Sóng và tải trọng sóng tác động lên kết cấu.

Thảo luận trong 'DATN chuyên ngành - Graduation Course Offshore' bắt đầu bởi tank54h, 17/10/13.

  1. tank54h

    tank54h New Member

    Tham gia ngày:
    1/11/12
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    mạn phép làm phiền mấy anh ạ!
    em đang tính tải trọng sóng cho Jacket ở độ sâu 133m, em có một số thắc mắc muốn các anh giải đáp.
    1. khi tính toán tải trọng theo mô hình sóng Airy và Stokes bậc 5 cho kết quả tải trọng, chuyển vị của đỉnh công trình và nội lực gần như tương đương nhau, em muốn hỏi lý do tại sao?
    2. Khi tính theo mô hình sóng Tromans cho giàn này, đỉnh sóng ta nên lấy bao nhiêu so với số liệu sóng quan trắc đã có (Hs và Tz của sóng quan trắc), em có đọc nhiều tại liệu họ cũng lấy đỉnh sóng bằng Hs, và tại sao khi tính theo mô hình này thì lực sóng lớn hơn đáng kể so với hai mô hình kia.
    3. Khi ta tính theo mô hình sóng Tromans với phổ Pierson- Moskowitz thì cho kết quả nhỏ hơn đôi chút so với khi tính theo phổ JONSWAP. tại sao lại thế?
    và nếu anh em nào có thêm tài liệu về phần này cho em xin tham khảo, em cám ơn!:-B
     
  2. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Cho em hỏi lại bác một vài câu để làm rõ vấn đề bác hỏi hơn ạ: Tại sao bác lại chọn nhiều mô hình sóng khác nhau đến vậy để tính tải trọng sóng lên công trình 133m của bác? Để thỏa trí tò mò hay có ai đó bắt bác làm hay là có tiêu chuẩn nào yêu cầu phải làm thế ạ?

    Nếu chỉ để thỏa trí tò mò thì theo em bác không nên mô hình một chân đế làm gì tốn công sức, làm một trụ thép đường kính khoảng 2m ngàm vào đáy biển thì bác thỏa sức chạy với các mô hình sóng khác nhau nhé. Sau đó bác phân tích rút ra kết luận rồi chọn duy nhất một mô hình sóng áp dụng cho công trình của bác.
     
  3. tank54h

    tank54h New Member

    Tham gia ngày:
    1/11/12
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    không hẳn là tò mò, em có mô hình của cái công trình kia rồi, em làm đồ án về nó, để kết luận sự ảnh hưởng của các mô hình sóng lên công trình này

    ---------- Post added at 09:18 AM ---------- Previous post was at 09:12 AM ----------

    Trong phần này em cũng ko muốn khuyến cáo nên dùng mô hình sóng nào, chỉ muốn so sánh sự ảnh hưởng có các mô hình sóng tới phản ứng động của công trình thôi
     
  4. Ne0_Njcky

    Ne0_Njcky Moderators

    Tham gia ngày:
    12/3/13
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Câu này lúc tối em vừa hỏi. Về vấn đề thứ 1:
    - Lý thuyết sóng Airy được xây dựng trên cơ sở sử dụng hệ 4 phương trình thủy động lực học, coi profil sóng có dạng hình sin, chiều cao sóng H là bé so với chiều dài sóng L và độ sâu nước d, kết quả tính sẽ bỏ qua các đại lượng vô cùng bé bậc cao, mà ở đây ta chỉ xét tới sóng phẳng. Kết quả tính vận tốc với gia tốc thì công thức như sau:
    [​IMG]
    - Với lý thuyết sóng Stock bậc 5, lý thuyết này xuất phát từ phương trình đường mặt sóng thành chuỗi cùng với các hệ số của chuỗi từ các điều kiện thỏa mãn phương trình động lực học đối với sóng có biên độ hữu hạn. Khi sóng có chiều cao H, số sóng k và tần số vòng w thì thành phần vận tốc và gia tốc tại vị trí (x,z) trong vùng có độ sâu nước d được xác định như sau:
    [​IMG]
    => Trong đó, các hệ số G, R, S phụ thuộc vào tỷ số d/L. Nếu khi d ~ L, lúc đó ảnh hưởng của đáy biển lên đường mặt sóng sẽ là nhỏ. Có thể nói, G, R, S sẽ tiến tới hệ số của lý thuyết sóng Airy.

    => Theo mình làm từ hồi trước, có thể nói 2 lý thuyết sóng tiến gần với nhau hơn chứ không thể "tương đương" với nhau được. Bạn tính tải trọng sóng rồi gắn tải trọng vào SAP (or SACS) hay chỉ là nhập thông số sóng rồi để phần mềm tự tính. Mình biết trong SAP nó có phần tự tính tải trọng sóng cho các công trình bằng giàn thép nhưng nó quá nhiều hệ số trong đấy nữa => kết quả tính sóng bằng tay và bằng SAP ... cũng khá xa nhau.
    => Một tải trọng sóng thì chỉ đúng với 1 điều kiện nhất định của nó. Việc so sánh giữa 2 lý thuyết chỉ có ý nghĩa khi nó cùng 1 điều kiện tính toán thôi.
    Theo API thì khi chọn lý thuyết sóng để tính toán dựa vào d/Tapp và H/Tapp, và 2 phần lý thuyết này phân rạch ròi ra mà. :(

    // Đôi dòng ý kiến
     
  5. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Các bác cứ dài dòng văn tự rồi nghiên cứu tìm tòi công thức các lý thuyết sóng đưa ra đây làm gì?

    Vấn đề là trong một điều kiện cụ thể thì nên chọn lý thuyết sóng nào phản ánh gần đúng nhất những con sóng thực tế tác động lên công trình để áp dụng chứ không ai như các bác trong cùng một điều kiện môi trường cụ thể các bác lại đi quất luôn tất các lý thuyết sóng rồi so sánh với nhau, rồi hỏi tại sao tải trọng và phản ứng nó gần giống nhau. Cũng may là nó giống nhau chứ khác nhau thì lại ngồi cãi nhau, chửi nhau để chọn lý thuyết sóng tính toán đấy :-??

    Về cách chọn lý thuyết sóng nào cho phù hợp để tính toán thì trong các quy phạm API RP2A, DnV C205 và một số các tiêu chuẩn, sách tham khảo đều có một biểu đồ để tra cứu lựa chọn, hình như gọi nó là biểu đồ Chakrabarti hay đại loại gì đó.
     
  6. tank54h

    tank54h New Member

    Tham gia ngày:
    1/11/12
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    em tính tải trọng rồi mới gán vào SAP, tất nhiên em đều lấy cùng một điều kiện biển để tính, và kết quả nó cho là khá giống nhau anh ạ!
    em cũng cám ơn bác BigCrap đã cho em ý kiến, nhưng phần em làm không phải là để xác định mô hình nào nên dùng cho công trình này bởi cái này trong tiêu chuẩn có rồi, em chỉ muốn làm với 3 mô hình trên để so sánh ảnh hưởng của nó với nhau xem thằng nào lớn và tác động của nó có nằm trong vùng tiêu chuẩn quy định không ạ! Em biết kiến thức em còn nhiều hạn chế nên mong các anh đóng góp nhiệt tình cho em, em xin cám ơn!
    Thêm nữa cho em hỏi với mô hình sóng Tromans thì đỉnh sóng (kỳ vọng muốn đạt được) ta nên chọn thế nào so với chiều cao sóng quan trắc ở công trình có độ sâu như trên.
     
  7. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    669
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Hi em.
    Một số gợi ý trả lời cho những thắc mắc, hy vọng giúp chú có thêm chút thông tin giải quyết vấn đề.
    1/ Trong tính toán tải trọng sóng tác dụng vào Jacket, có một số nghiên cứu khá chi tiết trong API và đã được tổng hợp thành đồ thị.
    Theo lý thuyết sóng áp dụng được chọn dựa vào các tiêu chí như Njck và bác Bigcrab đã đề cập, chi tiết xem sách [1].
    Hình 1: Biểu đồ chọn mô hình sóng tính toán
    ChonLyThuyetSong.jpg
    2/ Lý thuyết về phổ khá phức tạp, chú có thể tìm hiểu thêm trong sách Thầy Khôi, tài liệu tham khảo số [2]
    Hình 2: Lý thuyết phổ P-M và Jonswap
    Jonswap and P-M.jpg
    Tài liệu Tham khảo:
    1/ API RP 2A, 2007.
    http://offshore.vn/threads/1978?PI-RP-2A-WSD-2000-Supl3-2007&highlight=2007
    2/ Tuổi thọ mỏi của kết cấu thép ngoài biển Phan Đăng Khôi -
    http://offshore.vn/threads/1064?uoi...i-Bien-Phan-Van-Khoi&highlight=phan+đăng+khôi
     
    Last edited by a moderator: 16/11/15
  8. tank54h

    tank54h New Member

    Tham gia ngày:
    1/11/12
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    em có một thắc mắc, nếu dùng pp phổ, đỉnh sóng ở vị trí a. Còn theo lý thuyết sóng Airy biên độ sóng là Hs/2 (Hs lấy theo số liệu quan trắc). Vậy nên lấy đỉnh sóng trong pp phổ là a=Hs/2 hay Hs, bởi nếu a=Hs là thì lực sóng lớn hơn nhiều so với tính bằng lý thuyết sóng Airy.
    Có phải là xác suất xuất hiện con sóng có đỉnh sóng a=Hs là hiếm không ạ?
     
  9. Ne0_Njcky

    Ne0_Njcky Moderators

    Tham gia ngày:
    12/3/13
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    http://offshore.vn/threads/2708?1-H3-khai-niem&p=7382#post7382
     
    Last edited by a moderator: 16/11/15

Chia sẻ trang này