(Doanh nghiệp) - Sáng 9/12, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức lễ ký các Hợp đồng tín dụng trị giá hơn 795 triệu USD từ Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM) và hợp đồng vay thương mại nước ngoài. EVN, Petrolimex đứng đầu bảng nợ, núi tảng của tái cấu trúc? PVN hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu SXKD Nợ vay lớn, Petro Vietnam khai thác mạnh dầu thô Chính phủ chi thêm tiền, PVN chê ít Theo đó, hợp đồng tín dụng trị giá hơn 795 triệu USD bao gồm Hợp đồng tín dụng xuất khẩu (ECA) vay trực tiếp từ Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM) trị giá 330 triệu USD; Hợp đồng vay thương mại có bảo hiểm tín dụng của KEXIM trị giá 270 triệu USD và Hợp đồng vay thương mại nước ngoài trị giá hơn 195 triệu USD. Đây là khoản vốn Petrovietnam vay để thanh toán việc mua thiết bị chính của nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bao gồm: máy phát, lò hơi và các máy móc thiết bị phụ trợ do Tổ hợp nhà thầu Sojtiz (Nhật Bản) – Daelim (Hàn Quốc) cung cấp. Đồng thời, phục vụ việc xây dựng và lắp đặt thiết bị của nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 công suất 1200MW tại huyện Thái Thụy. Tập đoàn Dầu khí vay 795 triệu USD để thanh toán việc mua thiết bị chính của nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là dự án thuộc Trung tâm Điện lực Thái Bình. Theo thiết kế, nhà máy gồm 2 tổ máy với tổng công suất 1.200 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 31.500 tỷ đồng, khởi công từ năm 2011. Dự kiến sẽ phát điện tổ máy đầu tiên vào quý II/2014 và hoàn thành toàn bộ công trình vào cuối năm 2014. Sau khi đi vào vận hành, nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 7,2 tỷ kWh điện/năm, góp phần nâng công suất sản xuất điện của Petrovietnam lên 9.200 MW, chiếm 22% tổng công suất nguồn nhiệt điện của cả nước và chiếm khoảng 20- 25% thị phần cung ứng điện toàn quốc… Trước đó, năm 2011, 5 ngân hàng quốc tế HSBC, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ của Nhật, ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ, và ngân hàng Intesa SanPaolo của Italy đã chấp thuận khoản vay trị giá lên tới 904 triệu USD cho Petrovietnam, hỗ trợ dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 có công suất 1200 MW. Vừa qua, báo cáo tình hình tài chính về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phẩn, vốn góp của nhà nước cho thấy, nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng của các Tập đoàn tổng công ty nhà nước lên tới 402.955 tỷ đồng. Trong đó Petrovietnam có số nợ lớn nhất là 124.499 tỷ đồng chiếm 30,89% tổng nợ, cao hơn Tập đoàn Điện lực 21.305 tỷ, Tổng công ty Hàng hải 92.818 tỷ đồng. Các tập đoàn, tổng công ty trong đó có Petrovietnam cũng đang nợ nước ngoài 315.851 tỷ đồng, vay ngắn hạn là 70.659 tỷ, dài hạn là 245.192 tỷ. Trong đó, vay lại vốn ODA của Chính phủ là 54,574 tỷ đồng, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 150.681 tỷ, còn lại các doanh nghiệp tự vay, tự trả. Trước đó, báo cáo tài chính năm 2011, Petrovietnam có nợ phải trả 286.817 tỷ đồng trong đó công ty mẹ: 44.893 tỷ đồng), cao hơn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (11.539 tỷ đồng), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (225.049 tỷ đồng). Các ngân hàng nước ngoài cảnh báo Petrovietnam Năm 2011, các tổ chức tín dụng nước ngoài đã từng cảnh báo Petrovietnam do số tiền EVN đang nợ Petrovietnam là rất lớn. Theo các ngân hàng, tổ chức tín dụng nước ngoài tài trợ cho các dự án điện của Petrovietnam, đặc biệt là các dự án điện, đang hết sức quan tâm đến tình hình thanh toán công nợ nói trên. Họ cho rằng với số tiền EVN đang nợ Petrovietnam khoảng 400 triệu USD sẽ là một số tiền rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ của Petrovietnam trong các hợp đồng vay, khiến Petrovietnam có thể rơi vào tình trạng vi phạm và vi phạm chéo trong các hợp đồng tín dụng dẫn đến trả trước tất cả các hợp đồng vay đã ký. Phương Mai (Tổng hợp)