Việt Nam và cuộc đua khai thác băng cháy ở Biển Đông

Thảo luận trong 'Tin tức Thời sự - News' bắt đầu bởi SteelMan, 11/5/14.

  1. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Biển Đông đang nóng lên không chỉ vì nguồn tài nguyên phong phú về hải sản, dầu khí mà còn có sức hấp dẫn khác mạnh hơn, đó là băng cháy.
    [​IMG]
    Các nhà khoa học năng lượng tính toán năng lượng hóa thạch trên Trái đất chỉ có thể khai thác khoảng 60 năm nữa là cạn kiệt. Trong nỗ lực phát triển, con người đang đi tìm những nguồn năng lượng mới để thay thế. May mắn thay Trái đất này còn một nguồn năng lượng khác đó là băng cháy, có thể cung cấp cho con người nguồn năng lượng khổng lồ đủ cho con người sử dụng trong vòng 2.000 năm nữa.

    Hơn 90 nước có băng cháy

    Băng cháy (còn gọi là đá cháy), có tên khoa học là Methane clathrate (còn gọi là natural gas hydrate hoặc gas hydrate, hình thành từ các loại khí thiên nhiên như methane, ethane, propan và nước trong điều kiện áp suất cao (trên 30 atm) và nhiệt độ thấp (dưới 0°C). Băng cháy thường tồn tại ổn định trong điều kiện thềm biển sâu ít nhất từ 300 m trở lên, các đảo ngầm đại dương và ở các vùng băng vĩnh cửu, dưới dạng thể rắn giống như những trái banh tuyết nhỏ.

    Băng cháy là nguồn năng lượng khổng lồ, cứ 1 m3 băng cháy giải phóng khoảng 164 m3 methane (cao gấp 2 - 5 lần khí thiên nhiên, lại sạch, không gây ô nhiễm môi trường vì là hydrate đông lạnh, ít tạp chất). Băng cháy có nhiều màu khác nhau như trắng, vàng, nâu, đỏ, xám hay xanh da trời. Có hơn 90 quốc gia trên thế giới có trữ lượng băng cháy. Các nước có trữ lượng băng cháy lớn nhất là Canada, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc.Băng cháy cũng có mặt trái của nó. Được hình thành ở nhiệt độ thấp và áp suất thấp, nên chỉ cần thay đổi áp suất hoặc nhiệt độ tăng lên khoảng 1°C-20°C sẽ làm băng cháy phóng thích methane gây nên thảm họa nhà kính toàn cầu, gây sóng thần do các thềm lục địa đổ ập xuống. Đặc biệt, trong tình trạng biến đổi khí hậu dang diễn ra nhanh chóng, dễ làm băng cháy phóng thích năng lượng. Chính vì vậy băng cháy rất khó khai thác.

    Cũng có giả thuyết cho rằng băng cháy có thể là nguyên nhân gây nên những vụ mất tích máy bay, tàu thuyền bí hiểm bởi năng lượng của chính băng cháy được giải phóng bất ngờ.

    Chạy đua khai thác

    Hiện nay, chưa có quốc gia nào khai thác băng cháy ở quy mô công nghiệp. Nga khai thác mỏ băng cháy ở Siberi từ năm 1965 với công nghệ truyền thống như với khí thiên nhiên nên hiệu quả thấp.

    Làm sao khai thác băng cháy một cách an toàn và hiệu quả là một thách thức đối với nhiều nước. Phương pháp khai thác băng cháy về nguyên tắc là không được đào lên mà phải làm tan chảy băng cháy dưới lòng đất bằng cách làm giảm áp suất để thu khí methane. Nhưng làm sao xây dựng được hệ thống đường ống dẫn khí methane khi băng cháy phân hủy là một thách thức của giới công nghệ.

    Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản… là những quốc gia đang ráo riết đi tìm công nghệ để khai thác băng cháy. Canada đã chiết xuất thành công methane từ băng cháy trên đất liền. Nhật Bản đầu tư 127 triệu USD cho dự án khai thác băng cháy ở vùng biển Tây Nam Tokyo… Nhưng cho đến nay, công nghệ khai thác băng cháy hoàn chỉnh vẫn chưa được xác định và nó vẫn là một thách thức rất lớn đối với con người hiện đại.

    Trung Quốc khai thác băng cháy ở biển Đông

    Tờ China Daily dẫn nguồn tin từ Cục Khảo sát địa chất biển Quảng Châu, thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc cho biết nước này đang chuẩn bị kế hoạch tìm kiếm và khai thác băng cháy ở Bắc biển Đông.

    Theo đó, sang năm 2013 Trung Quốc sẽ đưa tàu Hải Dương 6 làm nhiệm vụ tìm kiếm và khai thác băng cháy trên Bắc biển Đông. Tàu có trọng tải 4.600 tấn, tầm hoạt động 15.000 hải lý, do Trung Quốc sản xuất với chi phí 63 triệu USD, được trang bị nhiều thiết bị công nghệ cao và hệ thống thăm dò dưới nước có thể điều khiển từ xa.

    Trung Quốc tuyên bố đã tìm thấy băng cháy ở Bắc biển Đông từ năm 2007, với trữ lượng ước tính khoảng 19,4 tỉ m3.

    Kế hoạch này, cùng với việc đưa tàu dầu khí Hải Dương 201 và giàn khoan dầu khổng lồ Ocean Oil 981 đi vào hoạt động, cho thấy tham vọng của Trung Quốc trong việc khai thác năng lượng trên biển Đông.

    Việt Nam tiếp cận với băng cháy

    Việt Nam được đánh giá là quốc gia có trữ lượng băng cháy khá lớn. Từ năm 2007, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã tổ chức hội nghị khoa học về băng cháy. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều quyết định, chương trình nghiên cứu, đánh giá tài nguyên băng cháy. Ngày 3-6-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 796 phê duyệt “Chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam”. Theo đó, sau giai đoạn nghiên cứu (2007- 2015) kết thúc giai đoạn tiếp cận, nghiên cứu công nghệ, đến giai đoạn 2015-2020 bắt đầu đánh giá, thăm dò băng cháy trên những vùng biển và thềm lục địa có triển vọng.

    Việc nghiên cứu băng cháy rất khó khăn, đặc biệt về công nghệ khai thác nên đòi hỏi cần nhiều thời gian. Với các nước có công nghệ tiến tiến, cũng cần phải mất đến vài chục năm nữa mới hy vọng tìm ra giải pháp công nghệ tối ưu trong việc khai thác an toàn, hiệu quả nguồn năng lượng khổng lồ này. Theo NGƯỜI LAO ĐỘNG
     
  2. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Những tiềm năng vô tận từ băng cháy

    Trong khi than, dầu mỏ ngày càng cạn kiệt, người ta bắt đầu hướng sự chú ý đến băng cháy (Methane clathrate), một nguồn năng lượng khổng lồ còn đang nằm sâu dưới đáy biển.
    [​IMG] Mới đây, Nhật Bản đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thành công trong việc chiết xuất khí gas từ băng cháy, đem đến hy vọng mới cho việc tìm nguồn năng lượng thay thế nhiên liệu hóa thạch.

    Băng cháy được hình thành khi nước và khí gas metan trộn lẫn với nhau dưới điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp, dẫn tới việc chúng bị đóng băng. Các con tàu thăm dò của Nhật đã khoan xuống đáy biển ở độ sâu 300m để chiết xuất khí gas từ một lớp băng cháy. Để tách nước và khí metan, những nhà khoa học người Nhật đã bơm nước ra từ dưới đáy biển, hạ thấp áp suất xung quanh để làm tan chảy băng và sau đó khí gas thiên nhiên được đưa lên mặt đất.

    Các đánh giá của Bộ Tài nguyên Nhật Bản ước tính, có khoảng 1,1 triệu m3 băng cháy nằm ở khu vực Nankai Trough ngoài khơi biển Nhật Bản. Nếu khai thác được toàn bộ khí metan ở mỏ này, nó sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng khí đốt của Nhật Bản trong 11 năm, tương đương 990 triệu tấn khí đốt.

    Ở đáy biển sâu trên 300m, metan hình thành từ xác sinh vật biển trầm tích ở nhiệt độ âm. Theo dự báo của các nhà khoa học, nguồn băng cháy ở đáy các đại dương lớn gấp khoảng 100 lần so với ở trên lục địa. Tại những nơi đã thăm dò được, hàm lượng carbon trong băng cháy cao gấp 2 lần tổng hàm lượng carbon trong mọi loại nhiên liệu hóa thạch (bao gồm than, dầu mỏ, khí thiên nhiên). Canada được xem là quốc gia có trữ lượng băng cháy lớn nhất thế giới, có thể đáp ứng 100% nhu cầu năng lượng của thế giới trong 2.000 năm nữa.

    Tại vùng biển phía Tây Nam của Mỹ rộng khoảng 26.000km2 đã có tới 35 tỷ tấn carbon. Mỹ và Nhật Bản đã ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và khai thác băng cháy, theo đó Nhật Bản sẽ thử nghiệm khai thác băng cháy tại vùng biển Alaska. Còn Trung Quốc cũng đã lập cơ quan nghiên cứu, đào tạo cán bộ cho việc khai thác và sử dụng băng cháy. Bên cạnh nghiên cứu cơ chế hình thành băng cháy, cách khai thác hiệu quả, các nhà khoa học còn tìm quy luật phân bố các mỏ.

    Theo tính toán, toàn bộ khu vực biển Đông sẽ đứng thứ 5 châu Á về băng cháy và Việt Nam được đánh giá là quốc gia có trữ lượng băng cháy khá lớn. Từ năm 2007, nước ta cũng có những nghiên cứu, đánh giá trữ lượng băng cháy. Theo đó, Chương trình Nghiên cứu về băng cháy tại Việt Nam gồm 2 giai đoạn. Từ 2007-2015, tập trung nghiên cứu về: đặc điểm phân bố của băng cháy trên thế giới và Việt Nam; các công nghệ điều tra, thăm dò… Từ năm 2015-2020 sẽ đánh giá, thăm dò băng cháy trên những vùng có triển vọng tại biển và thềm lục địa.

    Tuy là nguồn nhiên liệu sạch của tương lai, nhưng băng cháy cũng như một trái bom nổ chậm của đại dương. Khi ở dưới đáy biển, băng cháy tồn tại dưới dạng tinh thể rỗng với nhiều phân tử nước tạo thành lớp vỏ và một phân tử metan duy nhất bị nhốt bên trong. Nếu metan không được khống chế khi băng cháy phân giải, sẽ trở thành một nguồn gây hiệu ứng nhà kính ghê gớm, mạnh gấp 10 lần khí CO2.

    Các nhà khoa học ước tính, thềm các đại dương lưu trữ một lượng metan lớn gấp 3.000 lần lượng metan trong khí quyển, nên nếu chúng được giải phóng sẽ gây hậu quả khủng khiếp đối với khí hậu. Do đó, khai thác và sử dụng băng cháy như thế nào cho an toàn và sạch luôn là thách thức lớn, đòi hỏi công nghệ hoàn hảo mà nhiều nước đang nghiên cứu phát triển. (Theo AN NINH THỦ ĐÔ)
     
  3. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    [h=1]Băng cháy và cuộc chiến năng lượng mới ở châu Á[/h]Nhật, Ấn Độ, Canada, Mỹ, Na Uy, Nga, Pháp, TQ là những quốc gia dẫn đầu cuộc chạy đua tìm kiếm băng cháy. Biển Đông cũng có loại nhiên liệu này.
    E ngại đang ngày càng gia tăng về việc băng cháy (methane hydrate), được coi là nguồn năng lượng mơ ước, có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh năng lượng mới tại châu Á.

    Tạp chí Chính sách đối ngoại Mỹ gần đây chỉ ra rằng: “Thực tế một số lượng lớn băng cháy nằm sâu ở trung tâm lãnh thổ tranh chấp của châu Á lại là một bất hạnh lớn với các nước xung quanh”. Điều đó có nghĩa là nguồn năng lượng mới rất có thể là nhân tố làm tồi tệ hơn các xung đột lãnh thổ giữa những nước nhập khẩu năng lượng quy mô lớn như Hàn Quốc, TQ và Nhật Bản.






    [​IMG]
    Băng cháy có thể châm ngòi cho một cuộc chiến năng lượng mới tại châu Á
    Băng cháy là một loại nhiên liệu an toàn cho môi trường. Khí này tồn tại ở dạng rắn, hình thành từ khí thiên nhiên và nước, ở dưới điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp. Băng cháy có tên khoa học là natural hydrat hoặc gas hydrat. Khi hàm lượng methane vượt quá 75% thành phần của gas hydrate thì nó thường được gọi là methane hydrate. Dạng tồn tại của chúng cũng giống như khí gas. Có thể sử dụng nó để làm nhiên liệu cháy. Thông thường ở những vùng có dầu mỏ thì có khí này.

    Mặc dù chưa có quốc gia nào khai thác băng cháy ở quy mô công nghiệp nhưng đây được xem là nguồn năng lượng mới được rất nhiều quốc gia quan tâm vì trữ lượng khổng lồ và khả năng tác động tới biến đổi khí hậu toàn cầu của nó. Khoáng sản năng lượng mới này dự báo lớn gấp 3 lần tổng tài nguyên năng lượng hóa thạch được biết đến trên toàn thế giới. Hiện có hơn 90 nước trên thế giới đang tiến hành các chương trình nghiên cứu điều tra băng cháy ở các mức độ khác nhau.

    Dầu nhen lửa xung đột?

    Ở châu Á, băng cháy có thể là “dầu nhen lửa xung đột”. Đó là bởi Hàn Quốc, TQ và Nhật Bản là những nước đứng đầu bảng thế giới về nhập khẩu năng lượng. Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), năm 2012, TQ là nước đứng thứ hai về nhập khẩu dầu thô, thứ ba là Nhật Bản và thứ năm là Hàn Quốc. Với nhập khẩu khí tự nhiên, Nhật Bản và Hàn Quốc chia nhau thứ 1 và 2.

    Ba người khổng lồ trong tiêu thụ năng lượng này luôn nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu bằng cách chủ động tìm kiếm, thăm dò và khai thác băng cháy nhưng cả ba, và nhiều quốc gia châu Á khác đang vướng vào cuộc tranh chấp lãnh thổ.

    Các địa điểm chứa trầm tích băng cháy lớn mà các chuyên gia gọi tên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, phía nam Biển Đông, và Hoa Đông cũng lại là tâm điểm của căng thẳng lãnh thổ.

    Theo báo Nihon Keizai, cơ quan hàng hải và cục thăm dò khảo sát địa chất của TQ từ lâu đã thăm dò băng cháy ở Biển Đông. Nước này tuyên bố đã tìm thấy băng cháy ở phía bắc vùng biển này từ năm 2007, với trữ lượng ước tính khoảng 19,4 tỉ m3. Chính phủ TQ đã đặt mục tiêu tăng cường thăm dò và nghiên cứu hệ thống để thương mại hóa các nguồn năng lượng vào năm 2030.

    Các phương tiện truyền thông Nhật dẫn lời một chuyên gia TQ nói rằng, trữ lượng băng cháy Biển Đông ước tính đủ để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho TQ trong 130 năm tới. Báo Keizai bình luận, kế hoạch này, cùng với việc đưa tàu dầu khí Hải Dương 201 và giàn khoan dầu khổng lồ Hải Dương 981 đi vào hoạt động, cho thấy tham vọng của TQ trong khai thác năng lượng ở vùng biển.

    Tại Hoa Đông, Nhật cũng điều tàu thăm dò tìm băng cháy. Ước tính trữ lượng băng cháy nằm dưới Hoa Đông gần đảo Takeshima/Dokdo tranh chấp giữa Nhật bản và Hàn Quốc có thể đảm bảo cho nhu cầu năng lượng Hàn Quốc trong 200 năm.

    Các chuyên gia dự báo sẽ mất 10-20 năm để băng cháy được thương mại hóa. Tuy nhiên, năm 2013, với sự thành công của Nhật trong lần đầu tiên khai thác nguồn năng lượng này, thì con đường thương mại hóa băng cháy sẽ trở nên gần hơn, ngắn hơn. Thái An (theo businesskorea)
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15
  4. duyphuongprok51

    duyphuongprok51 New Member

    Tham gia ngày:
    21/5/14
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nghề nghiệp:
    Automation Engineer
    Nơi ở:
    vũng tàu
    bài viết khá tâm đắc
     
  5. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Thông tin trên được tờ CRIENGLISH.com của Trung Quốc đăng tải vào ngày hôm qua. Tờ báo cho biết đây là gợi ý được đưa ra tại một cuộc hội thảo quốc tế về băng cháy hay Gas Hydrates ở Bắc Kinh mới đây.

    Theo ông Zhang Haiqi, giám đốc của cơ quan Khảo sát địa chất Trung Quốc, “Trung Quốc là một trong vài nước có triển vọng lớn về nguồn tài nguyên này trên thế giới. Có khoảng 10 tỷ tấn băng cháy cả ở trên đất liền và trên biển, tương đương với tổng lượng dự trữ dầu mỏ và khí đốt ở Trung Quốc”.

    Băng cháy chính là mê-tan hoá cứng. Ban đầu giới khoa học cho rằng băng cháy chỉ có thể tìm thấy ở ngoài hệ mặt trời. Tuy nhiên, sau đó họ đã phát hiện một lượng lớn băng cháy nằm sâu dưới lòng biển trên trái đất.

    Một mét khối băng cháy có nguồn năng lượng tương đương với hơn 160 mét khối khí đốt tự nhiên và băng cháy được xem là nguồn năng lượng của tương lai.

    Cũng theo CRIENGLISH.com, kế hoạch khai thác băng cháy đầu tiên của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ bắt đầu trong vòng 3 năm tới.

    Tời Nikkei của Nhật hồi tháng 4 vừa qua đưa tin, Bộ Đất đai và Tài Nguyên Trung Quốc từng cho biết, nước này đã phát hiện một trữ lượng băng cháy với độ tinh khiết cao vùng bắc Biển Đông sau một cuộc nghiên cứu vào mùa hè năm ngoái. Trữ lượng này ước tính trải rộng 55km2, tương đương với 100 tỷ -150 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên.

    Trung Quốc cũng dự kiến thương mại hóa băng cháy vào khoảng năm 2030, nhằm đối phó với nhu cầu năng lượng đang tăng cao của nước này. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu.

    Hiện Trung Quốc nhập gần 60% nhu cầu dầu thô của mình, trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ hai thế giới, xét về số lượng, chỉ xếp sau Mỹ. Đối với khí đốt tự nhiên, lượng nhập khẩu đã lần đầu tiên vượt mức 30% vào năm 2013.

    Băng cháy cũng dự kiến sẽ hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi từ năng lượng than sang khí tự nhiên. Than chiếm gần 70% lượng tiêu thụ năng lượng cơ bản của Trung Quốc.
     
  6. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Khí đá phiến sét liệu có lấn át dầu mỏ?

    Mới đây các chuyên gia tổ chức nghiên cứu IHS dự đoán sẽ xảy ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Theo ước tính của họ, trữ lượng khí đá phiến sét là rất lớn và có thể làm rung chuyển thị trường hàng hóa.

    Các chuyên gia của IHS nêu lên hơn 20 mỏ có triển vọng về khí đá phiến sét trên thế giới với trữ lượng khoảng 175 tỷ thùng, gấp bốn lần dự trữ ở Bắc Mỹ, tập trung nhiều nhất ở Nga, Argentina và Algeria. Một số nhà phân tích từng dự báo rằng, sự phát triển các nguồn tài nguyên độc đáo này có thể dẫn đến sự sụt giá năng lượng.

    [​IMG]
    Đá phiến sét có thay được dầu mỏ?

    Trong khi đó, Bộ Năng lượng Mỹ lại đưa ra con số dự đoán hoàn toàn khác. Bộ này cho rằng, Nga hiện là quốc gia đứng đầu thế giới về trữ lượng dầu đá phiến, khoảng 75 tỷ thùng dầu quy đổi. Mỹ xếp ở vị trí thứ hai với 58 tỷ thùng và Trung Quốc xếp thứ ba với 32 tỷ thùng quy đổi. Các chuyên gia Mỹ ước tính tổng trữ lượng dầu đá phiến trên thế giới là 345 tỷ thùng tại 42 nước khảo sát, chiếm khoảng 10% tổng trữ lượng dầu có thể khai thác trên toàn thế giới và đủ để đáp ứng nhu cầu trong hơn một thập kỷ.

    Hiện nay Nga đang phát triển hai mỏ khí đá phiến sét thử nghiệm. Theo các chuyên gia, vấn đề chính là cho đến nay không có công nghệ nào hiệu quả để có thể sản xuất loại dầu khí khó khai thác này. Hoa Kỳ khai thác 1/3 lượng khí đốt của mình tại các mỏ đá phiến sét, đã trải qua hai thập kỷ và mất gần 30 tỷ USD để tạo ra phương pháp khai thác. Các chuyên gia Đại học Harvard dự báo riêng sản lượng khai thác dầu từ đá phiến của Mỹ đến năm 2017 mới có thể đạt 5 triệu thùng/ngày.

    Theo chuyên gia Gennady Schmal, giá thành khí đá phiến sét ở Mỹ là khoảng 170-180 USD cho mỗi nghìn mét khối. Bởi vậy, việc sử dụng khí thiên nhiên chỉ có lợi trong vùng lân cận các mỏ này, vì có thể tránh chi phí vận chuyển bổ sung. Trong khi đó, giá thành khí đốt truyền thống khai thác ở Siberia là khoảng 20-25 USD. Điều này có nghĩa là khí đá phiến sét chắc chắn sẽ gặp khó trong vấn đề cạnh tranh giá cả ở tương lai gần.


    Vì vậy, đa số chuyên gia nhận định khai thác khí đá phiến sét chỉ nên thực hiện khi giá dầu trên thị trường lên quá cao và rằng, trong mọi trường hợp, việc khai thác khí đá phiến sét sẽ không làm giảm giá trong thị trường dầu khí.
     

Chia sẻ trang này