Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đề xuất Chính phủ tạo điều kiện đưa khí từ mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi miền Trung vào Dung Quất sớm hình thành trung tâm lọc hóa dầu quốc gia. Tối 22/2, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ kiến nghị Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có ý kiến với Bộ Chính trị, Ban Bí thư tạo điều kiện đưa khí từ mỏ Cá Voi Xanh vào bờ để sớm hình thành trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất. Mỏ khí Cá Voi Xanh ngoài khơi miền Trung gần với Dung Quất. Ảnh: Minh Hoàng Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận, Quảng Ngãi có nhiều yếu tố nổi trội như hạ tầng cảng biển, bồn bể chứa, nguồn nhân lực chất lượng cao từ nhà máy lọc dầu Dung Quất. " Nhà đầu tư chắc chắn sẽ chọn địa phương nào có ưu thế với mức vốn đầu tư rẻ nhất, dự án đưa dòng khí từ mỏ Cá Voi Xanh vào bờ đạt hiệu quả kinh tế cao nhất", Chủ tịch nước cho biết. Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang thương thảo với Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) về giá khí sau khi đưa vào bờ. Trước đó, Exxon Mobil quyết định đầu tư dự án điện khí này có tổng vốn lên đến 20 tỷ USD. Trong đó, nhà máy điện có công suất giai đoạn một là 1.500 MW, giai đoạn hai từ 4.000 đến 5.000 MW và nhà máy xử lý khí ở khu vực miền Trung. Tập đoàn này cũng đã khảo sát nhiều địa điểm ven biển miền Trung để lựa chọn phương án đưa khí vào bờ và xây nhà máy điện khí. Quảng Ngãi đề xuất đưa khí vào bờ để sớm hình thành Trung tâm lọc hóa dầu quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất. Ảnh: Minh Hoàng. Ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH lọc-hóa dầu Bình Sơn cho biết thêm, hiện Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025. Trong quy hoạch này, Chính phủ sẽ đầu tư xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí từ các mỏ thuộc các lô 117, 118, 119 vào bờ với công suất thiết kế khoảng 2-4 tỷ m3 mỗi năm. Chính phủ cũng định hướng nghiên cứu, xây dựng mới nhà máy xử lý khí ở khu vực này với lưu lượng khoảng một đến 4 tỷ m3 một năm, dự kiến đưa vào vận hành từ năm 2018. "Sau khi phân tích sơ bộ mỏ Cá Voi Xanh, các chuyên gia đưa ra tín hiệu lạc quan, có thể tận dụng các nguồn khí này để phát triển các nhà máy điện và hóa dầu", ông Giang chia sẻ. Ông Giang khẳng định, nếu Exxon Mobil lựa chọn phương án đưa khí vào Khu kinh tế Dung Quất sẽ gặp nhiều thuận lợi như: Tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có gồm cảng biển nước sâu, hệ thống giao thông thuận lợi, có kho vật tư, phụ tùng, nhà xưởng của nhà máy lọc dầu. Bên cạnh đó, kế hoạch này có thể tận dụng "chất xám" của đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm (không phải tốn chi phí đào tạo). Minh Hoàng - News Zing
Tại buổi làm việc với Bà Linda D. DuCharme, Phó Tổng Giám đốc ExxonMobil Gas & Power Marketing, lãnh đạo hai Tập đoàn khẳng định Dự án Cá Voi Xanh - thuộc Hợp đồng PSC lô 117-118-119 ngoài khơi Việt Nam là Dự án quan trọng đối với Tập đoàn và ExxonMobil. Việc phát triển Dự án không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung mà còn thể hiện cam kết hợp tác lâu dài của ExxonMobil tại Việt Nam trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi. Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc Nguyễn Quốc Khánh tiếp và làm việc với Bà Linda D. DuCharme Phó Tổng giám đốc ExxonMobil Gas & Power Marketing Nhằm triển khai các nội dung quan trọng đã thống nhất trong Thỏa thuận Khung Phát triển Dự án, Lãnh đạo hai Tập đoàn nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ, nỗ lực và tích cực trao đổi để thống nhất các thoả thuận thương mại, các điều kiện kỹ thuật và hoàn thiện Báo cáo Đại cương Phát triển mỏ (ODP) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm tiền đề cho các công tác phát triển mỏ tiếp theo. Các vấn đề quan trọng mà hai bên cần tập trung thảo luận và thống nhất trong thời gian tới để đạt mục tiêu có dòng khí thương mại sớm nhất bao gồm quy mô và phạm vi của chuỗi dự án, các điều kiện của thoả thuận mua bán khí, giá khí ban đầu, công thức giá khí, lượng khí bao tiêu, hệ số sử dụng khí, địa điểm xây dựng nhà máy xử lý khí, nhà máy điện và tiến độ đưa các nhà máy điện vào để xác định sản lượng khai thác khí phù hợp. http://petrotimes.vn/lanh-dao-pvn-ga-p-go-ca-c-do-i-ta-c-hoa-ky-386956.html
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khởi động cụm dự án 3,8 tỉ USD ở Quảng Nam. Chiều ngày 9-3, đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) do Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Nguyễn Quốc Khánh dẫn đầu đã có buổi khảo sát thực địa và làm việc với tỉnh Quảng Nam về cụm dự án có mức đầu tư khoảng 3,8 tỷ USD. Đoàn công tác ngoài Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Nguyễn Quốc Khánh còn có Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thành viên HĐTV PVN Phạm Xuân Cảnh; các Phó Tổng giám đốc PVN Lê Minh Hồng, Nguyễn Hùng Dũng, Nguyễn Sinh Khang, Ninh Văn Quỳnh. Ngoài ra còn có lãnh đạo các đơn vị như PVC, PTSC, BSR, DQS, PVGas, PVFCCo và lãnh đạo nhiều ban chuyên môn của Tập đoàn. Đoàn công tác đã khảo sát thực địa vị trí dự kiến đặt nhà máy xử lý khí sau khi dòng khí tiếp bờ trong hệ thống ống dài 88km kéo từ mỏ khí Cá Voi Xanh. Tại đây, đoàn công tác và đại diện Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai đã trao đổi nhanh về vị trí này. Dự kiến, dự án sẽ được đặt trên khu đất rộng 1.000 hecta thuộc địa bàn xã Tam Quang, huyện Núi Thành. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã có buổi làm việc với đoàn công tác về dự án này. Tham dự buổi làm việc có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Quang; Phó Bí thư, Chủ tịch UBND Đinh Văn Thu; Phó Chủ tịch UBND Huỳnh Khánh Toàn; Chủ tịch UBMTTQ Võ Xuân Ca, đại diện HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành. Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND Quảng Nam Đinh Văn Thu đã giới thiệu qua về tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh. Trong những năm vừa qua, tỉnh Quảng Nam thu ngân sách trung bình khoảng 15.000 tỉ đồng, đứng thứ 12 trong cả nước. Ông Đinh Văn Thu cũng cho biết, tỉnh Quảng Nam rất vui mừng hy vọng về dự án mỏ khí Cá Voi Xanh triển khai tại tỉnh này. Chủ tịch HĐTV PVN Nguyễn Quốc Khánh cũng giới thiệu với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về các lĩnh vực hoạt động, các đơn vị thành viên cũng như tầm vóc, quy mô hoạt động của Tập đoàn. Trong 5 năm từ 2010 đến 2015, PVN đã chi 40 tỉ đồng cho việc thực hiện công tác an sinh xã hội tại Quảng Nam. Chủ tịch HĐTV PVN Nguyễn Quốc Khánh cũng cho biết, trong thời gian tới, PVN sẽ cố gắng triển khai tốt hơn công tác an sinh xã hội tại tỉnh Quảng Nam. Tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị, các ban chuyên môn và Viện Dầu khí Việt Nam đã thông tin nhanh về dự án mỏ khí Cá Voi Xanh cho phía lãnh đạo tỉnh Quảng Nam. Theo đó, mỏ khí Cá Voi Xanh nằm cách bờ biển Quảng Nam khoảng 100km về phía Đông. Dự án sẽ do Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ làm nhà điều hành. Trữ lượng thu hồi tại chỗ của mỏ khí này là rất lớn, gấp 3 lần mỏ Lan Tây và Lan Đỏ, thuộc dự án khí Nam Côn Sơn. Về công tác khảo sát, đã thu nổ 10.250 km địa chất 2D vào năm 2009, thu nổ 2.090 km địa chất 3D vào năm 2012. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tặng quà cho lãnh đạo tỉnh Quảng Nam Về quy mô, dự án sẽ gồm có một giàn đầu giếng và xử lý tách nước ngoài khơi. Hai cụm khai thác ngầm, mỗi cụm bốn giếng khai thác. Một đường ống vận chuyển khí về bờ dài 88km. Một nhà máy xử lý khí nằm trên diện tích 200 hecta; có tổng vốn đầu tư 1,4 tỉ USD, dự kiến vận hành vào năm 2023. Một nhà máy điện 2 tổ máy, công suất 600MW – 700MW, có tổng vốn đầu tư 1,6 tỉ USD, dự kiến vận hành vào năm 2023. Nhà máy này sẽ được xây dựng trên diện tích 80 hecta và 7 hecta dùng để xây dựng hệ thống bảo vệ xâm lấn của nước biển. Một nhà máy điện được xây dựng tại tỉnh Quảng Ngãi với quy mô đầu tư tương tự ở Quảng Nam. Tổng mức đầu tư toàn dự án vào khoảng 3,8 tỉ USD. Sau khi hoàn thành, đưa vào vận hành dự án dự kiến sẽ nộp ngân sách nhà nước 3.900 tỉ đồng/năm. Nhà máy điện 2 tổ máy sẽ nộp ngân sách nhà nước dự kiến 600 tỉ đồng/năm. Dự án này ngoài việc tạo một nguồn thu ngân sách nhà nước rất lớn còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Cuối buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và lãnh đạo PVN cũng thống nhất về việc sẽ ký hợp tác toàn diện giữa hai bên. Thỏa thuận này sẽ làm tỉnh Quảng Nam và Tập đoàn thêm gắn kết trong tương lai, góp phần đẩy nhanh việc thực hiện dự án mỏ khí Cá Voi Xanh. Lãnh đạo PVN cũng tặng quà kỷ niệm cho tỉnh Quảng Nam là mô hình giàn khoan dầu khí, biểu tượng của ngành khai thác dầu khí Việt Nam. Thanh Hiếu - Petrotimes
Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kiểm tra thực địa tại Dung Quất và Chu Lai Ngay sau Lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và UBND tỉnh Quảng Nam, chiều ngày 27/3, đoàn công tác của Tập đoàn do Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn dẫn đầu đã đến kiểm tra thực địa tại hai khu Kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) và Chu Lai (Quảng Nam). Tham gia đoàn công tác còn có các Phó Tổng giám đốc Nguyễn Hùng Dũng, Lê Mạnh Hùng, cùng lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Tập đoàn và ban chuyên môn của Tập đoàn. Tại Khu kinh tế Dung Quất, đoàn đã đến kiểm tra thực địa tiến độ triển khai Dự án mở rộng và nâng cấp Nhà máy lọc dầu Dung Quất; khảo sát các địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy xử lý khí và điện khi mỏ Cá Voi Xanh đi vào khai thác. Tại hiện trường, đoàn công tác đã kiểm tra cụ thể, đánh giá sơ bộ những thuận lợi và khó khăn khi triển khai xây dựng các dự án mới. Trao đổi với Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, Tổng Giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn đã đề nghị Ban quản lý với chức năng là cơ quan quản lý và tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, phối hợp chặt chẽ với PVN lựa chọn địa điểm tối ưu nhất để khi Dự án được triển khai là xúc tiến xây dựng được ngay. Tổng Giám đốc Tập đoàn Nguyễn Vũ Trường Sơn kiểm tra khu vực mở rộng, nâng cấp NMLD Dung Quất Về tiến độ mở rộng và nâng cấp NMLD Dung Quất, Tổng Giám đốc Tập đoàn yêu cầu lãnh đạo Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) phối hợp chặt chẽ với tỉnh Quảng Ngãi, mà trực tiếp là Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bảo đảm cho dự án triển khai đúng thời gian. Đoàn đã đến kiểm tra thực địa vị trí được tỉnh Quảng Nam lựa chọn xây dựng Nhà máy khi dự án mỏ khí Cá Voi Xanh được triển khai. Với tinh thần tạo thuận lợi nhất cho dự án, tỉnh Quảng Nam đã chủ động phân tích, lựa chọn vị trí được coi là thuận lợi nhất, bảo đảm khi có chủ trương triển khai là có mặt bằng sạch để xây dựng được ngay. Trao đổi với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu và Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai Đỗ Xuân Diện, Tổng Giám đốc Tập đoàn Nguyễn Vũ Trường Sơn nhấn mạnh đến sự lan tỏa khi Nhà máy xử lý khí và điện được xây dựng tại đây. Với tinh thần hợp tác toàn diện UBND tỉnh Quảng Nam cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đơn vị của PVN khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy khi được phê duyệt. Hai bên cam kết cùng phối hợp chặt chẽ làm việc với các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ những vướng mắc để dự án sớm được triển khai. Được biết, Mỏ khí Cá Voi Xanh ước tính trữ lượng thu hồi tại chỗ khoảng 150 tỷ m3, gấp 3 lần mỏ Lan Tây và Lan Đỏ - thuộc dự án khí Nam Côn Sơn, lớn nhất Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Theo kế hoạch, Dự án sẽ do Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ làm nhà điều hành. Tập đoàn Exxon Mobil sẽ đầu tư 1 giàn đầu giếng để xử lý tách nước ngoài khơi. 2 cụm khai thác ngầm, mỗi cụm có 4 giếng khai thác và một đường ống dài khoảng 88km nối vào bờ biển Chu Lai. Trên bờ, PVN sẽ đầu tư một nhà máy xử lý khí; một nhà máy điện 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy khoảng 600MW – 700MW. Các nhà máy trên dự kiến vận hành vào năm 2023. - Petrotimes Cả hai nhà máy xử lý khí và điện này sẽ đặt tại huyện Núi Thành. Một nhà máy điện nữa cũng sẽ được xây dựng tại tỉnh Quảng Ngãi (trong Khu kinh tế Dung Quất) với quy mô đầu tư tương tự nhà máy điện ở Quảng Nam và hoàn thành vào năm 2023. Tổng sản lượng khí hàng năm khai thác khoảng 9 – 10 tỷ m3, trong đó dành 1 tỷ m3 để kết nối với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất phục vụ chế biến sâu. Tổng Giám đốc Tập đoàn Nguyễn Vũ Trường Sơn trao đổi với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu Sau khi hoàn thành, đưa vào vận hành, dự án dự kiến sẽ nộp ngân sách Nhà nước 3.900 tỷ đồng/năm. Nhà máy điện 2 tổ máy sẽ nộp ngân sách Nhà nước dự kiến 600 tỷ đồng/năm. Ngoài việc tạo một nguồn thu ngân sách Nhà nước rất lớn, dự án còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
http://daidoanket.vn/kinh-te/tich-cuc-chuan-bi-de-som-khai-thac-khi-tu-mo-ca-voi-xanh/110628 Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khi đi kiểm tra địa điểm dự kiến tiếp bờ đường ống vận chuyển khí từ mỏ Cá Voi Xanh tại tỉnh Quảng Nam vào ngày 15/7. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khi đi kiểm tra địa điểm dự kiến tiếp bờ đường ống vận chuyển khí từ mỏ Cá Voi Xanh tại tỉnh Quảng Nam vào ngày 15/7. Ghi nhận và biểu dương ngành Dầu khí đã thăm dò, phát hiện được nhiều mỏ mới, đặc biệt là mỏ khí Cá Voi Xanh có trữ lượng 150 tỷ m3 khí, là mỏ lớn nhất hiện nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, nếu dùng cho phát điện, có thể tạo ra được 5000 MW trong khoảng từ 20-30 năm. Như vậy, chỉ riêng mỏ khí này đã có thể góp phần quan trọng để đáp ứng nhu cầu nguồn cung điện năng trong tương lai. Vị trí tiếp bờ của đường ống dẫn khí hiện đã được nghiên cứu kỹ, đang chờ xin phê duyệt của Chính phủ, dự kiến đặt gần khu kinh tế Chu Lai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Từ đây, sau khi xử lý, khí sẽ được sử dụng cho 2 nhà máy nhiệt điện, đồng thời cung cấp cho 2 nhà máy khác ở khu kinh tế Dung Quất. Một phần nguồn khí thu được cũng sẽ được sử dụng cho nhà máy lọc hoá dầu Dung Quất. Đánh giá cao lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đã phối hợp chặt chẽ cùng với Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam để đồng thuận cao về vị trí đặt nhà máy, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam báo cáo chi tiết để chính phủ quyết định vị trí tiếp bờ của đường ống khí trong thời gian sớm nhất. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương sớm thống nhất với các Bộ, ngành về giá, hoàn thành báo cáo đại cương, trên cơ sở đó lập tổng thiết kế kỹ thuật để làm cơ sở đấu thầu khai thác. Cùng với đó, lập các báo cáo về 2 nhà máy nhiệt điện để cố gắng trong thời gian sớm nhất, dự kiến khoảng sau 2020, sẽ có thể khai thác được khí để vận hành. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu PVN tiếp tục thăm dò, tìm kiếm các nguồn dầu, khí, chuẩn bị nguồn năng lượng để dự trữ cho phát triển.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Văn bản số 1445/TTg-KTN đồng ý chấp thuận Quy hoạch địa điểm trung tâm khí điện miền Trung. Theo đó, vị trí tiếp bờ của dòng khí khai thác từ mỏ Cá Voi Xanh và nhà máy xử lý khí đặt tại Khu kinh tế mở Chu Lai (thuộc xã Tam Quang, huyện Núi Thành). Đồng thời, xây dựng 4 nhà máy nhiệt điện khí tổng công suất 3.000 MW (sử dụng khí mỏ Cá Voi Xanh), công suất mỗi nhà máy 750MW; trong đó 2 nhà máy tại Tam Quang và 2 nhà máy đặt tại xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (Khu kinh tế Dung Quất). Trong buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ngãi mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá đây là Dự án tạo động lực phát triển cho vùng KTTĐ miền Trung. Để có mặt bằng sạch cho nhà đầu tư khi vào xây dựng, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và tỉnh Quảng Ngãi phối hợp thi đua làm nhanh mặt bằng, tính toán mở rộng các công trình phụ khác tại Dung Quất để phát huy tối đa hiệu quả từ Dự án Cá Voi Xanh. Mỏ khí Cá Voi Xanh nằm cách bờ biển miền Trung khoảng 100km về phía Đông, do Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) điều hành. Hiện các bên đang xây dựng và chuẩn bị các phương án phát triển, khai thác và đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước. Khi đưa vào khai thác, dự án sẽ cung cấp nguồn khí thiên nhiên đặc biệt quan trọng, sử dụng cho các nhu cầu phát điện, hóa dầu, đồng thời là động lực phát triển các ngành công nghiệp địa phương, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo nhiều công việc làm cho lao động trong khu vực. Để khai thác hiệu quả dự án này, tỉnh Quảng Nam và lãnh đạo PVN đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, tạo cơ sở để PVN và các đơn vị thành viên tìm kiếm, triển khai các dự án, kể cả phát triển các dự án hợp tác thương mại, phân phối các sản phẩm dầu khí, hóa dầu trên địa bàn tỉnh. Mỏ khí Cá Voi Xanh ước tính trữ lượng thu hồi tại chỗ khoảng 150 tỷ m3, gấp 3 lần mỏ Lan Tây và Lan Đỏ - thuộc dự án khí Nam Côn Sơn, lớn nhất Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Theo kế hoạch, Tập đoàn Exxon Mobil sẽ đầu tư 1 giàn đầu giếng để xử lý tách nước ngoài khơi; 2 cụm khai thác ngầm, mỗi cụm có 4 giếng khai thác và một đường ống dài khoảng 88km nối vào bờ biển Chu Lai. Tổng sản lượng khí hàng năm khai thác khoảng 9 – 10 tỷ m3, trong đó dành 1 tỷ m3 để kết nối với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất phục vụ chế biến sâu. Tổng mức đầu tư toàn dự án của PVN khoảng 4,6 tỷ USD; doanh thu từ khí dự kiến khoảng 30 tỷ USD; doanh thu từ điện khoảng 30 tỷ USD. Tổng doanh thu dự án toàn Tổ hợp khoảng 60 tỷ USD; trong đó đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 24 tỷ USD. Sau khi hoàn thành, đưa vào vận hành, dự án dự kiến sẽ nộp ngân sách Nhà nước 3.900 tỷ đồng/năm.
Trưa 31/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur L. Ross chứng kiến lễ trao các bản ký kết một loạt thỏa thuận về thương mại và đầu tư trị giá nhiều tỷ USD. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ký thỏa thuận nhập một số thiết bị cho Nhà máy điện turbin khí sử dụng khí mỏ Cá Voi Xanh trị giá 600 triệu USD. Cụ thể GE đã cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ký Biên bản Ghi nhớ về việc hợp tác phát triển các nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp Miền Trung I và Miền Trung II sử dụng khí từ mỏ Cá Voi Xanh, mỏ khí lớn nhất Việt Nam hiện nay, với trữ lượng thu hồi khoảng 150 tỷ m3 (tương đương với 5,4 Tcf). Dự kiến, Dự án Nhà máy điện Miền Trung I và Miền Trung II được Chính phủ giao cho PVN triển khai đầu tư tại tỉnh Quảng Nam sẽ lần lượt được đưa vào vận hành vào năm 2023 và 2024.