Chu kỳ dao động riêng của kết cấu

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi NoName, 19/8/12.

  1. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    HWB vấn đề tổng quát ở đây là gì nhỉ?

    Từ trước đến này có ai nói giá trị Tn lớn hơn hay nhỏ hơn 3s là ok hay không ok nhỉ? lớn nhỏ là do tính toán mà ra thôi.

    Mà HWB có giá trị 3s mà admin đề cập ở đầu mà ra không? tại sao lại lấy là 3s mà không phải là 5 hay 10 không? (câu hỏi của admin).

    "thông thường cho một jacket có độ sâu thông thường thì tn < 3s" nói câu này chỉ có Tây mới hiểu thôi, anh em nào hiểu giải thích xem nhé?

    Nếu hiểu rõ về Tn thì Mr. HWB giải thích/trả lời các câu hỏi sau cho anh em xem thử nào?

    1. Tại sao phải tính Tn (chu kỳ dao động riêng hệ/kết cấu)?
    2. Tn đại diện cho vấn đề gì của kết cấu? Tn phụ thuộc vào gì?
    3. Giá trị 3s do đâu mà có?
    4. Chúng ta phải làm gì khi Tn lớn hơn hay nhỏ hơn 3s.
    5. Làm sao để giảm Tn nếu muốn Tn < 3s, nếu làm điều này thì có gì bất lợi?
    6. Tn đối với Jacket khác với Jackup như thế nào? đối với các kết cấu công trình biển khác thay đổi như thế nào?
    7. Khi chạy phần mềm SACS phần tích Jacket & Jackup khác nhau như thế nào? lấy bao nhiêu mode là đủ? tại sao? cụ thể từng mode đấy dùng để làm gì?

    Nếu mà nghĩ ai (HWB) cũng nghĩ như tôi thì không cần giải phải thích hay tranh luận gì thêm nữa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/8/12
  2. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
  3. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Có vẻ các anh em ở diến đàn kết cấu vẫn còn đang tranh cãi, về khoản dao động, động lực học công trinh thì dân công trình biển mình tốt hơn, các anh em cùng nhau trao đổi thêm để làm sáng tỏ vấn đề.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/8/12
  4. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    1. Dao động riêng của kết cấu là thông số đặc trưng cho kết cấu, nó chỉ phụ thuộc vào khối lượng và độ cứng của bản thân kết cấu.
    Nếu hệ kết cấu của chúng ta là tuyệt đối cứng thì chẳng cần quan tâm tới Tn làm gì cả. Nhưng thực thế thì chẳng có hệ nào như thế cả. Chúng ta xem xét tới dao động riêng khi nào? Khi mà tải trọng tác động lên công trình xuất hiện tải trọng động( sóng, gió, động đất,…).Vì sao?
    Nếu tải trọng là tải trọng tĩnh tác động lên kết cấu thì ko có vấn đề gì phải xem xét cả và bài toán ở đây đơn thuần là bài toán tĩnh, nhưng nếu là tải trọng động tác dụng lên kết cấu thì hệ kết cấu sẽ dao động khi đó sẽ xuất hiện gia tốc chuyển động a, lực quán tính F=m.a khối lượng kết cấu thì không đổi rồi, vì thế nếu a càng lớn thì F càng lớn. Khi nào thì gia tốc là lớn nhất? Mấy nhà bác học từ xa xưa đã nghiên cứu ra là khi chu kì dao động riêng của kết cấu bằng với chu kỳ dao động của tải tác động Tn=T. Khi áp dụng vào tính toán kết cấu thì chỉ cần Tn gần với T thôi thì sự phá hoại đã xảy ra kinh khủng lắm rồi, vì thế khi có tải trọng động tác động vào công trình thì cần xem xét tới yếu tố động để đưa ra phương pháp giải đúng đắn.
    2. Trong công trình biển,có hai phương pháp tính toán kết cấu phổ biến là phương pháp tính tựa tĩnh và phương pháp tính động.
    Khi bỏ qua thành phần gia tốc và xem xét ảnh hưởng động của tải trọng động bằng hệ số động (DAF) thì bài toán trở thành bài toán tự tĩnh. Bài toán tựa tĩnh là gần đúng và chỉ áp dụng trong một giới hạn mà sai số của nó là chấp nhận được trong tính toán.( Vì vậy, không phải cứ có tải trọng động là phải tính động). Miền áp dụng của bài toán này là gì? Cái này thì phải theo căn cứ cụ thể của tiêu chuẩn, theo như API thì là khi Tn<3sec.
    Vì sao lại là 3sec thì các bác cho ý kiến, theo ý kiến của em thì khi nghiên cứu về sóng người ta dùng phương pháp thống kê và đưa ra được kết quả là miền tập trung các con sóng có tần xuất xuất hiện lớn và năng lượng sóng là cao, dải này thông thường từ 2.5s-25sec ( tùy từng nghiên cứu). Vì sao không lấy là 2.5sec mà không phải là 3sec thì chắc phải hỏi ông API thôi? Có thể người ta làm nhiều và thấy tới 3sec sai số vẫn chấp nhận được ( ý kiến của em).
    Trong tính toán jacket khi mà ta cố gò Tn1để bé hơn 3sec để tính không phải tính động, nghĩa là làm cho độ cứng tăng lên và khối lượng giảm đi tương đối với nhau, khi đó yêu cầu vật liệu cao hơn, tốn tiền hơn,…
    Khi Tn>3sec thì phải tính toán theo phương pháp động, phải xét đến thành phần quán tính trong phương trình động lực học, phương pháp tựa tĩnh không còn sự chính xác nữa.
    3. Hệ hết cấu của chúng ta có nhiều dạng dao động riêng ứng với các chu kỳ dao động riêng khác nhau chứ không phải chỉ có một. Trong tính toán tự tĩnh thì em đồng ý lấy 10 mode là hợp lý. Em khẳng định nếu muốn bài toán chính xác thì mình có thể xử dụng tới hơn 10 mode, nhưng như thế thì cũng chẳng có lợi lộc gì cả, làm cho khối lượng tính toán đồ sộ lên nhiều hơn thôi, bản thân phương pháp tựa tĩnh đã là gần đúng rồi, một số lý do nữa thì ở topic kia cũng đã nói.
    Trong bài toán tính toán động đất thì em đồng ý với ý kiến của bác BrianNg đã nói ở topic bên kia, có thể phải sử dụng lên tới 50 modes để có kết quả tin cậy.
    4. Em chỉ dám viết tới mục 5 của bác NoName thôi, hai mục kia sẽ giải quyết dần khi mà các bác thống nhất được câu trả lới cho mấy mục đầu tiên đã.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/8/12
  5. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Bác Noname,
    - câu hỏi 1, 2: AE đều biết
    - câu hỏi 3: Sau một hồi tổng hợp nghiên cứu và kinh nghiệm thì ông API recomend rằng: Khi giàn đặt ở độ sâu lớn hơn 400ft và nếu chấp nhận để chu kỳ dao động riêng >3s thì các bài toán phát sinh yếu tố động. Ngoài ra bài toán mỏi chuyển sang tính mỏi chi tiết thay vì tính mỏi đơn giản.
    -câu hỏi 4, 5:
    + Nếu đặt ở độ sâu <400 ft thì tính toán điều chỉnh khối lượng để chu kỳ T<3s
    +Nếu đặt ở độ sâu >400 ft và chu kỳ T<3s: cân nhắc lựa chọn bài toán kinh tế giữa việc :chấp nhận T<3s (Khối lượng lớn hơn trường hợp T>3s) thì chi phí vật liệu + qui mô chân đế + chi phí thi công chế tạo và lắp đặt so với việc tính mỏi chi tiết và tính động khi T>3s.
    + Nếu đặt ở độ sâu >400ft và chu kỳ T>3s: Tính mỏi chi tiết và tính toán hệ số động.
    Về cơ bản khó khăn trong tính toán khi ra mực nước tới 400 ft và chấp nhận chu kỳ riêng > 3s là giải quyết bài toán mỏi chi tiết.
     
  6. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Câu 1,2 là "nguyên nhân" xuất phát của mọi vấn đề từ đó nghiên cứu xử lý các vấn đề ở dưới, adata giải thích rõ thêm xem
     
  7. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Các vấn đề mà bạn Quân đánh số 1, 2 ở trên là chủ đề của hàng nghìn cuốn sách bạn steelman ạ. Làm Sao có thể nói hết trong chủ đề nhỏ này được.
     
  8. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    .

    BrianNg, đúng là các vấn đề này đã được đề cập ở trong hàng ngàn cuối sách, nhưng về nội dung cơ bản thì vẫn chỉ là một mà thôi.

    1. Tại sao lại tính chu kỳ dao động riêng của hệ/kết cấu (Tn)

    + Trong giai đoạn tính toán cơ sở (FEED/Basic chẳng hạn) thì cần phải tính Tn để xác định xem có cần phải phân tích động kết cấu không? phân tích mỏi ở mức độ nào? đơn giản hay phức tạp.
    + Trong giai đoạn phân tích tính toán chi tiết (detail design), dùng Tn để tính DAF thực hiện bài toán phân tích động và phân tích mỏi/tuổi thọ mỏi chi tiết cho kết cấu công trình.
    + Ngoài ra Tn còn được áp dụng trong bài toán phân tích sụp đổ: Push-over analysis/ Progressive collapse analysis

    Tùy thuộc vào tần số dao động riêng (chu kỳ dao động riêng) của kết cấu và tần số dao động riêng của (chu kỳ dao động riêng) của năng lượng sóng mà chúng ta quyết định có phân tích động kết cấu hay không? Nếu chu kỳ dao động riêng kết cấu gần với chu kỳ dao động riêng của năng lượng sóng thì yêu cầu phải phân tích động kết cấu (đối với jacket, theo API thì Tn=3s, refer. Sec. C5.2.2. API RP 2A WSD 2007, Natural Period, page 202 ).

    Tùy thuộc chu kỳ dao động riêng của kết cấu mà trong thiết kế cơ sở ban đầu yêu cầu phân tích mỏi đơn giản hay chi tiết (đối với Jacket, theo API nếu Tn nhỏ hơn 3s thì không cần phân tích mỏi chi tiết – đối với jacket ở độ sâu nước nhỏ hơn 400ft – 122m refer. Sec. C5.1. API RP 2A WSD 2007, page 197, đối với Caison độ sâu nước nhỏ hơn 50ft, Tn nhỏ hơn 2s refer. Sec. C5.1).

    Câu hỏi vẫn còn tồn tại ở đây là sao API lại đưa ra giá trị 3s mà không phải là giá trị khác?

    2. Tn đại diện gì cho hệ/kết cấu? Tn là đại diện cho phản ứng động lực vốn có/riêng của hệ/kết cấu (không liên quan đến tác động từ bên ngoài)

    3. Tn phụ thuộc vào gì? Xét về căn bản để tìm ra Tn thì ta phải giải phương trình động lực học của kết cấu: MX”+CX’+KX=0 ( đối với hệ nhiều bậc tự do thường bằng phương pháp bảo toàn năng lượng energy conservation- hoặc phương pháp chồng mode - Superposition)

    Căn cứ vào phương trình/hay biểu thức Tn thì rõ ràng là Tn sẽ chỉ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
    + Khối lượng M của hệ/ kết cấu
    + Cản của hệ/kết cấu ,C bao gồm các điều kiện biên của hệ/kết cấu ngăn cản hệ dao động
    + Độ cứng K của hệ/kết cấu (kích thước hình học, vật liệu, hình dạng,.... ảnh hưởng đến độ cứng kết cấu)

    Từ cơ sở trên các bác nghiên cứu phản hồi câu hỏi số 3, số 4 và 5 ở trên.


    Các câu hỏi số 6 và số 7 của Noname đều câu hỏi khó, cần nghiên cứu kỹ mới trả lời được.
     
  9. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Không thấy bác nào trả lời Noname, mạn phép a,e trao đổi tiếp,... trong khi chờ HWB.

    “Điều chỉnh” Tn như là một “trò chơi” của kỹ sư thiết kế công trình biển: từ a thiết kế chân đế cho đến thượng tầng topsite, từ pipeline cho đến đường ống công nghệ.
    + Thiết kế chân đế thì tính động, tính mỏi, động đất.
    + Thượng tầng thì tính tháp khoan, tính bệ đỡ cho các thiết bị dao động như máy phát, máy bơm.
    + Đường pipeline thì khử nhịp treo, tính bền mỏi cho đường ống, riser
    + Đường ống công nghệ thì tính gối đỡ để chống rung, tính bền mỏi đường ống.

    4. Chúng ta phải làm gì khi Tn lớn hơn hay nhỏ hơn 3s.

    So sánh Tn với chu kỳ dao động của lực tác động vào kết cấu/công trình, nếu nằm trong vùng cộng hưởng thì cần phải tính toán điều chỉnh để tránh ra khỏi vùng cộng hưởng. Tính mỏi với các chu kỳ Tn có tần suất xuất hiện lớn.

    Khi phân tích kết cấu chân đế, công trình biển cố định, thì vẫn tiếp tục phân tích tính toán kiểm tra kết cấu thôi, nếu Tn <3s thì khỏi phải bàn. Khi Tn > 3s (theo tiêu chuẩn ISO Tn . 2.5s) thì tiến hành điều chỉnh ngay kết cấu để Tn < 3s, thực sự thì không phải vậy chỉ cần tiếp tục tính toán kiểm tra và phân tích mỏi chi tiết như đã đề cập ở trên.

    5. Làm sao để giảm Tn nếu muốn Tn < 3s, nếu làm điều này thì có gì bất lợi?

    Tn phụ thuộc vào M, C, K, muốn tăng Tn thì tăng K, giảm M, tăng C, tuy nhiên các đại lượng này tương tác/phụ thuộc lẫn nhau. Việc thay đổi C tức là thay đổi điều kiện biên là rất khó và dường như không hiệu quả, nên để giảm Tn thường thì người kỹ sư thiết kế quan tâm đến việc tăng K giảm M bằng cách bố trí lại kết cấu để kết cấu “cứng hơn” (tăng K) hoặc tăng cứng hệ/kết cấu bằng cách gia cường thêm (tăng K, M) hoặc tăng tiết diện chịu lực kết cấu, tức là (tăng K, M). Và kết quả là kích thước, qui mô công trình tăng, tốn thêm vật liệu, chi phí vật tư, thi công,.... hiển nhiên là tăng chi phí đầu tư của dự án. So sánh chi phí thiết kế cho tính động, phân tích mỏi chi tiết với các chi phí ở trên, các bác chọn phương án nào là tùy các bác đấy nhé?
     
  10. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    to Steelman,
    Bạn Steelman có thể làm rõ hơn ý này được không? căn cứ ?
     
  11. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Ý của tôi là nếu chu kỳ dao động riêng của kết cấu công trình biển cố định có Tn>3s (Theo API, DNV hay Tn>2.5s theo ISO19902-2007 Fixed steel offshore structures) thì không có gì phải lo lắng và ngay lập tức điều chỉnh kết cấu để giảm Tn xuống. Lúc này việc cần làm là kiểm tra lại xem bố trí kết cấu đã hợp lý chưa, nếu ok thì tiến hành phân tích động kết cấu và phân tích mỏi chi tiết kết cấu, nếu kết cấu vẫn đạt yêu cầu - thì ok.

    Ngoài API RP 2A WSD-2007 thì tiêu chuẩn ISO19902-2007 (gồm 642 trang so với 288 trang của API RP 2A) là một tài liệu khá hay và chi tiết để anh em tham khảo khi thiết kế kết cấu công trình biển cố định.

    6. Tn đối với Jacket khác với Jackup như thế nào? đối với các kết cấu công trình biển khác thay đổi như thế nào?


    Riêng đối với Jackup hay các công trình biển di động với chu kỳ dao động tự nhiên lớn hơn nhiều so với công trình biển cố định (jacket), chu kỳ dao động riêng của Jackup thường từ 5s-15s (so với chu kỳ sóng từ 2.5-20s). Theo Guidelines for site specific assessment of mobile jackup units (SNAME -The Society of Naval Architects and Marine Engineers) chỉ tính toán động Jack-up khi: 0.9xTp≤Tn≤1.1xTp;or DAF > 1.05, (Tp- wave peak period) tính DAF dựa vào giá tri Most Probable Maximum Extreme (MPME). (theo ABS guide line thì phân tích động cho kết cấu khi khi DAF > 1.05).
     
  12. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Dear all,
    Hình như anh em mình chỉ đang đề cập tới việc tính bài toán động lực học kết cấu công trình Biển ở một khía cạnh.
    Các bài viết đều chỉ ra rằng kết cấu có chu kỳ dao động riêng Tn<3s (hoặc tương đương tùy tiêu chuẩn áp dụng) thì kết cấu được phân tích bằng phương pháp tựa tĩnh và kể tới thành phần phản ứng động thông qua hệ số động (DAF).
    Một câu hỏi đặt ra là khi xảy ra trường hợp Tn>3s (hoặc tương đương tùy tiêu chuẩn áp dụng), bằng nhiều cách cố giảm Tn xuống dưới 3s mà không được khi đó bài toán sẽ được giải quyết bằng việc phân tích động.
    Vậy bài toán động là bài toán như thế nào và cách giải quyết ra sao?
    Topic mong tiếp tục nhận được những chia sẽ của ACE.
     
  13. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Theo mình biết thì chỉ xét tới tính mỏi chi tiết và tính động khi giàn (thép, cố định) đặt ở độ sâu ngoài 400 ft thôi. Trong khoảng 400 ft trở lại thì sẽ điều chỉnh để T<3s
    have fun
     
  14. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Anh em cho hỏi là giữa việc điều chỉnh để T<3s và tính động thì cái nào tốn kém hơn?

    Ý tôi hỏi là tại sao cứ phải cố điều chỉnh để T<3s mà không tính động? Do phương pháp tính, phần mềm tính chưa đảm bảo hay là việc điều chỉnh T<3s sẽ tiết kiệm chi phí vật liệu hơn so với kết quả tính động?
     
  15. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Gửi ACE một vài biểu đồ/Hình ảnh về miền tần số xem xét tính động hoặc tựa tĩnh kết cấu CTB, để tiện nghiên cứu và tìm ra câu trả lời của bạn Seastar.
    Đây vẫn là câu hỏi khó, Mong ACE đã có Kinh nghiệm/kiến thức chuyên môn chia sẽ thông tin nhằm làm sáng tỏ vấn đề.
    Hình 1: Tương tác của độ cứng K, khối lượng M và tần số sóng (trong đó: Omega là tần số dao động của sóng, Omega1 là tần số dao động riêng của kết cấu)
    [​IMG]
    Hình 2: Biểu đồ về quan hệ giữa $ và độ sâu nước
    [​IMG]
     
  16. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Trong 7 vấn đề mà Noname đã nêu ở trên vẫn còn vấn đề số 3 và vấn đề số 7 vẫn chưa có ai phản hồi, riêng vấn đề số 6 các bài trên chỉ đề cập đến jacket, Jackup còn Semisubmersible, TLP, và Drilling ship thì chu kỳ dao động có gì khác không?
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/12/12
  17. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Chu kỳ dao động riêng của FPSO, Semisubmersible, TLP, và Drilling ship

    Một trong những nguyên tắc thiết kế các công trình loại này là đảm chu kỳ dao dao động riêng của công trình nằm ngoài dải chu kỳ dao động của sóng biển để tránh hiện tượng công hưởng.
    Natural.jpg

    Chu kỳ dao động của kết cấu/công trình nổi có 06 thành phần: Surge, sway, heave, roll, pitch, yaw. Chu kỳ dao động riêng theo Surge, sway, yaw thường lớn hơn 100s, trong khi chu kỳ dao động riêng theo heave, roll, pitch từ 5-90s thay đổi theo loại công trình phụ thuộc vào hệ thống riser và mooring.

    Tham khảo bảng 2-1 tiêu chuẩn DNV: DNV-RP-F205, chu kỳ ký dao động riêng của các công trình này như sau:












































    FPSO
    DDF
    TLP
    Semi
    Surge
    >100s >100s >100s >100s
    Sway
    >100s >100s >100s >100s
    Heave
    5-12s 20-35s <5s 20-50s
    Roll
    5-30s 50-90s <5s 30-60s
    Pitch
    5-12s 50-90s <5s 30-60s
    Yaw
    >100s >100s >100s >100s
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15
  18. Tieu_Ho

    Tieu_Ho Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/11/12
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Em thấy vấn đề số 3 có mấy người đề cập rùi mà. Theo thống kê các con sóng xuất hiện ở vùng biển Bắc và vịnh caribe từ trước cho tới khi xuất TC API thì có chu kỳ từ 2,5s đến 25s, các con sóng còn lại có xuất hiện nhưng tần số xuất hiện hiếm. Con số 2,5s theo DnV hay 3s theo API để tránh sự cộng hưởng thực ra đã được kiểm tra sự ảnh hưởng tác động của chu kỳ dao động của công trình so với các con sóng có chu kỳ dao động lân cận 2,5 đến 3s ở ngoài thực tế và cả trong phong thí nghiệm để đánh giá sự hưởng của bài toán động một cách kỹ càng mới được đưa vào cái gọi là Tiêu Chuẩn (cái này trước e có đọc từ giáo trình ct biển của ĐH hàng hải, việc thí nghiệm được là trên tất cả các loại công trình, ko riêng gì giàn cố định hay bán chìm, các thầy trong khoa khi dạy cũng có nói... )

    Đợi khi nào ở VN có giáo sĩ tiến sư về khí tượng học thống kê bảo ở biển Việt Nam trong 100 năm hay n năm sóng chỉ có chu kỳ từ 4.5s đến 30s thôi, ko có thằng sóng nào dưới 4.5s cả, rùi làm cái thí nghiệm đánh giá nghiên cứu thấy công trình có dao động 5s cũng ko ảnh hưởng nhiều bởi thằng tải trọng sóng, rùi tuyên bố dõng dạc với đăng kiểm là ở VN sẽ lấy 5s để so sánh thì ae mềnh ko cần quan tâm cái thằng 3s nữa @@

    Các thầy cứ hỏi đồ án các sv hay vặn tại sao lại là 3s (hiệp hội tiêu chuẩn API chọn) mà ko phải 2,9s hay 3,1s y như hỏi tại sao lại chọn kích thước là 15000x20000 (mm) chứ ko phải là 14998x20002 (mm) ấy.

    - Vấn đề thứ 7 thì em nghĩ nó cũng đơn giản, giàn khoan mình có chừng mấy trăm nút, mỗi nút có 6 bậc tự do, mỗi bậc tự do có thể di chuyển 2 chiều âm và dương thì các bác cứ nhẩm nhẩm xem có chừng bao nhiêu mods. Y như cơ thể mình ấy, đứng một chỗ mà đầu với mông cùng sang một bên là 1 mod, mông sang trái đầu sang phải lànguơci lại là mod 2, cùng ra trước hoặc ra sau là 3, đầu ra trước mông ra sau hoặc ngược lại là 4, rùi cổ thì rướn lên mà mông thì kéo xuống hoặc cùng xuống nữa là 6, làm thêm mấy cái xoay xoay nữa thì cũng khối....

    Vấn đề quan trọng nhất là tìm ra trong trạng thái nào thì có chu kỳ là lớn nhất (thường thì sẽ gây ra chuyển vị lớn nhất và quán tính lớn nhất) để lấy cái lớn nhất đánh giá, cái lớn nhất mà ok thì các cái nhỏ hơn tất nhiên là ko vấn đề. Mà trong các phần mềm thì nó đã xuất ra cho mình kết quả các cái lớn nhất trong hàng nghìn cái rồi, thì các bác có chọn 10 hay 20 thì cái lớn nhất cũng là T0 nào đó thôi. ^^
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/12/12
  19. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Dear Tieu_Ho vấn đề số 3 mình nghĩ bạn đề cập như vậy là khá đúng, nhưng chưa đưa ra tài liệu/số liệu để kiểm chứng như vậy sẽ khó thuyết phục người khác đồng ý với ý kiến của mình. Các thầy hỏi văn vẹo mà không trả lời được là cũng mất điểm, hỏi xoáy phải đáp xoay chứ.

    Số lượng mode/chu kỳ dao động riêng kết cấu công trình theo cách tính của bạn là khá đúng, tuy nhiên chưa chính xác vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yêu tố như hệ số cản, điều kiện biên. Ví dụ cái tay tôi giữ cái đầu, chân tôi chôn vào đất, cột cái dây ngang mông treo vào cọc thì liệu số lượng còn như thế không nhỉ?

    Trọng tâm câu hỏi là lấy bao nhiêu mode là đủ? tại sao vậy? lấy làm gì?.

    Theo ý kiến của bạn "lấy cái lớn nhất đánh giá, cái lớn nhất mà ok thì các cái nhỏ hơn tất nhiên là ko vấn đề", cái này chỉ đúng khi Phân tích động kết cấu để kiểm tra bền-ổn định kết cấu. Có trường hợp chu kỳ/tần số nhỏ mà vấn không ok? bạn biết trường hợp nào không? đó là khi phân tích mỏi, một số tần số/chu kỳ riêng kết cấu nhỏ (không phải là một đâu nhé) nhưng trùng với chu kỳ/ tần suất của sóng có tần suất xuất hiện lớn- và kết cấu chết vì mỏi - thế là không ok rùi.
    Ngoài ra chọn cái lớn nhất, trong khi cái lớn nhất lại lớn hơn nhiều so với cái thứ 2, ví dụ là 3,5s so với 0.9s, bạn vẫn sử dụng giá trị 3,5s để tính động? tôi thì có chút nghi ngờ là kết cấu bạn có thể sai chỗ nào đấy, bởi vì theo kinh nghiệm tính toán thì T1,T2,T3 phải gần bằng nhau ???? làm sao nhỉ?
     
  20. Tieu_Ho

    Tieu_Ho Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/11/12
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Em nghĩ nếu thầy hỏi con số 3s ở đâu ra thì trả lời như trên là đủ, nó cũng như các giá trị như GAP lấy min bằng 2in (50mm), CAN hay rất nhiều các giá trị khác, tất nhiên phụ thuộc vào một tiêu chí nào đó và được thực nghiệm đánh giá kỹ càng mới đưa vào tiêu chuẩn.

    Khi kết cấu được thêm điều kiện biên vào thì số lượng mod giảm đi n lần theo bài toán tổ hợp. Cũng như giờ bác fix mấy nút trên topside thì số mod nó cũng thay đổi là hiển nhiên mà. Em đang nói trong cùng một điều kiện biên ( em quên nói rõ là mình đang đứng, mặc định là chân được ngàm )

    Cái tác động bài toán mỏi bác nói đúng, e cũng quên nói rõ, cái e đang nói là dùng trong trường hợp giàn cố định có chu kỳ bé. Với lại đang nói về sóng ở vùng Bạch Hổ - Rồng. Theo thống kê số liệu sóng của vùng mỏ Bạch Hổ - Rồng thì chu kỳ con sóng bé nhất thống kê được có chu kỳ là 3.35s tương ứng với chiều cao sóng từ 0.15 đến 0.5m (tần suất xuất hiện nhiều nhất, ảnh hưởng đến bài toán mỏi gần như nhiều nhất). Em nghĩ các vùng biển khác của VN chắc cũng ko khác nhiều, do đó đối với các kết cấu có chu kỳ bé hơn 3s (3,35s so với sóng) thì chu kỳ lớn nhất vẫn là cái ảnh hưởng lớn nhất.

    Nếu trong trường hợp tải trọng sóng mà xuất hiện chiều cao chừng 0.01 đến 0.15m với chu kỳ 1s đến 2s (chắc chỉ xuất hiện ở hồ ) thì người ta lại không đem so sánh với 2,5s hay 3s như tiêu chuẩn hiện tại mà có thể là một con số bé hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/12/12

Chia sẻ trang này