Hình đính kèm là padeye thiết kế để uppending pile cũng như di chuyển đoạn cọc khi cần. Hôm nay xem, thấy có điểm hạn chế và mình có thể cải tiến được. hạn chế của padeye thiết kế kiểu này là phải cắt bỏ trước khi đóng để tránh vướng khi cọc đi vào trong lòng ống chính (kể cả với trường hợp skirt pile). Đề xuất: thiết kế padeye trong lòng cọc, với cọc đường kính >1000mm hoàn toàn có thể đủ khoảng không cho công nhân thao tác như hàn padeye và móc shackle, hơn nữa góc tạo bởi sling và phương ngang không khác nhiều so với trường hợp padeye thiết kế ở ngoài, tức là điều kiện làm việc không khác gì nhiều. Mình có đi hỏi một số chuyên gia: thì được giải thích là thời gian thi công hàn nối giữa hai đoạn cọc đủ để người ta tháo bỏ padeye này, với việc thi công trên biển rất tốn kém về con người và vật tư thiết nghĩ tiết kiệm được thứ nào hay thứ đó. Hình 1: Thiết kế cũ <img src="http://i30.servimg.com/u/f30/12/20/88/02/111.jpg" alt="Padeye Pile" width="500" border="0" height="500"> Hình 2: Kiến nghị đổi <img src="http://i30.servimg.com/u/f30/12/20/88/02/210.jpg" alt="Phương án so sánh" width="500" border="0" height="500">
Admin cẩn thận nhé. Padeye bố trí bên ngoài còn có thêm một chức năng quan trọng nữa là làm stopper tránh trường hợp cọc bị trôi khi đóng. Ngoài ra padeye bố trí bên ngoài sẽ dễ cắt khi đầu cọc nằm cao hơn sàn công tác khoảng 2-3m bằng cách dùng giàn giáo hoặc rọ cẩu. Bạn bố trí padeye bên trong cọc thì khả năng bị vướng stabing guide rất cao và khi đầu cọc cách sàn công tác khoảng 2-3 m thì bạn làm thế nào để cắt nó? Ngoài ra bạn lại phải hàn thêm stopper bên ngoài nữa. Tôi không phủ nhận ý tưởng của bạn nhưng nói chung là phải cẩn thận! Nếu bạn muốn làm padeye bên trong thì bạn có thể dùng một đoạn ống 219x12.6 hàn nối ngang trong lòng cọc, sâu khoảng 3m so với mặt trên cọc (tránh vướng stabing guide của đoạn sau) và quàng cáp gromet sling qua ống, nối shackle với cáp bên trên và móc cẩu. Với cách này sau khi lắp đoạn cọc vào bạn chỉ cần chùng móc cẩu, tháo một bên shackle và rút cáp ra, không cần phải cắt bất cứ thứ gì. Have fun!
Khi nghĩ ra phương án này mình chỉ băn khoăn mỗi biện pháp tháo shackle ra khỏi padeye khi xong nhiệm vụ. nay lại thêm vấn đề về stopper và vướng stabing guide của đoạn tiếp theo thì đúng là nản, cách này không ổn. Thanks bạn Seastar đã nhắc nhở.~X(
Thông thường ta chỉ cần stopper cho đoạn thứ nhất hoặc cùng lắm là đoạn thứ 2 nhưng vướng stabbing guide là vấn đề dễ thấy nhất. Khi có sáng kiến gì mới Admin nên tham vấn những người có nhiều kinh nghiệm thi công thực tế chứ không phải mấy người có kinh nghiệm "nổ" nhé X(
Hình như người ta không cần padeye Up-Ending và stopper khi sử dụng phương pháp này. <img src="http://1.bp.blogspot.com/-FRRROMq0M5g/TWIrd-fRK5I/AAAAAAAAAZg/ywA2i-X2hpw/s1600/upending+pile1.JPG" alt="Up-Ending Padeye" width="500" border="0" height="500"> <img src="http://2.bp.blogspot.com/--fkdM7FG2UM/TWIrv3btwII/AAAAAAAAAZs/V5JRxKGCjHs/s1600/upending+pile4.JPG" alt="Up-Ending Padeye" width="500" border="0" height="500">
Nếu có ILT dùng thì còn gì bằng nữa, đã dùng ILT thì khỏi cần phải padeye. Trong trường hợp cọc chỉ có 1 đoạn thì không cần stopper, tác dụng của stopper là để cọc khỏi bị trôi tuột vào trong ống chân đế khi gặp phải lớp đất yếu và dày.
Cũng không ai biết là trên đó có bao nhiêu nhưng mình thấy ít nhất là có 4 đoạn và suy đoán có 2 trường hợp xảy ra như sau: 1. Cọc chỉ có 1 đoạn và chân đế 4 ống chính --> ko cần stopper 2. 4 đoạn đều được vạch sơn trắng --> đây là 4 đoạn cuối của 4 cọc --> ko cần phải stopper
Hello, Về công tác piling thì chẳng ai để pad-eye ở bên trong lòng cọc như ông admin "sáng kiến" bao giờ vì lý do sau: nếu để pad-eye ở trong lòng cọc thì khi uppending cọc sợi dây cáp sẽ bị cọ sát vào miệng cọc gây nguy cơ đứt cáp. Hơn nữa khó khăn khi tháo cáp. Đấy là trường hợp có nhà OIC nào để nguyên phương án cẩu cọc và uppending cọc như các bác thiết kế nhà ta vẽ. Thực tế thì thậm chí cái thiết kế mà để pad-eye ở phía đầu trên của Segment cọc (như trong sketch của admin - ý tưởng của các bác thiết kế chi tiết ngồi bàn giấy) là các OIC để... tham khảo cho vui . Người ta để cái pad-eye ở ĐẦU DƯỚI của cọc (trừ segment đầu tiên) vừa có tác dụng làm pad-eye và stopper, hơn nữa khi tháo cáp cẩu cọc để chuẩn bị đưa búa vào đóng cọc thì chỉ việc cắt pad-eye và tháo cáp ở dưới thấp thay vì phải cẩu người lên tít trên cao để cắt pad-eye và tháo cáp như ý tưởng của bác thiết kế chi tiết . Phía trên có một cái Ring trượt được trên cọc. Khi uppending và cẩu cọc thì điểm làm việc vẫn là ở vị trí Ring tại đầu trên của cọc, khi đóng song cọc thì chỉ việc cắt cái pad-eye ở dưới thấp rồi lôi thẳng cáp + Ring ra khỏi cọc. Trường hợp dùng Ịnternal Lifting Tool thì không nói ở đây vì đó là biện pháp khác, tốn kém hơn. have fun
Thêm một vấn đề phát sinh nữa là cần phải remove cái pad-eye trước khi lắp vào búa để đóng. Adata show cho AE cái hình thực tế của Ring dùng để uppending pile xem thử. Cái này phải thiết kế mới?
Adata kiểm tra lại thông tin vì padeye hàn trên hay dưới như phương pháp của bạn đều phải cắt hết. Vấn đề là cắt khi nào? 1. Trường hợp hàn dưới như adata nói thì sau khi hàn nối cọc thì cũng phải cắt ngay mới chụp búa vào đóng hoặc là đóng đến khi padeye gần đến chân đế thì dừng lại cất búa để cắt, cắt xong thì đóng tiếp. 2. Trường hợp hàn trên như admin nói thì người ta không hàn ngay sát đầu cọc bao giờ cả mà hàn thấp xuống một đoạn khoảng 3.5 - 7m để khi chụp búa vào không bị vướng Theo mong muốn của chúng ta thì sẽ đóng đến khi padeye gần chạm vào đầu chân đế thì mới cắt nhưng thực tế trong cả 2 trường hợp trên thì người ta thường cắt padeye khi nó cách đầu trên của chân đế khoảng 1.5 - 2m, cách sàn công tác khoảng 2-3m bằng cách lắp giàn giáo hoặc dùng rọ cẩu người lên cắt. Thậm chí ở trường hợp 1 phần lớn nối cọc xong thì dùng rọ cẩu lên cắt padeye xong mới đóng, giảm việc nâng hạ búa nhiều lần.
hi, kiểm tra gì hả bác Seastar? có chỗ nào em bảo không phải cắt pad-eye đâu??? Mấy cái này chỗ em làm thường xuyên mà.
adata, phương pháp ring quá chuẩn rồi. Ý mình là kiểm tra lại chỗ so sánh chiều cao tháo cáp, tháo shackle và cắt padeye. Tốt nhất là sử dụng linh hoạt cả 2 phương pháp.
hi, Cẩu Cọc đặt nối vào đoạn cọc trước rồi hàn nối Segment --->Người ta tháo cái shackle trước để giải phóng Sling và Hook để cẩu búa vào đóng trước--->Đóng tới khi pad-eye (stopper) xuống thấp tới vị trí hợp lý thì cắt cái pad-eye đó bỏ đi.
Show cho xem cái Ring xem nào, biết để lần sau thiết kế cho nó chuẩn, đỡ mất công các bác OIC phải re-design. Hỏi adata là có cái ring để uppending và lifting cọc rồi thì cần thiết kế pad-eye làm gì nữa. nhiệm vụ stopper nếu có, thì cắt sớm như thế mất hết cả tác dụng còn đâu?:^o
Bổ sung thêm cho AE một vài phương pháp lifting uppending Pile và vị trí đặt pad-eye khi tính toán kiểm tra. Hình 1: Phương pháp lifting Hình 2: Vị trí bố trí pad-eye (Hình như những vị trí này dùng nhiều cho cọc BTCT hoặc BTDUL, chứ cọc thép thì ít quan tâm :-?
Hềnh như cách thi công này là quá ẩu so với quy định. Với conductor, người ta đã phải giữ chắc chắn bằng hệ thống gông kìm thế này, vậy mà với cọc các đại ca làm thế thì em cũng đến chịu.