Ngành dầu khí Mỹ đối mặt nguy cơ phá sản hàng loạt

Thảo luận trong 'Tin tức Thời sự - News' bắt đầu bởi NoName, 13/1/16.

  1. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần đầu tiên của năm 2016, giá dầu thế giới đã giảm khoảng 20%, chỉ còn hơn 30 USD/thùng. Giá dầu giảm sâu đang đặt ra nguy cơ phá sản cho hàng loạt công ty trong ngành dầu lửa Mỹ - tờ Wall Street Journal cho biết.

    Hiện đã có 3 ngân hàng đầu tư, gồm Morgan Stanley, Goldman Sachs và Citigroup dự báo giá dầu xuyên thủng đáy 30 USD/thùng và giảm về vùng 20 USD/thùng. Cơ sở được đưa ra cho những dự báo này là kinh tế Trung Quốc giảm tốc, đồng USD tăng giá, và việc các nhà khai thác dầu từ Mỹ tới Saudi Arabia không chịu cắt giảm sản lượng bất chấp dầu dư thừa.

    Theo Wolfe Research, sẽ có tới 1/3 số công ty khai thác dầu khí của Mỹ đối mặt nguy cơ lâm vào cảnh phá sản và tái cơ cấu trong thời gian từ nay đến giữa năm 2017. Trong đó, nhiều công ty chỉ có thể “sống sót” nếu giá dầu hồi phục lên mức tối thiểu 50 USD/thùng.

    Chiều ngày 12/1 theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau tại New York giảm gần 2,4% so với chốt phiên trước, còn 30,66 USD/thùng. Giá dầu Brent giao sau tại London giảm 2%, còn 30,92 USD/thùng.

    Cũng với quan điểm bi quan, nhà phân tích cấp cao Fadel Gheit thuộc công ty Oppenheimer & Co. dự báo một nửa số nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ có thể phá sản trước khi thị trường dầu lửa đạt mức cân bằng.

    Theo ông Gheit, “mức giá dầu bình thường mới” sẽ cao hơn so với hiện tại khoảng 50-100%. Nhà phân tích này dự báo giá dầu cuối cùng sẽ ổn định ở ngưỡng gần 60 USD/thùng, nhưng có thể phải mất hơn 2 năm nữa trước khi điều đó xảy ra.

    Công ty luật Haynes & Boone cho biết, hiện đã có hơn 30 công ty dầu quy mô nhỏ của Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong đợt giảm giá từ năm ngoái của “vàng đen”. Các công ty này có tổng số nợ là hơn 13 tỷ USD.

    Trong một báo cáo mới ra tuần này, ngân hàng Morgan Stanley nhận định môi trường hiện nay của ngành dầu lửa “tệ hơn hồi năm 1986” - lần gần đây nhất giá dầu giảm sâu kéo dài trong thời gian nhiều năm. Nhà phân tích Martijn Rats của Morgan Stanley cho hay, đợt giảm giá dầu hiện nay là sâu nhất và dài nhất trong 6 đợt giảm giá dầu từ thập niên 1970 tới nay.

    Số liệu của công ty tư vấn AlixPartners cho thấy, các công ty khai thác dầu khí ở khu vực Bắc Mỹ đang thua lỗ gần 2 tỷ USD mỗi tuần ở mức giá dầu hiện tại.

    Một báo cáo của công ty Cowen & Co. nói rằng các công ty dầu lửa của Mỹ sẽ cắt giảm ngân sách 51% trong năm nay so với năm 2014, còn 89,6 tỷ USD.

    Trước mắt, giá dầu chưa có dấu hiệu hồi phục: tình trạng dư thừa dầu của thế giới được dự báo sẽ còn kéo dài cho tới năm 2017.

    Trong bối cảnh như vậy, những công ty dầu lửa Mỹ đã vay nợ nhiều để đầu tư sản xuất trong thời gian trước không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục khai thác mạnh để có tiền trả lãi vay. Cách làm này được ví như “tự đào hố chôn mình”.

    Theo S&P Capital, những công ty như Sandridge Energy hay Energy XXI và Halcon Resources đều phải dùng 40% doanh thu quý 3/2015 để trả lãi vay. Giới phân tích cho rằng, những công ty như vậy đến một thời điểm nào đó sẽ buộc phải bán tài sản để trả nợ.
     
    tuananh26210 thích bài này.
  2. tuananh26210

    tuananh26210 Member

    Tham gia ngày:
    11/9/13
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Kỹ thuật viên sửa chữa Máy tính - Laptop
    Nơi ở:
    Quận 12, TP HCM
    Còn tình hình tại Việt Nam năm 2016, 2017 như thế nào? Em rất mong bác NoName cho em và các thành viên diễn đàn 1 cái nhìn toàn cảnh. Em cảm ơn bác rất nhiều. Chúc bác năm mới nhiều thắng lợi mới. :D
     
  3. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Bạc mặt vì giá dầu giảm, đại gia dầu khí cắt lương, giảm nhân sự
    Doanh thu giảm mạnh vì giá dầu giảm quá sâu khiến nhiều đại gia dầu khí phải cắt lương, giảm nhân sự.

    Bạc mặt vì giá dầu

    Giá dầu đã trở thành tâm điểm của thị trường trong hơn 1 năm trở lại đây. Giá dầu khiến thế giới phát sốt vì “lao dốc” ngoài sức tưởng tượng của các chuyên gia kinh tế. Từ mức đỉnh cao của mọi thời đại 147,27 USD/thùng, giá dầu liên tục lập các kỷ lục siêu thấp mới.

    Trong những ngày đầu năm 2016, giá dầu giao dịch dưới mốc 30 USD/thùng. Thậm chí, có dự báo bi quan còn cho rằng giá loại hàng hóa thiết yếu này thậm chí có thể rơi xuống 10 USD/thùng.

    Giá dầu lao dốc giúp giá xăng – yếu tố đầu vào của nhiều lĩnh vực giảm mạnh, tạo lợi thế cạnh tranh. Thế nhưng, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dầu. Vì vậy, bên cạnh việc tạo lợi thế cạnh tranh cho nhiều đơn vị, giá dầu cũng gây áp lực cho không ít đại gia dầu khí.


    Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là đơn vị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Mới đây, PVN đã thông báo tổng doanh thu 2015 của Tập đoàn đạt 560.000 tỷ đồng, giảm tới 25% so với năm 2014. Giống như PVN, nhiều công ty dầu khí cũng giảm mạnh doanh thu.

    Công ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam - PVGasD (PGD) đã công bố kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2015. Trong quý 4/2015, doanh thu PGD chỉ đạt 1.188 tỷ đồng, giảm tới 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do công ty tiết giảm chi phí nên giá vốn hàng bán giảm mạnh giúp lợi nhuận gộp tăng đáng kể.

    Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam – PTSC (PVS) lại không có được may mắn như PGD. Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 4/2015 và cả năm 2015 của riêng công ty mẹ, trong quý 4, PTSC bắt đầu có dấu hiệu suy giảm doanh thu và lợi nhuận.

    Công ty cho biết, do biến động giá dầu giảm, thị trường dịch vụ kỹ thuật dầu khí giảm mạnh dẫn đến doanh thu và lợi nhuận các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí đều giảm so với cùng kỳ 2014. Doanh thu thuần riêng quý 4 của PTSC đạt 2.450 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ. Llãi sau thuế chỉ đạt 22,6 tỷ đồng nhờ thu nhập khác, giảm sâu tới 91,6% so với cùng kỳ 2014.

    Trong vài năm trở lại đây, công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại Dầu khí-IDICO (PXL) luôn công bố kết quả kinh doanh bết bát. Khi giá dầu giảm, tình hình tại PXL lại càng thê thảm hơn. Quý 4 năm 2015 PXL tiếp tục thua lỗ gần 4 tỷ đồng. Kết quả cả năm, PXL lỗ ròng 10,3 tỷ đồng.

    Như vậy, nếu kết quả kiểm toán 2015 không xoay chiều lợi nhuận của PXL, công ty sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc do 3 năm (2013 – 2015) thua lỗ liên tục.

    Đứng trước “thảm cảnh” giá dầu, nhiều đại gia dầu khí vội vàng giảm chỉ tiêu kinh doanh. Mới đây, công ty cổ phần Kinh doanh khí hoá lỏng Miền Nam (PV Gas South- PGS) đã công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2015.

    Theo đó, Hội đồng quản trị công ty thống nhất điều chỉnh giảm chỉ tiêu doanh thu hợp nhất từ 7.078 tỷ đồng xuống còn 5.359 tỷ đồng tương ứng mức giám 24%. Nguyên nhân mà công ty đưa ra chính là giá dầu có diễn biến ngoài dự tính.

    Sau PVGAS và PVGas South, đến lượt PVGas North cũng điều chỉnh giảm 32% chỉ tiêu doanh thu cả năm 2015.

    Chưa chính thức công bố báo cáo tài chính 2015 nhưng Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVDrilling) đã đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2016 với những con số cực kỳ khiêm tốn so với kết quả ước đạt năm 2015.

    Cụ thể, chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế được đề xuất lần lượt đạt 7.500 tỷ đồng và 500 tỷ đồng. Riêng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu kế hoạch 2016 chỉ tương đương 30,3% kết quả năm 2015.

    Cắt lương, giảm nhân sự

    Doanh thu giảm khiến các đại gia rơi vào tình trạng lần đầu tiên phải co kéo ngân sách trong vài thập niên. Ông Nguyễn Hùng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN dự báo lĩnh vực dịch vụ dầu khí sẽ giảm 40%-50% lợi nhuận do các công ty dầu khí gặp nhiều khó khăn, không có vốn đầu tư, tìm kiếm, thăm dò phát triển mỏ.

    Ông cũng Dũng cũng cho biết PVN sẽ xem lại khả năng triển khai các dự án khai thác trong năm nay nếu diễn bị giá dầu vẫn như hiện tại.

    Bên cạnh việc có nguy cơ phải dừng triển khai dự án, PVN đã cắt giảm lương thưởng. Theo tìm hiểu của phóng viên báo điện tử VTC News, năm nay, nhiều nhân viên PVN đã bị giảm tới 30% lương. Thưởng Tết tại PVN không còn cao ngất ngưởng như mọi năm. Thậm chí, thưởng Tết Dương lịch, có người chỉ nhận được vài trăm ngàn, thay vì vài tháng lương như trước đây.

    Liên doanh dầu khí Việt- Nga (Vietsovpetro) thậm chí còn mạnh tay hơn PVN. Ông Từ Thành Nghĩa, Tổng Giám đốc Vietsovpetro cho biết 2015 là năm khó khăn của ngành kể từ 30 năm qua do giá dầu giảm quá sâu.

    Vì vậy, trong năm 2015, Vietsovpetro hoàn tất việc giải thể 2 đơn vị trực thuộc, sáp nhập các phòng, ban, bộ phận sản xuất, tinh giản biên chế. Đến hết tháng 12/2015, Vietsovpetro cắt giảm 400 biên chế gồm 46 người Nga và 354 người Việt. Không chỉ cắt giảm nhân sự, Vietsovpetro còn mạnh tay giảm lương. Có nhân viên thậm chí bị giảm tới 50% thu nhập.

    Năm 2016, Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm chi phí, đàm phán giảm lương chuyên gia nước ngoài, chuyển giao kỹ thuật từ người nước ngoài sang người Việt Nam để giảm sức ép về tiền lương.

    Các lĩnh vực khác của ngành như cơ khí dầu khí, đóng mới, sửa chữa giàn khoan, vận tải dầu khí đều có doanh thu, lợi nhuận thấp hơn nhiều so với trước và sẽ phải lên kế hoạch thắt lưng buộc bụng trong năm 2016.

    Nguồn: VTC.vn
     
  4. tuananh26210

    tuananh26210 Member

    Tham gia ngày:
    11/9/13
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Kỹ thuật viên sửa chữa Máy tính - Laptop
    Nơi ở:
    Quận 12, TP HCM
    Vậy theo báo cáo này sao em ko nghe thấy tăm hơi tin tức gì về PTSC-MC nhỉ. Bác có nghe ngóng được gì thì cho anh em biết ít nhé. Em cảm ơn bác nhiều lắm.
     
  5. info

    info Member

    Tham gia ngày:
    14/9/12
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Tình hình chung mà bác, cũng như anh em khác cả thôi.
     
  6. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Doanh nghiệp dầu khí Mỹ “chết như ngả rạ”

    Cuộc chiến giá dầu giữa Mỹ và Arập Xê út chưa thấy hồi kết nhưng số giàn khoan dầu ngừng hoạt động và số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng của Mỹ phá sản ngày càng nhiều. Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất.

    Nhờ giá dầu ở mức trên 100 USD/thùng, các doanh nghiệp khai thác dầu đá phiến ở Mỹ mọc lên như nấm sau mưa, nhưng từ hai năm qua, giá dầu tụt giảm mạnh, có lúc chỉ hơn 20 USD và giờ vào khoảng 45 USD số doanh nghiệp này cũng đang teo tóp dần.

    Theo Financial Times, nếu giá dầu tiếp tục ở mức thấp dưới 45 USD/thùng, đến cuối năm nay tỷ lệ phá sản trong ngành năng lượng Mỹ có thể lên đến 20%...

    Tính đến cuối tháng 4/2016, theo công bố của chính phủ Mỹ và tính toán của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch, số lượng các công ty năng lượng Mỹ nộp đơn xin phá sản đã lên mức cao kỷ lục. Không ít chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng hiện nay tiếp tục, ngành năng lượng Mỹ sẽ chỉ còn toàn những “công ty xác sống”.

    Cuối tuần vừa qua, công ty năng lượng Ultra Petroleum và Midstates Petroleum đã chính thức nộp hồ sơ xin phá sản theo chương 11 Luật Phá sản Mỹ. Tỷ lệ phá sản của các công ty trong ngành năng lượng Mỹ đạt mức kỷ lục 13%. Con số này tăng hơn 6 lần so với mức chỉ 2% cách đây 1 năm.

    Ở thời điểm nộp hồ sơ phá sản, tổng lượng tiền mặt của hai công ty này chỉ còn 362 triệu USD thế nhưng họ đang nợ đến 6 tỷ USD.

    [​IMG]
    Tình trạng phá sản của nhiều công ty nhóm ngành năng lượng đang tạo ra một môi trường kinh doanh khó khăn hơn cho những công ty còn lại đang cố gắng tồn tại. Khi số lượng hồ sơ xin phá sản tăng lên, các ngân hàng Mỹ đồng loạt thắt chặt chính sách tín dụng, nâng lãi suất, siết điều kiện vay vốn, thế chấp đối với các công ty năng lượng với lý do triển vọng kinh doanh của họ không sáng sủa.

    Chuyên gia phân tích thị trường tại quỹ Invesco, ông Michael Roberts, khẳng định: “Những gì đang diễn ra ở hiện tại không phải đã là điểm cuối của làn sóng phá sản trong ngành năng lượng Mỹ. Rất nhiều công ty năng lượng Mỹ không đủ khả năng duy trì hoạt động nếu giá dầu dưới 45 USD/thùng”.

    Một số liệu khác từ Standard & Poor’s ho thấy tỷ lệ phá sản trong doanh nghiệp Mỹ nói chung đã lên mức 3,9% tính đến cuối tháng 4/2016, mức cao nhất tính từ tháng 9/2010. Trong đó, tỷ lệ phá sản đặc biệt cao trong nhóm các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trên thị trường hàng hóa.

    Trong khi đó, theo số liệu công bố hồi tuần trước, có đến 79% số giàn khoan dầu ở Mỹ đã ngưng hoạt động so với con số đỉnh điểm 1.609 của năm 2014 trước khi giá dầu bắt đầu lao dốc.

    Theo số liệu mới công bố của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes có trụ sở tại Houston (Mỹ), tổng số giàn khoan còn hoạt động tại Mỹ, bao gồm cả các giàn khoan khí đốt, là 420, mức thấp nhất kể từ khi Baker Hughes bắt đầu công bố số liệu nói trên vào năm 1944.

    Bang Texas của Mỹ, hiện sở hữu 44% số lượng giàn khoan đang hoạt động ở Mỹ, có hai giàn khoan phải ngừng hoạt động trong tuần trước.

    Nhiều doanh nghiệp trên toàn nước Mỹ đã ngừng hoạt động khoan giếng dầu mới nên số giàn khoan còn hoạt động sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

    Theo nhiều dự báo khác nhau, giá dầu khó có thể đạt 100 USD trong thời gian vài năm tới nên số lượng giàn khoan dầu của Mỹ đóng cửa có nhiều khả năng sẽ tăng.

    Tuy nhiên những điều tồi tệ nhất có thể vẫn chưa xảy tới. Theo Charles Gibbs, chuyên gia cao cấp tại hãng tư vấn luật Akin Gump, công nghiệp dầu lửa Mỹ thậm chí còn chưa đi được nửa đường tới đáy suy thoái.
    Th.Long - Petrotimes.vn - Nguồn:Bloomberg
     

Chia sẻ trang này