Hạ thủy giàn khoan tự nâng bằng phương pháp túi khí

Thảo luận trong 'Jackup Rig, FPSO, Semi – Submersible Platform' bắt đầu bởi SteelMan, 14/12/12.

  1. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Hạ thủy giàn khoan tự nâng bằng túi khí đầu tiên trên thế giới

    Thời gian: 29/07/2012
    Địa điểm: Singapore/Jurong Shipyard Pte Ltd
    Tên giàn: West Tucana
    Trọng lượng: 9800T
    Đơn vị thực hiện: TW OASIS
    Một vài hình ảnh Quá trình hạ thủy

    Xem thêm về công nghệ này: http://offshore.vn/threads/435?a-Thuy-bang-phuong-Phap-Tui-khi/page2
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 16/11/15
  2. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Bác SteelMan đang nghiên cứu về hạ thủy này để áp dụng cho các dự án sắp tới ỏe Việt Nam?
    Ngoài phương pháp hạ thủy này, còn có phương pháp dùng Ụ nổi.
    Nhưng hình như phương pháp này tốt kém gấp nhiều lần so với hạ thủy bằng túi khí.?
     
    Last edited by a moderator: 15/12/12
  3. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Hoangtu có cái slogan giống cán bộ đảng chuyên trách quá;) Bác steelman có thể chia sẻ chút kinh nghiệm về phương pháp này không nhỉ? Nếu có khó khăn để áp dụng ở VN thì khó khăn đó là gì?
     
  4. ocean_boy

    ocean_boy New Member

    Tham gia ngày:
    25/8/12
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giàn tự nâng chẳng qua là loại tàu chuyên dụng có chức năng đặc biệt. Miễn là có đáy bằng thì sẽ hạ thủy bằng túi khí được. Chân vịt azimut sẽ lắp ở dưới nước
     
  5. Khong

    Khong Member

    Tham gia ngày:
    21/12/12
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giàn tự nâng không thuôc loại tự hành, chúng không cần chân vịt bác?
    Việc tính toán độ cứng thân trong quá trình hạ thủy bằng túi khi để thân không bị móp, méo hay biến dạng mới là vấn đề.
    Với loại siêu trường, siêu trọng này thỉ chỉ có thẻ làm bằng Ụ khô/Đốc nổi là tốt nhất.
     
  6. tranthanh_9119

    tranthanh_9119 New Member

    Tham gia ngày:
    28/5/12
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    nếu mình mô hình hóa mấy cái túi khí thì mô hình nó với thân giàn trong quá trình hạ thủy như thế nào các bác?
     
  7. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Hiện nay trên thế giới áp đã rất nhiều phương án hạ thủy công trình biển.

    1. Hạ thủy bằng Ụ khô (Dry dock)
    2. Hạ thủy bằng đốc nổi (Floating dock)
    3. Hạ thủy bằng phương pháp trailer
    4. Hạ thủy bằng túi khí (Air bag)
    5. Hạ thủy bằng đường trượt (đường trượt nghiêng và đường trượt bằng bằng phương pháp kéo hoặc đẩy).
    Đối với giàn tự nậng thì còn có một phương pháp nữa là phương pháp đi bộ (walk out).

    So với phương pháp ụ khô thì phương pháp hạ thủy bằng túi khí rẻ hơn gấp nhiều lần. Sơ sơ thế này nhé để đầu tư một ụ khô thì sơ bộ chắc là phải mất trên 100 triệu đô (thời buổi bây giờ lấy đâu ra số tiền này), tính mỗi lần hạ thủy bằng túi khí mất khoảng 1 triệu đô thì cần phải hạ thủy 100 dự án, mỗi năm nếu ngon ăn thì có khoảng 2 dự án thì mất khoảng 100/2 = 50 năm. Theo bạn có nến đầu tư Ụ hay thuê hạ thủy cho nó lành?

    Ưu điểm phương pháp này được cái là giá cả khá rẻ, đơn giản- nhanh tuy nhiên khó khăn nhiều lắm lắm:

    1. Đây là công nghệ của Trung Quốc, các công ty phần lớn là của người Trung Quốc.
    2. Tiêu chuẩn, hướng dẫn tính toán còn rất hạn chế - Chì có 02 tài liệu chuyên ngành của Trung Quốc.
    3. Chưa được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam -> không có bằng chứng thuyết phục, khó thuyết phục chủ đầu tư, lãnh đạo cao cấp đồng ý sử dụng phương pháp.
    4. Nếu muốn áp dụng thì phải cải tạo lại mặt bằng cảng tạo độ dốc hợp lý để hạ thủy. Với độ dốc từ 1 độ - 5độ rất thoải thì chiều dài hạ thủy cũng khá dài, hạ thủy xong không biết để làm gì?
    5. Về lâu dài có thể chiếm dụng chiều dài cầu cảng làm ảnh hưởng đến các hoạt động dịch vụ khác của cảng.
    6. Trong quá trình hạ thủy thì hơi khó kiểm soát tốc độ hạ thủy, hướng hạ thủy -> nhiều rủi ro.
    7. Và còn nhiều nữa, anh em trao đổi thêm – tôi cũng chưa tìm hiểu hết. he …he.
    Giàn là giàn mà tàu là tàu chứ nhỉ????
    Giàn tự nâng khi đứng một chỗ làm việc thì giống như giàn cố định, thực hiện công tác khoan thăm dò, sửa giếng. Khi di chuyển thì kéo đi trên biển giống như một sà lan/pontong nổi. Giàn tự nâng không có hệ thống chân vịt, không có hệ thông định vị DP giống như giàn liftbaot, anh em đọc các topic khác về giàn tự nâng và liftboat để tìm hiểu thêm.
     
  8. ocean_boy

    ocean_boy New Member

    Tham gia ngày:
    25/8/12
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Trên thế giới có nhiều jack up rig tự hành mà bạn (self propelled)Steelman, tùy vào Spec của từng cái thôi. Mình đã chủ trì làm qui trình hạ thủy và trực tiếp hạ thủy sà lan PTSC01, 2 tàu 4700HP của PTSC, 2 tàu dầu 6500T của Saigon Shipyard. Hiện nay chất lượng túi khí đã được cải thiện đáng kể và có thể đặt hàng túi khí theo thông số kỹ thuật riêng tính cho từng loại tàu. Hạ thủy túi khí có nhiều rủi ro hơn các phương pháp khác. Từ khâu tính toán chọn túi đến khâu quản lý chất lượng túi khí đến khâu thực hiện hạ thủy đều phải rất cẩn thận ặ biệt với loại tàu có trọng tải lớn nhưng diện tích đáy nhỏ. Đóng tàu Việt Nam đang sống dở chết dở, các nhà máy ko có việc làm. Các lãnh đạo sẽ chẳng đầu tư thêm nữa đâu
     
  9. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Tìm được mấy cái hình không biết có thỏa mãn được bạn HWB không?
    Người ta đã nói rõ như thế rồi mà còn chất vấn, mình đoán là bạn cần phải trang bị thêm những kiến thức loại này để chuẩn bị thực hiện các dự án tương tự tiếp theo ở Việt Nam

    Hình 1: The self-propelled DP2 jack-up Seafox 5
    [​IMG]
    Hình 2: Self-propelled jack-up vessels in Falmouth Docks
    [​IMG]
     
  10. tranthanh_9119

    tranthanh_9119 New Member

    Tham gia ngày:
    28/5/12
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Last edited by a moderator: 16/11/15
  11. Sailing

    Sailing New Member

    Tham gia ngày:
    16/5/13
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Phía trên đề cập đến jack-up rig, còn bạn đề cập đến DP2 jack-up support vessel

    http://www.workfox.com/index.php?option=com_content&view=category&id=42&layout=blog&Itemid=36

    This multi-purpose support vessel is specifically designed to meet all the requirements for installation and support services in the deeper water depths of the Southern and Central North Sea (65-70m) for clients in the offshore wind and oil & gas industry. The self-propelled DP2 jack-up Seafox 5 has a crane capacity of 1,200mt and is designed with a jacking system for quick and frequent usage.

     
  12. Sailing

    Sailing New Member

    Tham gia ngày:
    16/5/13
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hạ thủy FSO theo phương pháp nằm ngang qua floating dock

    #1 - Kéo FSO ra floating dock
    Picture 1016.jpg

    #2 - Cập Floating dock vào cầu cảng và kết nối đường ray - view từ FSO
    Picture 1007.jpg

    #3 - Ray dưới thân FSO
    Picture 1035.jpg
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/11/13
  13. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Cách thức của phương pháp này là sao nhỉ?
    FSO nằm một 1/2 trên dock và 1/2 trên cảng
    Sau đó đánh chìm dock để FSO trượt trên dock xuống biển?
    Bạn có show lên cái video thì tốt.
    Cảm ơn Sailing
     
  14. Sailing

    Sailing New Member

    Tham gia ngày:
    16/5/13
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    FSO sẽ được đưa toàn bộ lên floating dock, sau đó dock chìm xuống và kéo FSO ra.


     
    Chỉnh sửa cuối: 21/11/13
  15. Sailing

    Sailing New Member

    Tham gia ngày:
    16/5/13
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    #4 - Kéo FSO qua dock
    Picture 1045.jpg

    #5
    Picture 1049.jpg

    #6
    Picture 1051.jpg

    #7 FSO nằm hoàn toàn trên dock
    Picture 11005.jpg

    #8 - Chìm dock và kép FSO ra
    Picture 1013.jpg
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/11/13

Chia sẻ trang này