, trong đó có các lựa chọn cần quan tâm đó là:
    + Solid Bodies: mô hình dạng khối.
    + Surface Bodies: mô hình dạng mặt.
    + Line Bodies: mô hình dạng đường.
    + Analysis Type (2D hoặc 3D): kiểu phân tích 2D hoặc 3D.
    Phải lựa chọn đúng phương pháp để chuẩn bị giải, nếu không phần sẽ không hiểu hoặc không cho phép thực hiện các bước tiếp theo.
    [​IMG]

    Sau đó thiết kế mô hình hình học: nhấp đúp chuột vào ô Geometry trong khung Static Structural, phần mềm sẽ xuất hiện môi trường mới Design Modeler. Khi đó phải chọn đơn vị sử dụng trong bước xây dựng mô hình hình học. Việc xác định này là cần thiết và quan trọng, hệ thống đơn vị của bài toán phải thống nhất trong từng bước tiến hành giải bài toán nếu không thì kết quả sẽ không chính xác.
    Sau khi xác định đơn vị ta sẽ có môi trường mới với giao diện:
    [​IMG]
    Trong Design Modeler có hai môi trường xây dựng mô hình hình học của bài toán, đó là Sketching và Modeling.
    + Sketching: cho phép thiết kế với các lệnh được cung cấp đủ để có thể thao tác trong môi trường 2D như: Line, Circle, Oval, Rectangle, Ellipse...
    + Modeling: sau khi hoàn thành ở môi trường 2D, vào thẻ Modeling để tạo chi tiết hoàn chỉnh. Trong Modeling cũng có đầy đủ các lệnh để thiết kế như: Extrude, Sweep, Revole....để xây dựng khối 3D, hoặc cũng có thể lựa chọn trong Concept để tạo ra phần tử cho bài toán. Có thể là phần tử thanh (Lines From Point, Line From Sketch, Line From Edges), hoặc phần tử mặt (Surface From Sketch).
    [​IMG]
    Dựa vào các lệnh hỗ trợ như trên, ta có thể xây dựng được mô hình hình học của bài toán. Ngoài ra, ANSYS còn hỗ trợ cho người dùng công cụ hữu hiệu hơn nữa, đó là nhập những mô hình đã được thiết kế ở các phần mềm đồ họa khác như Solidwork, Pro-Engineer, AutoCAD…giúp tiết kiệm được thời gian và công sức trong quá trình phân tích kết quả,
    bằng cách nhấp chuột phải vào ô Geometry -> chọn Import Geometry ->Browse để nhập mô hình hình học có sẵn.
    [​IMG]
    Ghi chú: Dưới đây sẽ trình bày cách nhập một mô hình hình học từ một phần mềm CAD vào ANSYS 12.
    Trong các phần mềm CAD mà ta đã biết thì AutoCAD là phần mềm phổ biến và được nhiều người sử dụng. Chính vì vậy tác giả sẽ đưa ra cách nhập một mô hình từ AutoCAD vào phân tích trong ANSYS.
    + Sau khi hoàn thành thiết kế chi tiết ở AutoCAD, xuất file này sang định dạng *.sat.
    Trong AutoCAD vào File -> chọn Export...
    [​IMG]
    Chọn định dạng file xuất ra là *.sat.
    [​IMG]
    Quay trở lại môi trường AutoCAD, chọn những đối tượng cần Export -> Enter.
    + Sau khi xuất ra file *.sat, khởi động ANSYS Workbench và vàomô đun cần phân tích. Nhấp chuột phải vào Geometry -> chọn Import Geometry -> Browse... và chỉ đến file *.sat cần Import.
    [​IMG]
    Bước 3. Model: Thiết lập mô hình phần tử hữu hạn
    Như đã giới thiệu, ANSYS là phần mềm dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích các bài toán. Vì vậy việc xây dựng mô hình phần tử hữu hạn (chia lưới phần tử) là rất quan trọng trong việc phân tích bài toán. Phần mềm sẽ giải trên từng phân tử nhỏ của chi tiết và đưa ra kết quả.
    Sau khi xây dựng xong mô hình hình học cho bài toán, tiến hành chia lưới phần tử cho mô hình vừa tạo ra đế phần mềm có thể phân tích trên từng phần tử và đưa ra kết quả chính xác nhất cho bài toán. Việc chia lưới càng chặt chẽ, số lượng phần tử sau khi chia lưới càng nhiều thì bài toán phân tích càng chính xác.
    Nhấp đúp chuột vào ô Model, phần mềm sẽ tự động xuất hiện môi trường làm việc mới đó là Mechanical. Trong giao diện Mechanical có 4vùng chính:
    + Thanh công cụ ở phía trên của hộp thoại Mechanical.
    + Outline: Thứ tự các bước thực hiện bài toán được trình bày dưới dạng cây.
    + Details View: Chi tiết cho bước đang thực hiện.
    + Graphics: Nơi mô phỏng bài toán, thể hiện tải, các ràng buộc. ế.
    Có thể thấy rõ ở giao diện sau:
    [​IMG]
    Ở hộp thoại Outline, phần mềm thể hiện các bước phải thực hiện thành dạng cây thư mục.
    Trong Model có 4 bước con:
    + Geometry: Mô tả dạng hình học và thiết lập vật liệu cho từng phần của chi tiết.
    + Coordinate System: Hệ tọa độ (theo mặc định).
    + Conections: Liên kết (thể hiện sự liên kết giữa các phần tử của kết cấu).
    + Mesh: Chia lưới phần tử.
    Chỉ thực hiện bước Conections ở những chi tiết phân tích được tạo thành từ những phần (Part) riêng rẽ khác nhau nhiều. Khi xây dựng mô hình tính, phải khai báo cho phần mềm về liên kết giữa những phần này.
    Phần mềm sẽ đưa ra các lựa chọn được thể hiện trong Details of Contact Region\Definition\Type đó là:
    + Bonded: Dán, dính liền.
    + No Separation: Không tách rời.
    + Frictionless: Tiếp xúc không có ma sát.
    + Rough: Tiếp xúc thô.
    + Frictional: Tiếp xúc có ma sát.
    [​IMG]
    Tiếp theo, tiến hành chia lưới tại bước Mesh trong Project\Model (A4): nhấp chuột phải lên dòng Mesh xuất hiện các tùy chọn sau:
    [​IMG]
    Chia lưới theo mặc định:
    + Generate Mesh.
    Hoặc cũng có thể cài đặt cho việc chia lưới:
    + Method: Phương pháp chia lưới.
    + Sizing: Theo kích thước.
    + Contact Sizing: Kích thước liên kết.
    + Refinement: Làm mịn.
    + Mapped Face Meshing: Chia theo lưới bản đồ.
    + Match Control: Kiểm soát chia lưới ăn khớp.
    + Pinch: Vát nhọn.
    + Inflation: Bơm phồng.
    Bước 4. Set up: Đặt các ràng buộc và tải
    Tương ứng là ở bước Static Structural (A5) trong cây thư mục Outline, xuất hiện trong môi trường Mechanical khi khởi động Model.
    Kết hợp với việc chọn vị trí (mặt phẳng, điểm, đường, khối...) trên
     

Chia sẻ trang này