Bouyancy tank là thiết bị phục vụ quá trình uppending của kết cấu chân đế jacket, sau khi launching. Dưới đây hình ảnh minh họa cho giai đoạn sử dụng và thực tế về bouyancy tank. Hình 1: Giai đoạn sử dụng hệ thống Bouyancy Tanks Hình 1-1: Giai đoạn lauching Hình 1-2: Giai đoạn Uppending Hình 2-1: Hình ảnh thực tế Bouyancy tank. Hình 2-2: Hình ảnh thực tế Bouyancy tank.
I have just calculated the loat out, transportation, launch, upending and set down analysis of the BD1 Project. The Bouyancy tank is very important for lauching and up ending. If someone have any questions, feel free contact me by SMS. I will help you any time.
Cho mình hỏi phương pháp và cách thức tháo dỡ hệ thống bouyancy tank sau khi hoàn thành sứ mệnh. Phần này sẽ ngập phần lớn dưới nước khi mà jacket uppending thành công.
Mr Ke_kieu làm ở Saipem à? hay là chỗ bác Quảng ngày xưa? Làm thế nào để thiết kế ra cái thể tích và chia compartment cho BT vậy Mr Ke_kieu? Thanks
Bạn ke_kieu_hung_0102 thân mến, Bạn có biết sử dụng tiếng Việt không? Bạn có thể chia sẻ chung cho anh em trong diễn đàn biết rõ hơn về cấu tạo của "Buoyancy Tanks", liên kết với chân đế, cấu tạo và bố trí các van xả nước, quy trình tháo; việc tính toán nó thì cơ bản như thế nào, làm thế nào để kiểm tra liên kết giữa fao và chân đế...... ***** Dear ke_kieu_hung_0102 , Could you use Vietnamese? You are master in offshore jacket installation concept. Could you share for us some more info (include IMG, DWG...) about the detail of buoyancy tank, its connection with jacket, detail of valve, how to remove it after finish upending jacket and some basic way to calculate it (software and methodology)....
Em là chuyên gia đốt pháo với quăng lựu đạn đây. Bác nào cần tìm hiểu thì nhắn tin cho em. Em cung cấp thuốc nổ nhiệt tình ka ka=D>
Một vài thông tin từ hiểu biết nông cạn của tôi hy vọng phần nào giải đáp thắc mắc của bạn: Tôi đính kèm hình ảnh của jacket giàn DH2 trước khi vận chuyển ra biển. 1. Cấu tạo của buoyancy tank chi đơn giản là 1 cái phao thường là bằng thép tấm cuộn lại (rolled plate) được cấu tạo làm sao không bị mất ổn định tiết diện do áp lực thủy tĩnh trong quá trình launching, upending bằng các ring gia cường bên trong hoặc bên ngoài. Trong những dự án tôi tham gia chưa bao giờ thấy người ta chia khoang buoyancy tank vì quá trình tính toán ballast thấy không cần thiết. Trên mỗi buoyancy tank có một hệ thống rất quan trọng đó là flooding system thường cấu tạo bởi 2 valves: vent valve ở trên & flooding valve ở dưới. Tại sao phải lắp flooding valve ở dưới là vì quá trình dằn nước vào tank sẽ đựoc thực hiện từ dưới lên trên để giữ ổn định cho toàn bộ hệ kết cấu, khi mở flooding valve vào tank thì đồng thời cũng mở vent valve ở trên để khí thoát ra ngoài. Trong quá trình dằn nước vào thì jacket cũng chìm dần theo quỹ đạo upending. Ballast theo tốc độ và trình tự như thế nào phải xem xét và tính toán kỹ trong upending analysis. 2. Liên kết với chân đế sẽ là các liên kết tạm thời để sau khi ballast & đóng cọc ổn định chân đế rồi người ta sẽ tháo tank ra. Không bắt buộc phải cấu tạo các liên kết này giống nhau và tùy vào mỗi dự án, mỗi cty lại có kiểu thiết kế riêng. Kiểu liên kết áp dụng cho DH2 đó là tạo các slot ở bên dưới và tank có các guide để xỏ vào đó còn liên kết trên cùng là liên kết hàn. Khi tháo ra người ta sẽ cắt liên kết trên cùng và dùng cẩu nhấc tank ra khỏi chân đế. Tính toán các liên kết này có thể tính bằng tay hoặc dùng phần mêm PTHH như Ansys hay Abaqus. 3. Cấu tạo valve: vent valve thường là globe valve còn flooding valve là ball valve. Bạn tự tìm hiểu chức năng của nó nhé.