Thiết kế, thi công hạ thủy-tại sao lại chỉ có cty nước ngoài

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi NoName, 25/8/12.

  1. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Anh em cho biết thêm các thông tin sau:

    1. Khoảng cách giữa 2 đường trượt
    2. Chiều cao đường trượt
    3. VDL afloat của barge là bao nhiêu?
    4. Max draft (mớn nước lớn nhất)?
    5. Hoặc trọng tải lớn nhất? DWT
    6. Đăng kiểm ABS or DNV?

    To SEASTAR:

    Thông số kỹ thuật Sà lan Dung Quất:

    Chiều dài : L = 122,4 m.
    Chiều rộng : B = 44,0 m.
    Chiều cao mạn : D = 7,5 m.
    Mớn nước thiết kế : d = 5,0 m.
    Mớn nước đánh chìm: d = 13.0 m
    VDL/tải trọng giàn : P = 9500 T (13000 T khi đánh chìm)
    Tiêu chuẩn Thiết kế : QCVN 21- 2003/ BGTVT: Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép

    Với các thông số này thì có thể hạ thủy cái Tam Đảo 03 vừa rồi (9000T), Còn Tam Đảo 05 (120m nước) nghe nói to và nặng hơn rất nhiều (15000T-16000T) sao chở nổi?
     
  2. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Cho phép tôi tò mò chút là SteelMan gần đây muốn hỏi thông số mấy em Cargo Barge để tính thuê về đánh job phục vụ nước nhà hay là để cung cấp cho mấy đại gia lớn trong khu vực, tạo điều kiện cho họ cạnh tranh vậy? Bạn cứ hỏi trực tiếp các owner của nó chắc chắn sẽ có thông tin đầy đủ.

    Mấy sản phẩm gần đây của ngành đóng tàu VN về dầu khí đều có một mạnh thường quân dễ tính VSP bao mua hết. Từ PTSC - Bạch Hổ, Tam Đảo-03, VSP-05. Nghe đồn là VSP sẽ tiếp quản em này trong tương lai nên tôi đoán mò là họ sẽ dùng nó để chở TD5 thôi mà. Muốn chở cái gì thì phải tính toán kiểm tra cẩn thận. Không chừng họ sẽ mua em này về lắp block nhà ở lên cho anh em đi du thuyền uống rượu cũng nên ấy chứ vì nghe nói họ cấm uống rượu trên dàn khoan :)

    Have fun!
     
  3. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Khe khe, đang tính "đi tắt đón đầu" mờ, không biết VSP đã có kế hoạch gì chưa để còn tính. Có đồ nghề (Barge, tàu kéo, đường trượt,....) rồi phải nghiên cứu mà sử dụng chớ, giá Việt Nam chắc là "hữu nghị" và rẻ hơn nhiều đi thuê của nước ngoài. Riêng tiền mod/demod cũng đã là một khoản lớn rùi.
     
  4. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Nghe nói vừa rồi PV Shipyard hạ thủy con Tam Đảo 05 khối lượng gần 13700 T sử dụng lại Teflon và một số Gỗ hả thủy từ thời Tam Đảo 03 mà vẫn chạy băng băng.

    Vấn đề chắc là ở chỗ con người sử dụng, nếu cất giữ, bảo quản đúng qui trình, đảm bảo chất lượng thì có thể sử dụng lại nhiều lần, tiết kiệm chi phí.
     
    DocCoCauBai thích bài này.
  5. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Theo ý kiến của em
    - Phần engineering chỉ cần một team khoảng 5 người: 2 ông structural + 2 ông naval + 1 ông draft man là đủ cho một dự án hạ thủy. Việt nam mình hoàn toàn có thể làm được.
    - Cốt lõi là team vận hành: tính toán chỉ là trên giấy tờ, ra ngoài thực tế khác hoàn toàn thì người vận hành phải có kinh nghiệm xử lý, sai một ly là đi tong dự án.
    - Trang thiết bị: có tiền là sẽ có người bán, nhất là hầu như mọi thứ đều có thể dùng lại, lời là ở chỗ này đây.
    - Bác nào tai to mặt lớn, dám mang sinh mạng chính trị ra bảo lãnh để ae làm?
     

Chia sẻ trang này