Hỏi về bản vẽ cấu tạo cọc

Thảo luận trong 'Chuyên ngành Offshore' bắt đầu bởi tranphucxd1, 11/1/13.

  1. tranphucxd1

    tranphucxd1 New Member

    Tham gia ngày:
    12/10/12
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Đang có thắc mắc về bản vẽ cấu tạo cọc thép lồng trong ống chính. Mọi người cho xin ý kiến nhé :
    1. bề dày cọc có cần thay đổi không, và nếu thay đổi thì thay đổi những vị trí nào .
    2. cọc được cắt (chia đoạn) như thế nào (vd phụ thuộc vào yếu tố gì để chia đoạn cọc)
    3. Mô tả quá trình thực hiện đóng cọc
    Tiện đây mình xin bản vẽ cấu tạo cọc để tham khảo cho bản vẽ đồ án tốt nghiệp của mình .

    Cảm ơn các bạn,
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/1/13
  2. luuguxd

    luuguxd Moderator

    Tham gia ngày:
    21/5/12
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    hà nội
    ý kiến của mình thế này : ( đối với cọc BTCT thường )
    1. bề dày cọc ý bạn là lớp bê tông bảo vệ đúng không ? không lấy nhỏ hơn 5cm
    2. người ta khuyến cao là nối cọc không quá 2 mối nối ( 3 đốt ) nhưng có thể nhiều hơn . dài ngắn thế nào thì còn tính toán đến vấn đề thi công , vận chuyển , cẩu lắp cọc lên giá búa , chú ý đến vấn đề nứt vì thế cọc không thể làm dài quá được . đấy là những yếu tố cần quan tâm để chia chiều dài cọc
     
  3. tranphucxd1

    tranphucxd1 New Member

    Tham gia ngày:
    12/10/12
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    mình hỏi về cọc thép lồng trong ống chính mà
     
  4. luuguxd

    luuguxd Moderator

    Tham gia ngày:
    21/5/12
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    hà nội
    à sorry bạn , mình tưởng bạn hỏi về cọc lăng trụ BTCT .
     
  5. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Trả lời vắn tắt/nhanh những câu hỏi của bạn như sau:
    1. Bề dầy cọc cần thiết phải thay đổi, để tiết kiệm vật liệu ở những chỗ cọc không chịu nhiều ứng suất
    Những vị trí thay đổi dễ nhận biết nhất là trên và dưới đường mudline (thường từ 5-8m)
    Những ví trí thay đổi bề dầy khác như: đoạn nằm trong lòng ống chính...
    2. Bạn cần quan tâm tới các yếu tố sau khi chia đoạn cọc:
    + Khả năng/tầm với cẩu khi uppending hoặc intall các đoạn chia pile
    + Khả năng chịu ứng suất đoạn cọc khi đóng/cẩu (bài toán stick-up, pich up)
    + Địa chất nơi xây dựng (đoạn cọc được chia sao cho mũi cọc dừng ở lớp đất yếu, (clay) thuận lợi cho việc khởi động lại quá trình đóng khi hàn nối (add-on) các đoạn cọc.
    .....
    3. Later continuos
     
  6. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    3. Mô tả quá tình thực hiện đóng cọc:
    Công tác chuẩn bị
    - Tiếp nhận cọc từ nhà cung cấp/đơn vị chế tạo.
    - Vận chuyển cọc ra vị trí đóng bằng phương tiện thuỷ
    Công tác đóng cọc
    Công tác hàn cọc
    - Hàn cọc khi đóng búa treo
    Công tác đóng cọc
    - Đóng cọc thử
    - Trình tự đóng cọc
    - Đóng cọc Búa treo
    Đo đạc kiểm tra
    - Hoàn thành
    Chi tiết:
    + Công tác đóng cọc cố định khối chân đế với đáy biển được tiến hành sau khi định vị khối chân đế và kết quả kiểm tra của thợ lặn về sự ổn định vị trí của khối chân đế tại đáy biển.
    + Được thực hiện nhờ đội tàu/sàn lan cẩu phù hợp
    + Cọc đầu tiên đóng vào đỉnh có chiều cao lớn nhất đến khoảng 30%-60% (tùy chiều dài cọc thiết kế) chiều sâu thiết kế sau đó tiến hành đóng cọc theo phương đường chéo của khối chân đế.
    - + Qui trình đóng cọc:
    - Trước khi dùng cẩu đưa cọc vào ống chính, phải lắp các thiết bị định tâm.
    - Tiến hành cẩu đoạn cọc thứ nhất lồng vào ống chính sau đó tiến hành đóng cọc và đóng đến khi phần nhô lên của đoạn cọc còn khoảng từ 1.5-2m thì dừng lại.
    - Cắt bỏ 1m đầu cọc tiếp xúc với búa đóng cọc, tiếp tục dùng cẩu đưa đoạn cọc 2 vào vị trí nối với đoạn cọc 1 và tiếp tục đóng cọc đến độ sâu thiết kế.
    - Cắt bỏ 1m (phần cut-off, cũng tùy thiết kế) đầu cọc tiếp xúc với búa đóng cọc, tiếp tục dùng cẩu đưa đoạn cọc 3 vào vị trí nối với đoạn cọc 2 và tiếp tục đóng cọc đến độ sâu thiết kế, tiến hành tiếp tục cho tới hết các đoạn cọc.
    - Sau khi đóng cọc xong tiến hành cắt đầu cọc.
    - Sau cùng là bơm trám xi măng:
    Đây là công đoạn đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự làm việc của KCĐ. Dung dịch xi măng được trộn bằng máy trộn bố trí trên tầu dịch vụ. Bơm chuyển qua ống cao su chịu áp lực của máy bơm chuyên dụng theo các đường ống dẫn xi măng đã được lắp đặt sẵn tại các ống chính. Khi vữa xi măng tràn đều lên đầu cọc thì dừng.
     

Chia sẻ trang này