[h=2]14 giải pháp của Petrovietnam năm 2013[/h] (Petrotimes) - Nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch năm 2013, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đề ra 14 giải pháp quan trọng sau đây: 1. Tổ chức giao kế hoạch năm 2013 cho các đơn vị trong tháng 12-2012 để các đơn vị chủ động triển khai các giải pháp thực hiện ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2013. Xây dựng, chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra thực hiện Chương trình hành động của Tập đoàn thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013. Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Đảng ủy Tập đoàn thực hiện quyết liệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam lần thứ nhất; các Nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy Tập đoàn. 2. Thực hiện và chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cấu trúc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2012- 2015. Hoàn thành phê duyệt Phương án tái cấu trúc giai đoạn 2012-2015 của các đơn vị và đôn đốc các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện. Tập trung xây dựng kế hoạch, lộ trình, giải pháp cụ thể để thực hiện công tác thoái vốn ra khỏi lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành. <a href="http://www.pvcmt.vn/vi/images/stories/DSC_0948ds.jpg" rel="gb_image[] target=" _blank"=""> Tòa nhà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 3. Tổ chức kiểm soát chặt chẽ các hoạt động dầu khí trên Biển Đông; kiểm soát chặt chẽ tiến độ các dự án tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác trong năm 2013; đảm bảo hoàn thành gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí năm 2013 theo kế hoạch đề ra. 4. Đôn đốc chỉ đạo thực hiện quyết liệt 3 giải pháp đột phá (về quản lý, khoa học - công nghệ và phát triển nguồn nhân lực); tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; thường xuyên tổ chức làm việc với các đơn vị để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2013 của từng đơn vị. 5. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ vận hành an toàn các hệ thống vận chuyển khí, Nhà máy Điện Cà Mau 1&2, Điện Nhơn Trạch 1, 2, Thủy điện Hủa Na, Thủy điện Nậm Cắt, Phong điện Phú Quý, Nhà máy Đạm, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Xơ sợi tổng hợp Polyester Đình Vũ, các nhà máy nhiên liệu sinh học. Hợp tác chặt chẽ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong việc phối hợp giữa vận hành, huy động tối ưu công suất các nhà máy điện với việc vận hành các đường ống dẫn khí, để có thể cung cấp cho lưới điện quốc gia sản lượng điện tối ưu nhất. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận mua bán than để chuẩn bị cho các nhà máy điện của Tập đoàn khi đi vào vận hành. 6. Tổ chức kiểm soát chặt chẽ các hoạt động dầu khí trên Biển Đông; kiểm soát chặt chẽ tiến độ các dự án tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác trong năm 2013; đảm bảo hoàn thành gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí năm 2013 theo kế hoạch đề ra. 7. Tiếp tục rà soát nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án; thu xếp đủ vốn và tổ chức thực hiện đúng tiến độ các dự án trọng điểm, bao gồm: Ký 4-7 hợp đồng dầu khí mới (trong đó: ở trong nước 3-5 hợp đồng và ở nước ngoài 1-2 hợp đồng); Đưa 11 mỏ/công trình dầu khí mới vào khai thác (8 mỏ/công trình ở trong nước và 3 mỏ ở nước ngoài). Dự án Kho chứa LPG lạnh; Dự án mở rộng hệ thống thu gom khí mỏ Rồng - Đồi Mồi; Dự án thu gom và phân phối khí mỏ Hàm Rồng & Thái Bình Lô 102–106: Dự án Nam Côn Sơn 2: Ký kết hợp đồng EPC và khởi động EPC Dự án Liên hợp Lọc Hóa dầu Nghi Sơn; Hoàn thành lựa chọn nhà bản quyền công nghệ LLDPE, HDPE, PP và triển khai lập thiết kế cơ sở. Phát hành ITB và lựa chọn nhà thầu EPC cho các gói thầu của Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1; Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1; Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1; Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1; Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2; Dự án Thủy điện Hủa Na; Dự án Bio-etanol Quảng Ngãi; Dự án Bio-etanol Bình Phước; Dự án Đóng mới giàn khoan Tam Đảo 05. 8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ các kênh phân phối, các đại lý, các điểm bán hàng đối với các sản phẩm thiết yếu của Tập đoàn: xăng dầu, LPG, phân đạm, xơ sợi… để chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; kịp thời và chủ động có các phương án, giải pháp để tham gia bình ổn thị trường trong nước khi cần thiết. Tập trung phát triển thị trường tiêu thụ 3 sản phẩm mới là: xăng E5, phân đạm hạt đục và xơ sợi Polyester. 9. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 494/CT-TTg ngày 20-4-2010 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước. 10. Tiếp tục củng cố và tăng cường công tác dự báo của công ty mẹ và các đơn vị để chủ động trong sản xuất kinh doanh và khai thác tối đa mọi nguồn lực của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. 11. Đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ, đào tạo, giám sát chặt chẽ hoạt động dầu khí, đảm bảo an toàn, bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền Quốc gia trên biển. 12. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng lãng phí; đảm bảo ổn định đời sống và thu nhập cho cán bộ, công nhân viên trong tất cả các đơn vị thành viên của Tập đoàn; tổ chức thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Dự kiến năm 2013, Tập đoàn sẽ thực hiện công tác an sinh xã hội là 400 tỉ đồng. 13. Tiếp tục phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong Tập đoàn. Đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền Quốc gia trên biển. 14. Tăng cường công tác, kiểm tra, giám sát mọi mặt hoạt động của Tập đoàn, chỉ đạo các đơn vị thành viên tự kiểm tra để kịp thời khắc phục các tồn tại nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) - một tổ hợp doanh nghiệp, bao gồm: Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị doanh nghiệp thành viên, được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (trước đây là Tổng cục Dầu khí Việt Nam) và các công ty thành viên theo Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ. Tập đoàn chịu sự quản lý của Chính phủ Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí với các khâu chính: Upstream - thăm dò và khai thác dầu khí; Downstream - chế biến dầu khí, hóa chất, hóa dầu; và khâu bổ trợ - xây lắp, điện lực, thương mại - dịch vụ, tài chính - bảo hiểm. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bao gồm Công ty mẹ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; 6 tổng công ty và công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ con, trong đó 100% vốn điều lệ của các tổng công ty này do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ; 11 tổng công ty, công ty và đơn vị do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm quyền chi phối; một số công ty hoạt động dưới hình thức công ty liên kết giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với các đối tác khác; bên cạnh đó là các đơn vị nghiên cứu khoa học và đào tạo. Trong giai đoạn vừa qua, nhận thức rõ tầm quan trọng của viêc tái cơ cấu, chuyển đổi sắp xếp doanh nghiệp, Tập đoàn đã và đang tích cực tái cấu trúc, sắp xếp lại Công ty mẹ và các đơn vị thành viên theo hướng tập trung nguồn lực và các lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn, chủ chốt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh; từng bước hạn chế cạnh tranh nội bộ giữa các đơn vị thành viên; giảm tỷ lệ nắm giữ tại một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và các lĩnh vực khác hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. Nhìn chung, công tác cổ phần hóa, sắp xếp doanh nghiệp của Tập đoàn tuân thủ các văn bản chế độ của Nhà nước cũng như các quy định của pháp luật và được triển khai đúng tiến độ được phê duyệt. Với quyết tâm đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, công tác tái cấu trúc và chuyển đổi sắp xếp doanh nghiệp tại Tập đoàn đã đạt được những kết quả bước đầu như: - Công ty mẹ đã chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp từ 01/07/2010 theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 18/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ. - Trong giai đoạn từ năm 2005 - 2010, Tập đoàn đã hoàn thành cổ phần hoá 20 Tổng công ty/công ty, trong đó có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, góp phần cung cấp cho thị trường chứng khoán nhiều hàng hóa có chất lượng, như: Tổng Công ty Khí Việt Nam, Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí, Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP, Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, Tổng Công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam, Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC… - Tập đoàn đã thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp bằng việc chuyển nhượng (bán toàn bộ hoặc thoái vốn giảm tỷ lệ sở hữu), uỷ thác quản lý phần vốn của Tập đoàn tại công ty cho các đơn vị thành viên, nhà đầu tư ngoài Tập đoàn, như: Chuyển nhượng phần vốn của Tập đoàn tại Công ty CP Chứng khoán Dầu khí, Công ty CP Truyền thông Dầu khí Việt Nam – PVMedia cho Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI); phần vốn của Tập đoàn tại Công ty CP Thể thao – Văn hoá Dầu khí cho Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas); phần vốn của Tập đoàn tại Công ty CP Dầu khí Phương Đông và Công ty CP Công nghệ Thông tin, Viễn thông và Tự động hoá Dầu khí cho Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC). Uỷ thác phần vốn của Tập đoàn tại Công ty CP Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam (PVFI) cho Tổng công ty CP Tài chính Dầu khí. Tập đoàn đã hoàn thành bán bớt, giảm đáng kể phần vốn của Tập đoàn tại Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Dung dịch Khoan và Hoá phẩm Dầu khí, Tổng Công ty CP Dịch vụ tổng hợp Dầu khí... - Tập đoàn đang tiếp tục thực hiện mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa, đổi mới doanh nghiệp. Hiện nay, Tập đoàn đã được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn của ngành như: Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Dầu Việt Nam, Nhà máy lọc dầu Dung Quất… Kết quả quá trình tái cơ cấu giai đoạn đầu của Tập đoàn bước đầu rất khả quan, đã đem lại hiệu quả kinh tế cho Tập đoàn, thu về khoản tiền chênh lệch so với giá gốc khoản đầu tư khoảng 25.000 tỷ đồng để chuyển vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, hoặc tăng doanh thu hoạt động tài chính; đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được tái cơ cấu, chuyển đổi. Để có được kết quả này, Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên đã tích cực trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thể hiện được vai trò góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, chuyển đổi sắp xếp doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2006-2010, mô hình Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc và toàn diện trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động đầu tư phát triển, thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội, góp phần khẳng định vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Về hoạt động sản xuất kinh doanh, so với giai đoạn 2001-2005, tổng doanh thu của Tập đoàn trong giai đoạn 2006-2010 tăng xấp xỉ 2,7 lần, đạt trên 1 triệu 275 nghìn tỷ đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động dịch vụ dầu khí chiếm tỷ trọng 27%; nộp ngân sách Nhà nước trên 475 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2 lần. Vốn chủ sở hữu năm 2010 đạt 184 nghìn tỷ đồng, gấp 2,4 lần con số này vào năm 2005. Trữ lượng dầu khí được gia tăng lên mức 330 triệu tấn quy dầu từ mức 260 triệu tấn trong giai đoạn trước. Xét về hiệu quả sản xuất kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Tập đoàn trong giai đoạn 2006-2010 bình quân đạt xấp xỉ 20%, cao hơn mức ROE trung bình của khu vực kinh tế nhà nước[SUP]1[/SUP]. Tính đến cuối năm 2010, toàn Tập đoàn có 38 nghìn lao động, tăng trên 16 nghìn người so với giai đoạn 2005, nếu gồm cả lao động ngoài danh sách thì tổng số đến nay khoảng trên 5 vạn lao động ở trong và ngoài nước. Song song với việc mở rộng về quy mô số lượng lao động. sự gia tăng trong chất lượng lao động cũng được khẳng định thông qua con số tăng trưởng về năng suất lao động bình quân qua hai giai đoạn. Nếu như trong giai đoạn 2001-2005, năng suất lao động bình quân ở mức 5,1 tỷ đồng/người/năm thì đến giai đoạn 2006-2010, con số này đã lên đến 8,4 tỷ đồng/người/năm.[SUP]2[/SUP] Trên lĩnh vực đầu tư, trong giai đoạn 2006-2010, Tập đoàn đã thực hiện đầu tư có giá trị trên 326 nghìn tỷ đồng, tăng 112,3% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Hiệu quả đầu tư cao được thể hiện thông qua hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư (ICOR) bình quân trong cả giai đoạn ở mức 1,33, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước (hệ số ICOR của khu vực doanh nghiệp tư nhân là 3-4, ICOR của khu vực kinh tế nhà nước và từ đầu tư của nhà nước tới 9-10)[SUP]3[/SUP]. Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, Tập đoàn cũng phát huy vai trò đầu tầu kinh tế, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ thông qua những nội dung chính như: Triển khai thực hiện hiệu quả chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các giải pháp kiềm chế lạm phát năm 2007-2008; Tổ chức thực hiện quyết liệt các giải pháp cấp bách của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng; đóng góp hàng ngàn tỷ đồng nhằm bảo đảm an sinh xã hội hàng năm theo chương trình của Chính phủ kết hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Thực hiện tốt nhiệm vụ khảo sát điều tra cơ bản, tìm kiếm thăm dò dầu khí, bảo vệ vùng biển và chủ quyền quốc gia, an ninh – an toàn cho các hoạt động trên biển. Tập đoàn cũng chủ động, tích cực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia với các hoạt động khai thác an toàn và hiệu quả các mỏ dầu khí trong nước và nước ngoài, tham gia sản xuất điện. Đảm bảo ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động, hình thành nét văn hóa doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ thống chính trị đồng bộ trong Tập đoàn: Đảng bộ và Đoàn thanh niên. Với những kết quả trên, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, hợp tác đầu tư với các địa phương và các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng các địa phương và biển đảo đáp ứng kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong những giai đoạn biến động phức tạp của nền kinh tế đất nước và của thế giới. Để hoàn thiện mô hình của Tập đoàn trong giai đoạn tới cần thực hiện các giải pháp sau: Sắp xếp và đổi mới cơ cấu tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con cùng các giải pháp như đầu tư tài chính, phát triển thị trường, đột phá về khoa học công nghệ và đào tạo, an toàn và bảo vệ môi trường; trong đó, các giải pháp đột phá về con người, về khoa học công nghệ và quản lý mang tính chất quyết định. Trước mắt, để hoàn thiện mô hình và tăng tốc phát triển cần thực hiện các giải pháp sau: Tổ chức Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo hướng Tập đoàn Công nghiệp - thương mại - tài chính và Công ty Mẹ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số lĩnh vực chủ chốt như khai thác và chế biến dầu khí… Tổng kết đánh giá ưu nhược điểm của mô hình tổ chức, quản lý đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thời gian qua để hoàn thiện, bổ sung phù hợp với yêu cầu khách quan của tình hình kinh tế đất nước và trên thế giới. Tái sắp xếp các đơn vị thành viên, công ty con. Thống nhất quản lý công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, lọc hóa dầu đặc biệt là hệ thống kinh doanh xăng dầu, đạm và hóa chất dầu khí, xây lắp Dầu khí… nhằm giảm thiểu cạnh tranh nội bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút các nguồn lực, kinh nghiệm quản lý từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Tập trung vào các lĩnh vực chính là tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, công nghiệp khí, lọc hóa dầu, công nghiệp điện khí – than, dịch vụ kỹ thuật dầu khí cao cấp (như đóng giàn khoan, dịch vụ khoan, dịch vụ kỹ thuật biển…) trong đó, lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí là cốt lõi. Tiếp thu phương thức quản trị, công khai minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp, giảm tỷ lệ nắm giữ phần vốn của Tập đoàn tại một số doanh nghiệp như Nghị quyết Trung ương 3 và chỉ đạo của Chính phủ. Đưa cổ phiếu của một số doanh nghiệp ra niêm yết tại nước ngoài nhằm nâng cao vị thế và thương hiệu của Tập đoàn trên trường quốc tế. Tóm lại, bất kể là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác hiện nay được bàn đến như các công ty,tập đoàn kinh tế; suy cho cùng để có vị thế trong nền kinh tế cần phải đảm bảo các tiêu chí sau: Một là, doanh nghiệp đó phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế; hai là, phải mang lại lợi nhuận cao, đảm bảo cổ tức cho các nhà đầu tư – các cổ đông (nếu là doanh nghiệp nhà nước thì phải bảo toàn và phát triển vốn, nộp ngân sách cao tương xứng với sự đầu tư của nhà nước); thứ ba, là doanh nghiệp muốn nâng cao vị thế của mình trong xã hội thì cần có trách nhiệm với cộng đồng thông qua các công tác an sinh xã hội, đây cũng là giải pháp nhằm nâng tầm hình ảnh của doanh nghiệp. TS. Nguyễn Xuân Thắng Thành viên Hội đồng thành viên PVN Tài liệu tham khảo: 1.Bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (2007, 2008, 2009, 2010) 2. Ngành năng lượng Việt Nam – Thành tựu sau 25 năm đổi mới. 3. Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII về tình hình kinh tế – xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2011. 4. Luật Dầu khí, Luật Doanh ngiệp, các văn bản tài liệu khác…