Stick up length là một bài toán bắt buộc đối với pile driveability report. Có thể hiểu nghĩa của từ Stick up pile là phần cọc thừa trồi lên so với điểm ngàm (giả định điểm ngàm là điểm giao giữa ống chính - chân jacket với plan đầu tiền) Hoặc: Khoảng cách mà cọc làm việc như một công xôn trong quá trình đóng gọi là pile stickup length. Nhiệm vụ trong bài toán: - Kiểm tra ứng suất cọc, khả năng chịu uốn và độ cứng của cọc khi làm việc dạng công xôn do trọng lượng bản thân đoạn cọc và trọng lượng búa đóng. - Kiểm tra ứng suất cọc khi làm việc dạng công xôn do trọng lượng bản thân đoạn cọc và trọng lượng búa đóng và xung lực động do búa khi đóng gây ra. Lý thuyết áp dụng: API RP 2A - C1 6.10.4 Phần mềm sử dụng: Người dùng có thể mô hình vào sacs để kiểm tra với lưu ý đây là dạng dầm công xôn hoặc sử dụng bảng tính excel. Cái khó của bài toán có lẻ chỉ là viêc xác định chiều dài công xôn để tính. Việc xác định này rất quan trọng bởi liên quan trực tiếp tới các phép kiểm tra. topic giới thiệu cho ACE một phương pháp qua hình ảnh minh hoạ trực quan sau: Hình 1: Mô hình tính Hình 2: Chi tiết xác đinh pile stick up length
Bài toán này có thể giải quyết bằng việc mô hình vào sacs để chạy static. Còn việc kiểm tra tổng hợp ứng suất bao gồm ứng suất tĩnh và động trong quá trình đóng do búa gây ra chỉ có thể là excel. Không biết có anh em nào, biết cách khai báo ứng suất động vào thẳng sacs để kiểm tra luôn, không cần phải file tính excel loằng ngoằng? Ứng suất tĩnh: là ứng suất gây ra do trọng lượng bản thân cọc và búa tác động vào đoạn công xôn. Ứng suất động: là ứng suất xuất hiện do xung lực hay lực động của búa trong quá trình đóng tác động vào cọc.
Từ ứng suất động khi phân tích đóng cọc bằng WRLWeap bạn quy thành lực tập trung tại đỉnh pile Sau đó modeling vào sacs, combination 2 thành phần lực static và dynamic này lại với nhau là có thể giải quyết đc vấn đề. Have fun!
Pile stickup Dear AE, Bài toán Stickup length rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp tới bề dầy và Grade vật liệu sử dụng chế tạo Cọc từ đó ảnh hưởng tới giá thành công trình. Bài toán đưa tới 02 phương án muốn tham khảo ý kiến với ae, những người đã trực tiếp tham gia và làm việc trong các công tác liên quan về giá rổ cho Dự án: 1/ Phương án 1: Cọc được chia thành 5 đoạn, dầy 40, 50mm type 2 (Fy=345Mpa) Ưu điểm: +./ Tinh giảm được bề dầy và dạng vật liệu (grade) sử dụng chế tạo cọc +./ Sử dụng được nhiều phương án búa đóng khác nhau. Nhược điểm: +./ Tốn thêm thời gian thi công biển (ít nhất là thêm 01 đoạn cọc so với phương án 2) bao gồm thời gian hàn nối và đóng đoạn cọc, thời tiết... 2/ Phương án 2: Cọc được chia thành 4 đoạn, dầy 50, 60mm type 2A (Fy=500Mpa) Ưu điểm: +./ Tiết kiệm được thời gian thi công biển +./ Tiết kiệm chi phí thuê búa và barge đóng cọc và chi phí phát sinh khác. Nhược điểm: +./ Tốn thêm chi phí mua sắm chế tạo cọc vì grade cao hơn. --------------------------------- Với phương án 02 được lựa chọn, cọc được thiết kế có một phần grade cao rất lãng phí nằm trong lòng ống chính sau khi đóng như phần màu xanh (Chỉ đoạn P2) ở hình đính kèm sau. Phân cọc này ít bị tác động và chịu ảnh hưởng của ngoại lực. Hình 1: Hình minh họa cọc CTB
Nếu là bác hoangtu thì sẽ chọn phương án nào? Trông thấy chiều sâu đóng cọc 150m mà em thấy hốt quá, chả biết chọn cái nào luôn. Hình như cái này là của STN vừa làm xong thì phải. Hóng hớt kinh nghiệm thực tế của các bác ?@_@?
Nếu đ/c hoang tu muốn tham khảo về so sánh giá thành giữa hai trường hợp trong ví dụ cụ thể đó thì đáp án như sau: Phương án 2 lợi hơn về giá và ít rủi ro hơn về kỹ thuật. Đứng về phía người quản lý thuộc chủ đầu tư thì bao giờ cũng sẽ chọn phương án 2 nếu gặp tình huống này. Cái này là dự án đã triển khai rồi và bên chủ đầu tư và nhà thầu lắp đặt biển đã quyết và giải trình rõ rồi. Không hiểu bạn hoang tu muốn tham khảo là tham khảo điều gì nữa khi mà thiết kế cái này thì chính nhà thầu thi công phải cầm tay chỉ việc cho bên thiết kế chi tiết? Về câu nhận xét "lãng phí" ở cuối đoạn văn của bạn thì mình thấy thật gây cười và củ chuối. Kết cấu thiết kế ra thì phải thi công được chứ đâu phải chỉ đáp ứng mỗi điều kiện trong đời sống công trình, trên cái chân đế có vô số thứ mà nó chỉ có vai trò lúc thi công mà nếu theo nhận xét của đồng chí thì hóa ra cũng là lãng phí cả à?!: Launch Truss, Flooding system...
Em thì thấy người nào không biết thì mới thấy vấn đề phức tạp, người nào biết rồi thì thấy vấn đề ít phức tạp (đơn giản hơn)
Bác Bigcrab xem qua hai bản vẽ cọc của 02 dự án (SV5* và STN) này mới thấy sự thú vị của vấn đề. Nếu vẫn chưa thấy thì em chịu. Đính chính bản vẽ cấu tạo cọc ở trên là của SV5* nhé, không phải của STN. Chi tiết: http://offshore.vn/threads/5765?LJOC-hoan-thanh-cong-tac-dong-coc-Jacket-STN-South
Ha ha, hèn gì thấy bao lâu nay bác cứ trăn trở Em thấy bác có đầy đủ tài liệu về 2 công trình này và nó cũng đã làm xong rồi thì bác tự so sánh rồi rút ra kết luận hoặc chia sẻ lên đây để anh em mổ xẻ thay vì bác cứ úp úp mở mở, bày đặt dùng dấu sao (*) này nọ.
Cả hai dự án 5X và STN đều đã thi công xong phần cọc cạch. Bác nào có thông tin về Giá mua cọc + Giá thi công đóng cọc của 02 dự án này show lên là biết ngay, cần gì ngồi đoán mò..