Dòng chảy ảnh hưởng đến tuổi thọ mỏi kết cấu?

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi Autumn, 2/3/13.

  1. Autumn

    Autumn New Member

    Tham gia ngày:
    2/3/13
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Sinh viên
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Em đang làm đồ án về phân tích mỏi kết cấu, em đăng băn khoăn là dòng chảy có ảnh hưởng đến tuổi thọ mỏi của kết cấu không? em đã hỏi một số anh kỹ sư có anh bảo có, có anh bảo không.

    Nhờ các anh chi tư vấn hộ cho em:
    1. Dòng chảy có ảnh hưởng đến tuổi thọ mỏi kết cấu không? mức độ ảnh hưởng như thế nào?
    2. Nếu có thì tài liệu, tiêu chuẩn nào đề cập đến việc tính toán phân tích?
    3. Trong tính toán thực hành khi nào cần tính, ki nào không cần?.

    Anh chị nào có kinh nghiệm hướng dẫn em xử lý vấn đề này với.
    Cảm ơn nhiều.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/9/15
  2. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Hi bạn Autumn.
    Nguyên văn theo lời Thầy PK.Hùng trong cuốn sách: "Phương pháp luận tính toán mỏi kết cấu công trình biển cố định bằng thép - tháng 1/2005" link đính kèm:
    http://offshore.vn/threads/131?huong-phap-luan-tinh-toan-moi-CTB-co-dinh-bang-thep
    Nói chung mọi CTB bằng thép phải được thiết kế để có khả năng chịu các tải trọng mỏi. Cán bộ thiết kế phải thực hiện tính toán mỏi đối với kết cấu chân đế, các bộ phận khác của kết cấu nếu chịu tác động của tải trọng có chu kỳ
    Mọi sự thay đổi của ứng suất có thể gây ra mỏi đều phải được kể đến khi thiết lập sự phân bố dài hạn biên độ ứng suất, Các tác động có giá trị thay đổi có thể xảy ra trong tất cả các giai đoạn của đời sống công trình, Các tác động này bao gồm:
    1. Sóng
    2. Gió
    3. Dòng Chảy
    4. Áp lực thủy tĩnh thay đổi
    5. Máy móc hoạt động
    6. Cần cẩu làm việc
    7. Các hoạt động trên sàn boong
    ....
    Thường tải trọng sóng là nguyên nhân chủ yếu gây ra phá hủy mỏi trong các công trình biển
    Đối với các phần tử nằm lân cận vùng nước lặng cần phải kể đến sự biến thiên có chu kỳ của lực đẩy nổi và tải trọng sóng vỗ, xét cùng với tải trọng sóng tính theo công thức morison, Ảnh hưởng của dòng chảy cần phải được kể đến khi tính toán tác động của sóng
    ..........
    Hình đính kèm:
    PP Luan TK Fatigue 1.jpg
    PP Luan TK Fatigue 2.jpg

    Như vậy theo những câu hỏi mà bạn đã nêu, có thể trả lời ngắn gọn như sau:
    1/ Dòng chảy có ảnh hưởng tới tuổi thọ mỏi của kết cấu công trình biển, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào tính chất và loại công trình (inplace, transportation.....)
    2/ Tài liệu như link đính kèm
    3/ Trong thực hành tính toán thiết kế Mỏi thường người ta chỉ xét tới ảnh hưởng của Sóng là trội mà bỏ qua hoặc chỉ xem Dòng chảy như một tải trọng kể tới ảnh hưởng thông qua tải trọng sóng.
    Have fun
     
    Last edited by a moderator: 16/11/15
  3. Autumn

    Autumn New Member

    Tham gia ngày:
    2/3/13
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Sinh viên
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Em vẫn chưa rõ cụ thể việc tính toán được thực hiện như thế nào? các anh có tài liệu nào hướng dẫn chi tiết tính toán không ạ, ví dụ với chân đế giàn khoan cố định.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/9/15
  4. hasam119

    hasam119 Moderators

    Tham gia ngày:
    19/9/12
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Hi Autumn,
    Khi tính toán, nếu xét đến dòng chảy thì bạn cộng vận tốc thành phần của dòng chảy với vận tốc thành phần của sóng rồi dùng vận tốc thu được để tính lực
    Bạn tham khảo trang 57, 58, 59 của tài liệu Tuổi thọ mỏi của kết cấu thép ngoài biển - Phan Văn Khôi
    Bản chất của hiện tượng mỏi là do sự biến thiên ứng suất gây ra, cho nên với chân đế thì thường chỉ xét đến ảnh hưởng của sóng (dòng chảy gây ra lực nhưng sự biến thiên về độ lớn có lẽ là rất nhỏ)
     
    Last edited by a moderator: 16/11/15
  5. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng
    Em xin bổ sung thêm là khi tính toán tổ hợp lực sóng và dòng chảy thì chú ý là sóng và dòng chảy không phải là lúc nào cũng cùng hướng, thường thì nó lệch với nhau một góc.
     
  6. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Bổ sung thêm cho AE một vài thông tin về ảnh hưởng động của tải trọng do dòng chảy và sóng tác dụng lên jacket platform.
    Tải dòng chảy
    Tác động của dòng chảy lên công trình được biểu diễn bởi yếu tố vận tốc. Vận tốc dòng chảy trong tính toán thực tế được xem là một đại lượng không thay đổi theo theo thời gian. Do vậy khi có tác động của dòng chảy không kể sóng thì tải trọng dòng chảy gây ra được coi như tải trọng tĩnh. Khi tính đồng thời tác động song-dòng chảy, thì ảnh hưởng của dòng chảy được bổ xung vào thành phần vận tốc của tải trọng sóng. Vì thành phần tải trọng do vận tốc gây ra có chứa bình phương vận tốc nên sự tham gia của dòng chảy có ảnh hưởng bổ xung đáng kể cho tải trọng sóng, đặc biệt là trường hợp biển nước sâu.
    Tải trọng Sóng
    Tác động của sóng lên công trình mang bản chất động và là trội tuyệt đối trong tổng tải trọng tác dụng lên kết cấu chân đế công trình biển cố định kiểu jacket. Đây là loai kết cấu có các phần tử mảnh dạng thanh, chịu các tải trọng sóng mà trường chuyển động của nó chỉ phụ thuộc vào các thông số sóng tới. Hay nói các khác các phần tử của kết cấu hông làm thay đổi đáng kể tới sự chuyển động của sóng. Ngoài ra, việc mô tả chuyển động của sóng có thể thực hiện theo mô hình tiền định ( dựa vào các lý thuyết sóng) hoặc mô hình ngẫu nhiên ( dựa vào các dạng phổ sóng).
     
  7. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Tác động của dòng chảy ảnh hưởng rõ rệt nhất đối với các phẩn tử kết cấu có độ mảnh khá lớn. Ví dụ trong thiết kế, tính toán mỏi cho ống đứng (riser), tính VIV, đường ống dẫn dầu, khí (pipeline),... bạn có thể tham khảo thêm trong tiêu chuẩn DNV.
     

Chia sẻ trang này