Đầu tư 1.000 tỷ đồng xây nhà máy điện gió thứ tư tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Công trình Bể cảng, đê chắn sóng, bảo vệ bờ' bắt đầu bởi kythuatbien, 27/7/15.

  1. kythuatbien

    kythuatbien Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Chiều 21/7, Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình đã tổ chức khởi công xây dựng Nhà máy Điện gió Phú Lạc giai đoạn 1 tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
    Đây là nhà máy điện gió thứ tư trong cả nước được khởi công xây dựng, sau hai nhà máy khác cũng tại tỉnh Bình Thuận và một nhà máy tại tỉnh Bạc Liêu.
    Ðiện gió được xem là nguồn năng lượng sạch vì trong quá trình sản xuất không phát thải các chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường. Cùng với các nguồn năng lượng tái tạo khác, điện gió là nguồn năng lượng của tương lai sẽ dần thay thế các dạng năng lượng truyền thống.
    [​IMG]Hệ thống điện gió tại huyện Tuy Phong, Bình Thuận (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)

    Nhà máy Điện gió Phú Lạc có tổng diện tích 400ha, trong đó diện tích chiếm đất vĩnh viễn của dự án khoảng 11ha và diện tích chiếm đất tạm thời khoảng 8ha.
    Ở giai đoạn 1, Nhà máy Điện gió Phú Lạc được thiết kế bao gồm 12 tuabin với công suất 24MW, có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Giai đoạn 1 của Nhà máy Điện gió Phú Lạc dự kiến sẽ được hoàn tất trong vòng 14 tháng.
    Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu thiếu hụt năng lượng điện hiện nay và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động địa phương.
    Theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng về điện gió ở Bình Thuận rất lớn. Nhiều nhà đầu tư chọn Bình Thuận bởi nơi đây có gió lớn quanh năm, ít bão, nhiều khu vực có ngọn đồi cao, vận tốc gió có thể đạt tới 7m/giây mà theo thiết kế, với tốc độ gió 3m/giây thì cánh quạt khởi động, tuabin sẽ phát điện được.
    Tỉnh thực hiện nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư điện gió như: hỗ trợ đất đai, thuế, các ưu đãi khác… Tuy nhiên, vấn đề khó khăn để phát triển điện gió của tỉnh chính là công tác đào tạo nguồn nhân lực.
    Nhiều dự án vẫn phải thuê chuyên gia nước ngoài bởi cả Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng, hầu như chưa có một cơ sở đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên về điện gió.
    Hiện Bình Thuận đang dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực thu hút phát triển các dự án phong điện với hơn 12 dự án phong điện, với tổng công suất hơn 2.000 MW.


     

Chia sẻ trang này