Độ tin cậy của kết cấu công trình

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi SteelMan, 8/8/14.

  1. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    1. Độ tin cậy của kết cấu công trình được xác định dựa trên những điều kiện gì? Một kết cấu công trình yêu cầu phải có những yếu tố về số liệu đầu vào như thế nào thì chúng tá mới có thể đánh giá được độ tin cậy?

    2. Mối quan hệ giữa độ tin cậy, chất lượng và tuổi thọ của kết cấu công trình như thế nào?

    Mời anh em cùng trao đổi, chém gió.
     
  2. jacket

    jacket Member

    Tham gia ngày:
    1/5/13
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Em cũng đang tìm hiểu vấn đề này! Các bác nào đã nghiên cứu vui lòng trao đổi cho anh em trong diễn đàn hiểu biết thêm nhé
     
  3. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Tiện thể các bác cho em hỏi 1 câu liên quan đến vấn đề này với.

    Trong dự án kéo dài chân cho em JU XXX thì kết quả tính toán cho em nó với chu kỳ lặp 50 năm thì không đạt, với chu kỳ 25 năm thì đạt. Một số bác ní nuận rằng cứ sóng to là lôi em nó vào bờ và chỉ cần lấy kết quả chu kỳ lặp 25 năm cho nó đạt và mang đi đăng kiểm chứ không nhất thiết là lấy 50 năm như yêu cầu của tiêu chuẩn. Vậy là các bác giơ tay bỏ phiếu chấp thuận với số phiếu cao, bác hiểu vấn đề cũng giơ tay, bác XXX hiểu gì cũng giơ tay.

    Theo các bác trong trường hợp này độ tin cậy là bao nhiêu?
     
  4. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    download.jpg
    Con "JU HỔ VỒ" này còn chạy 300% công lực được thì con JUXXX bác BigCrab nói chắc vẫn làm ngon!!!!:D
     
  5. DinhHieu_52CB2

    DinhHieu_52CB2 New Member

    Tham gia ngày:
    30/7/12
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Theo các bác người ta chọn hệ số an toàn dựa vào cái gì để làm sao cho hệ số an toàn không quá lớn ,vì quá lớn thì sẽ lãng phí mà quá bé thì không an toàn.Mà chắc chắn hệ số này lấy chỉ tương đối có thể họ tính đến trường hợp xấu nhất vì thế khi sử dụng nhiều trường hợp lấy hệ số an toàn chưa đến đó nhưng vẫn an toàn vì chưa gặp trường hợp xấy nhất đó .Nếu khi áp dụng hệ số an toàn vào rồi thì có dám chắc là 100% kết cấu là an toàn không hay chỉ là 99% hoặc bé hơn thế.Chẳng hạn có kết cấu có người chọn hệ số an toàn là FS=4 nhưng khi thực hiện có FS=2 họ bảo thấy vẫn ổn .Nhưng rất có thể với hệ số FS=2 thì có thể vẫn xảy ra trường hợp thiếu an toàn chỉ khác là nó xác suất thấp mà thôi có thể là 1/500 ,1/1000 chẳng hạn
     
  6. Khong

    Khong Member

    Tham gia ngày:
    21/12/12
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Mục đích của việc phân tích đánh giá lại (PTĐGL) kết cấu công trình là xác định sự phù hợp của kết cấu công trình với yêu cầu sử dụng tại thời điểm đánh giá.
    Công trình dầu khí biển là công trình chịu rủi ro cao do tải trọng ngẫu nhiên (cháy, nổ, vật rơi,…) và tải trọng môi trường gây ra
    Đồng thời trong quá trình sử dụng, công trình thường có những thay đổi do yêu cầu sử dụng và có các hư hỏng đáng kể. Do vậy, cần PTĐGL để xác định sự phù hợp của kết cấu công trình tại thời điểm đánh giá.
    Ngoài ra, việc PTĐGL công trình biển đang khai thác còn nhằm kéo dài tuổi thọ công trình hay đánh giá lại công trình do đòi hỏi các thực tế như thêm người ở, công trình bị tổn thương đáng kể, việc sử dụng lại các công trình đã vận hành và khai thác dùng trong nhiều trường hợp, thậm chí xét về mặt kinh tế người ta còn nâng cấp công trình cũ để sử dụng thay vì lắp đặt công trình mới. PTĐGL nhằm kéo dài thời gian hoạt động cần phải khẳng định rằng các rủi ro cho kết cấu công trình là chấp nhận được.
    Theo API, trong những trường hợp sau, công trình cần phải đánh giá lại:
    1). Thêm người ở trên CTB
    2). Thêm các trang thiết bị trên CTB
    3). Tải trọng tác dụng lên kết cấu công trình tăng
    4). Chiều cao sàn công tác không đảm bảo
    5). Có các khuyết tật trong quá trình khảo sát
    Quy trình phân tích đánh giá lại
    Bước 1: Phân loại, xác định công trình cần đánh giá (dựa vào các điều kiện đánh giá sơ bộ), trên cơ sở xem xét các điều kiện đầu bài
    Bước 2: Xác định những mục đích sử dụng trong tương lai (nếu có) của công trình.
    Bước 3: Phân cấp công trình theo an toàn nhân mạng và hậu quả phá hủy, phân loại công trình theo mức độ rủi do của phá hủy.
    Bước 4: Xem xét các dữ liệu liên quan tới PTĐGL (như thiết kế, xây dựng, lắp đặt và toàn bộ quá trình vận hành, khai thác, rà soát hư hỏng, thay đổi lớn so với thiết kế, các số liệu về khảo sát, duy tu…)
    Bước 5: Phân tích, đánh giá (3 phương pháp chính).
    Bước 6: So sánh các chỉ số đánh giá với tiêu chuẩn
    Bước 7: Nếu bước 6 được chấp nhận, đưa ra các quy trình cho duy tu bảo dưỡng định kỳ
    Bước 8: Nếu bước 6 không được chấp nhận, đưa ra các biện pháp giảm tải
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/8/14

Chia sẻ trang này