Bão chưa vào đê 120 tỷ đã vỡ tan

Thảo luận trong 'Tin tức Thời sự - News' bắt đầu bởi Song Ma, 31/10/12.

  1. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    [h=1]Bão chưa vào đê 120 tỷ đã vỡ tan[/h] [​IMG] - Công trình đê chắn sóng trị giá 120 tỷ đồng tại Khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình) đã bị sóng biển đánh vỡ tan, mặc dù theo như đường đi của cơn bão số 8, Quảng Bình chỉ bị ảnh hưởng nhẹ khi bão không đổ bộ vào.
    Như VietNamNet đã đưa tin, do ảnh hưởng gián tiếp của cơn bão số 8 vừa qua đã gây sóng lớn, đánh vỡ công trình đường đê nối đảo Hòn Cỏ với cảng Hòn La (thuộc Khu Kinh tế Hòn La, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch).
    Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, thiệt hại của sự cố này lên tới 30 tỷ đồng.





    [​IMG]
    Tuyến đê có giá trị trên 100 tỷ đồng trở nên tan hoang sau khi bị sóng đánh.
    [​IMG]
    Thậm chí còn có nhiều khối bị vỡ cạnh khi mà công trình vẫn đang thi công.
    Tại hiện trường, mặc dù đã 2 ngày trôi qua nhưng cảnh tượng của con đê chắn sóng vẫn đang còn tan hoang khi bị sóng đánh vỡ.
    Những khối bê tông nặng hàng chục tấn, những rọ đá ngăn sóng bị sóng lớn cuốn phăng ra biển, đánh dạt lên triền núi.
    Tính đến thời điểm trước khi xảy ra cơn bão số 8, công trình đường đê này đã hoàn thành được 70% khối lượng công việc. Đã hợp long nối Hòn Cỏ với khu kinh tế Hòn La vào tháng 8/2012.





    [​IMG]
    Hàng chục khối bê tông bị sóng đánh tan rã.
    [​IMG]
    Cắt đứt đường nối từ cảng Hòn La sang đảo Hòn Cỏ.
    [​IMG]

    [​IMG]
    Những khối bê tông nham nhở vết tróc…
    Công trình có chiều dài 330m, rộng 9m, thân đê đắp bằng đá và được chắn bằng nhiều khối bê tông tản sóng, mỗi khối nặng 16 và 25 tấn.
    Đường đê chắn sóng nối đảo Hòn Cỏ với cảng Hòn La thuộc gói thầu số 2 Dự án đường nối Khu Kinh tế Hòn La với Khu Công nghiệp xi măng Văn Tiến - Châu Hoá, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình).
    Được biết, trước khi có bão số 8, đơn vị thi công là liên danh Cty CP Tập đoàn Trường Thịnh và Công ty EMCO Việt Nam đã gia cố thân đê bằng nhiều khối bê tông tản sóng, đá hộc và rọ đá…
    Tuy nhiên, đường đê biển có giá trị lớn này đã không chịu nổi sức công phá của những cơn sóng.





    [​IMG]
    Những rọ đá được làm rất đơn giản, xộc xệch. Bên trong chỉ là những loại đá nhỏ, không thể gắn kết thành một khối vững chắc.
    [​IMG]

    [​IMG]
    Nhiều rọ đá đã vỡ do lưới thép B40 bị rách trước khi đưa xuống thi công.
    Dư luận đặt ra nhiều nghi vấn xung quanh sự cố nghiêm trọng này. Theo như thông tin về cơn bão số 8 vừa qua, Quảng Bình chỉ bị ảnh hưởng của bão khi cơn bão này di chuyển ngoài biển.
    Diến biến tiếp theo đã không như dự báo, bão số 8 không ảnh hưởng trực tiếp vào Quảng Bình mà lại di chuyển ra hướng Tây Tây Bắc. Khu vực bão đổ bộ là Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.
    Phát biểu trên truyền hình, ông Võ Minh Hoài, Tổng GĐ Cty CP tập đoàn Trường Thịnh cho rằng, việc đường đê bị vỡ là do ảnh hưởng trực tiếp của bão.
    Bão rất lớn, đã đập vào toàn bộ hệ thống đê chắn sóng khiến trở về gần như bằng không. Đề nghị các ban ngành tính toán, thiết kế lại cho phù hợp”.

    Theo ghi nhận của PV.VietNamNet tại hiện trường, nhiều khối bê tông của công trình bị nước biển ăn mòn, nhiều khối đã bị vỡ cạnh. Những rọ đá được thi công rất đơn giản, khó có thể chịu nổi khi có sóng to gió lớn.
    Được biết, trong chiều ngày 30/10, một đoàn kiểm tra bao gồm lãnh đạo tỉnh và các ban ngành chức năng sẽ trực tiếp ra kiểm tra, đánh giá sự cố nghiêm trọng này.
    Nguồn: Vietnamnet.vn

    ---------- Post added at 12:33 PM ---------- Previous post was at 12:07 PM ----------

    Nhìn mấy hình ảnh trên lại nhớ hồi đi thực tập hải văn tham quan đê chắn sóng ở cảng cá Đình Vũ - Hải Phòng, cũng "tan tác chim muông".
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15
  2. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    AE có ai chuyên về thiết kế thi công khối phá sóng tetrapod.
    Cho mình hỏi là có cốt thép bên trong khối này không vậy?
     
  3. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Được biết là Viện XDCTB nổi tiếng chủ trì thiết kế, tư vấn thẩm định nhiều tuyến đê chắn sóng ven biển nước ta với kết cấu Tetrapod.

    Không biết là công trình này Viện có tham gia không nhỉ :-/
     
  4. luuguxd

    luuguxd Moderator

    Tham gia ngày:
    21/5/12
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    hà nội
    tetrapod không có cốt thép anh ạ , có thép để làm móc để cẩu khi thi công thôi ạ . Nhưng bây giờ người ta còn không làm móc nữa , dùng dây buộc
     
  5. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Trong bài báo có nói là đê đang xây dựng mà. Mà đặc thù của đê, đập là gặp bão gió lớn mà thi công dang dở chưa hoàn thành là kiểu gì cũng toi ~X(.
    Có chăng nên xét tới tiến độ thi công và phương án thi công + phương án bảo vệ trong khi thi công chứ chưa chắc đã tại thiết kế?!
     
  6. kythuatbien

    kythuatbien Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Bạn adata nói đúng đấy. Thiết kế thường ít khi có vấn đề lắm. Những trường hợp này chủ yếu do lỗi phương án thi công.

    Tất nhiên trong trường hợp này cần xem lại các yếu tố khác nữa. Thiên tai bất biến không thể nói và đánh giá bằng mắt với công trình đang thi công được.

    Cần có những đánh giá tổng thể hơn cả thiết kế, thi công và các điều kiện do ảnh hưởng của sóng trong bão....
     
  7. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Tôi đọc lại và thấy nói là đã hoàn thành 70% công việc, đã hợp long con đê rồi mà? Khối đá bị sóng cuốn đi theo tôi là trọng lượng nó chưa đủ.
     
  8. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Dear ACE,
    Nhân bài viết có liên quan tới khối tetrapod, xin mạn phép được luận bàn thêm với AE một chút về nguyên lý cấu tạo và thiết kế của khối tetrapod.
    Theo nguyên lý tính toán, khối phá sóng tetrapod được thiết kế dựa trên:
    1. Số liệu đầu vào là lực xô ngang của sóng
    2. Độ ổn định của nền
    Từ số liệu về lực xô ngang do sóng, Khối phá sóng tetrapod sẽ được thiết kế nhằm đảm bảo rằng: trọng lượng bản thân khối sẽ ổn định khi chịu lực ngang này tác dụng.
    Người ta tính riêng rẽ từng cho từng con sóng dựa vào phần mềm Mike21, từ một vị trí giả định ngoài khơi truyền tới nơi xây dựng công trình với những giả thiết được gọi là chấp nhận (sai số trong ngưỡng an toàn)
    Thực tế thì rất nhiều công trình dạng tetrapod đã bị sóng biển xô lệnh và làm đổ, gãy, vậy nguyên nhân do đâu:
    1. Việc không đặt cốt thép là một trong số những nguyên nhân gây gãy vỡ khối tetrapod
    2. Sự liên kết giữa các khối chủ yếu dựa vào trọng lượng bản thân khối và cách sếp hình với các khớp không thật sự tốt
    AE chuyên về mảng đê biển xin giải thích thêm về những nguyên nhân trên và có thể nhiều nguyên nhân khác nữa.
    Hình 1: Mô hình liên kết giữa các khối tetrapod
    [​IMG]
    Hình 2: Hình ảnh thực tế liên kết khối tetrapod
    [​IMG]
    Hình 3: Cấu tạo khối tetrapod
    [​IMG]
    Hình 4: Hình ảnh thực tế khối phá sóng
    [​IMG]
     
  9. thuytranng

    thuytranng Banned

    Tham gia ngày:
    1/11/12
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    hay qua mình đang cần tim hiểu cái này...cảm ơn bạn nhiều..

     
    Last edited by a moderator: 1/11/12
  10. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Đã có kết luận, do sóng cao 15-16m. Làm dự toán bổ sung thôi, khối chú phất lên nhờ cơn bão Sơn Tinh :)

    ***
    TTO - Sáng nay 30-10, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Bình đã cùng các đơn vị liên quan bàn biện pháp khắc phục đê biển ở Hòn La bị sóng biển đánh sập ngày 28-10 do bão số 8.





    [​IMG]
    Đê biển ở Hòn La bị sóng đánh thành hình vòng cung
    Theo ông Phan Xuân Vinh - phó trưởng Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Bình, các đơn vị đã rà soát kỹ về thiết kế, tư vấn thiết kế tuyến đê và cho thấy công trình thi công đảm bảo đúng trình tự thiết kế. Trong tiến độ thi công, hiện công trình còn thiếu 2m so với cao độ mặt đê, vì vậy sóng lớn đã phủ qua cốt và thân đê làm trôi và đẩy xê dịch thân đê.
    Những đợt sóng lớn do cơn bão số 8 gây ra đã làm sập hoàn toàn và đẩy dịch tuyến đê biển nối cảng Hòn La với đảo Hòn Cỏ ở Khu kinh tế Hòn La (xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình) thành một hình vòng cung, với điểm dịch xa nhất đến 60m (Tuổi Trẻ 29-10). Khối lượng đá đắp và cấu kiện Tetrapod bêtông tiêu sóng nặng từ 16-25 tấn bị sóng đánh rời và trôi mất hơn 60.000m[SUP]3[/SUP].
    Theo ước tính ban đầu của đơn vị thi công công trình là liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh (Quảng Bình) và Công ty MCO, thiệt hại có thể từ 30-50 tỉ đồng.
    Công trình đê này giúp cảng biển Hòn La đón tàu từ 1-7 vạn tấn, do Ban quản lý khu kinh tế Quảng Bình làm chủ đầu tư. Hiện tại đoạn đê nối hai đảo được thiết kế vừa làm đường vừa làm đê chắn sóng, với tổng chiều dài 500m, rộng 9m, phần mặt đê rộng 7,5m cho hai làn xe ôtô qua lại, chiều rộng chân tường hắt sóng 1,5m có tải trọng H30, XB80 và HL93…
    Theo ông Phạm Văn Năm - trưởng ban quản lý, toàn bộ dự án đê nối đảo Hòn La với đảo Hòn Cỏ có tổng vốn đầu tư trên 120 tỉ đồng, hiện đã thi công được 18/30 tháng tiến độ và 60% khối lượng. Hiện chưa thể biết chính xác thiệt hại, phải chờ đánh giá của cơ quan bảo hiểm, sau đó sẽ lập dự toán bổ sung khối lượng đã mất và tiếp tục thi công công trình trong thời gian sớm nhất.
    Ông Võ Minh Hoài, tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh, cho biết các đợt sóng cao từ 15-16m ập vào như vậy thì đê đang thi công không thể chống đỡ nổi. Để thi công tiếp, các cơ quan có thẩm quyền và chuyên môn cần tính toán, thiết kế lại mức chịu sóng cho phù hợp hơn.

     
    Last edited by a moderator: 17/11/15
  11. kythuatbien

    kythuatbien Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Sóng cao quá đấy nhỉ?

    Không biết dữ liệu sóng này ai đo, hay qua quan sát của dân tình ước chừng thế.

    Khi nào có thời gian chạy mô phỏng lại đường đi cơn bão này là biết ngay chiều cao sóng tại đây thôi.
     

Chia sẻ trang này