Giới thiệu về phần mềm SM3D

Thảo luận trong 'SM3D/PDMS/CAD' bắt đầu bởi NoName, 9/11/12.

  1. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    à
    thank you mr Lê,
    Nếu nhìn vào cái qui trình mô tả bằng sơ đồ của mr Lê thì hiểu là AE đã làm ra tới drawing trong Triển khai thiết kế chi tiết.
    Mình thắc mắc là trình bày ko ra qui trình nào là vì câu này của mr Noname :p:
    " Mô hình 3d ở trong Moder Form và Structure, sau đó Structural Detailing, Manuafacturing, Planing, Drawing là bản vẽ shopdrawing (production drawing), chuyển code xml qua Alma Cutting làm nesting, cuối cùng chuyển code từ Alma Cutting xuống máy CNC làm cuting. Thế là xong???"

    từ chỗ "Drawing là bản vẽ shopdrawing (production drawing), chuyển code xml qua Alma Cutting làm nesting, cuối cùng chuyển code từ Alma Cutting xuống máy CNC làm cuting. Thế là xong???" ????. Đang nói về triển khai thiết kế chi tiết thì lại cho ra kết quả là phục vụ thi công (Shop, cutting)???

    Về Nesting: Nesting là phục vụ cho MTO report trong giai đoạn trêển khai thiết kế chi tiết chứ không phải là trong giai đoạn phục vụ thi công. Cái mà để phục vụ cho việc cutting trong Fabrication là Cutting Plan chứ không phải là Nesting.
    have fun
     
  2. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Đ/c mới là người chưa hiểu cái gì mà đòi đi chỉ trích, đúng là… Mr. nên đọc lại bài viết của tôi thêm 10 lần nữa để hiểu rõ ý.
    Tôi viết rõ ràng “lập trình/viết code trên máy CNC” Mr. lại hiểu là “công cụ tạo Code của máy CNC link trực tiếp với Modeling”? Tiếng Việt rõ ràng như vậy mà….. “đúng là chán như con gián”, vòng vo ở chỗ nào?
    Nguyen ly gia cong CNC.jpg
    Tôi là dân ngoại đạo với lập trình CNC, điều khiển máy CNC (computer numerical controlled) , tuy nhiên cũng có thời gian ngắn tiếp xúc với máy CNC, có thể chia sẻ với Mr. và các anh em các thông tin về CNC như sau:
    + Máy CNC có thể đọc file đầu vào theo chuẩn/code đầu vào của máy, để giảm thời gian và hiệu quả trong việc tạo file đầu vào, người ta thường dùng phần mềm trung gian để tạo file (có thể dùng Tubonest, FastCam, Alma Cut, Auto-nest, PowerNest, cncCut, Cutting Optimization Pro, PLUS Manager, Nesting Optimization …..) tùy theo mục đích, sản phẩm.
    + Có thể lập trình/viết code bằng ngôn ngữ chương trình CNC hay thường gọi là Gcode hoặc MT-code ngay trên chương trình điều khiển đã cài đặt sẵn trên máy CNC, phương pháp này thủ công, tốn thời gian-không hiệu quả khi y/c cắt số lượng lớn, phức tạp. Tuy nhiên có ưu điểm thao tác nhanh khi cắt các sản phẩm đơn lẻ, cắt số lượng ít (so với thời gian dùng phần mềm tạo ra file code rồi import vào máy để cắt.) File lập trình này có thể lập viết trên Note pad hoặc word pad, nếu Mr. muốn tìm hiểu cấu trúc file thế nào thì chỉ cần mở file xuất ra từ các phần mềm ở trên (đuôi NC) bằng Note pad hoặc word pad là có thể xem.

    Người được đào tạo về ngôn ngữ/lập trình CNC-CAD-CAM có thể quản lý cả 02 công việc này. Như đã nói ở trên nếu đ/c muốn học hỏi/hướng dẫn thì tôi sẽ cho số điện thoại để liên lạc.

    Nếu muốn tìm hiểu thêm về G-Code thì vào đây: http://en.wikipedia.org/wiki/G-code#Implementations hoặc vào đây http://carlsonmfg.com/cnc-g-code-m-code-programming.html

    Nếu Mr. muốn tranh luận tiếp về CNC thì mở thêm 01 topic để các anh em trao đổi thêm, có thể tôi cũng học hỏi được thêm vài điều từ Mr. và các anh em khác.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/11/12
  3. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Mr. đã nghiên cứu và sử dụng phần mềm SM3D mà Mr. không hiểu , chứng tỏ Mr. chưa nắm rõ về các module của phần mềm SM3D và không biết qui trình/các bước thực hiện thiết kế mô hình trên SM3D qua việc áp dụng các module của phần mềm SM3D, không hiểu Mr. đã nghiên cứu cái gì của SM3D???.
    Vì không hiểu rõ nên đồng chỉ phát biểu linh tinh, nhầm lẫn từ ngữ tên các module của phần mềm SM3D, các bước triển khai thông qua các module của phần mềm SM3D so với qui trình thiết kế của công trình/dự án (thiết kế cơ sở -chi tiết-thi công).

    Thứ nhất Mr. xem lại bài viết của tôi, đó là một câu hỏi chứ không phải câu khẳng định. Nhằm mục đích cùng an hem kiểm tra lại các bước triển khai trên phần mềm như vậy đã đúng, đã ổn chưa?

    Thứ hai, rất tự tin khẳng định với Mr. rằng tôi hiểu rõ thậm chí rất rõ về những điều tôi viết. Trong sơ đồ lô gíc trên Mr Lenguyenphuong vẫn còn có chỗ chưa đúng. Chính xác phải là:

    1. Sau các bước chuẩn bị như khởi tạo dự án, phân quyền user, lập hiearchy cho dự án, lập reference data
    2. Dùng module Moder Form để mô hình 3D sơ bộ các kết cấu dạng tấm.
    3. Dùng module Structure để mô hình 3D sơ bộ các kết cấu dạng thép hình (thép góc, ống, dầm, beam,…..)
    4. Sau mỗi bước mô hình dùng Todo list để kiểm tra lỗi,
    5. Sau khi mô hình sơ bộ 3D xong và không xuất hiện lỗi thì dùng module Structural Detailing để làm detail, trong module này có 02 phần chính: phần chạy chương trình tự động của chương trình theo các rule và phần mô hình các chi tiết, liên kết, cắt giao,….
    6. Sau khi thiết kế chi tiết kết cấu/công trình xong thì dùng tiếp module Manuafacturing để tiếp tục thiết kế thi công, ví dụ như chia tôn, cắt thanh, thêm mối hàn,…..
    7. Xong bước 5+6 thì có thể dùng module Drawing & report để xuất bản vẽ thiết kế chi tiết, xuất MTO
    8. Tiếp theo dùng module Planning để triển khai xây dựng tiến độ thi công, có thể bắt đầu bằng việc chia ra các block module, các panel,….. thứ tự thi công các chi tiết kết cấu. Đối với dự án lớn để dễ quản lý, giảm dung lượng file moder cho từng user thì có thể dùng module Planning để chia block trước, sau đó làm có thể làm detail cho từng block riêng rẽ.
    9. Xong bước 6 (+bước 7 nếu chia block), sử dụng module Drawing & report để xuất bản vẽ thiết kế thi công (bản vẽ chia block, panel, bản vẽ marking, bản vẽ chi tiết cắt, bản vẽ nesting plan, ….. )
    10. Để xếp nest/cutting, từ SM3D xuất ra file định dạng file Xlm, import file vào phần mềm Nesting/cutting để làm bản vẽ nesting/cutting plan, xuất file đầu ra của phần dưới định dạng code của máy CNC, đổ vào máy CNC để cut.
    Nếu Mr. muốn làm rõ/học hỏi thêm về phần mềm SM3D thì nên nêu câu hỏi một cách khiêm tốn hơn, khi có thời gian anh em có thể cùng trao đổi, chia sẻ.
     
  4. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    :D,
    1. Thứ nhất, Về CNC code: AE đang nói về tạo Code đi từ khâu modeling kết cấu chuyển sang input vào máy CNC. Mà muốn modeling được két cấu cho giàn (JKT, Topside) thì phải người có chuyên ngành mới làm được. Còn với bác Noname thì một ông công nhân cũng có thể modeling được JKT, TS rồi xuất ra Code để input vào máy CNC?
    Xin thưa là lập trình cho kết cấu CTB nó khác hẳn với cho chi tiết máy. Chi tiết máy nó là một đối tượng độc lập trogn khi CTB thì mỗi member nó lại liên quan chặt chẽ tới cả hệ. Cái mà bác Noname nhìn thấy các bác công nhân gõ vào máy CNC ấy nó chỉ là kết quả chép ra từ một công cụ khác thôi. Cụ thể như ở VSP có cái máy RP1200 ấy, thì chương trình để chạy ra cái Code đó là Procam được hãng người ta viết lại dạng Autolisp để cho cài vào Autocad cho AE làm.
    2. Thứ 2 là về cái qui trình thiết kế chi tiết với SM3D:
    Như mr Lenguyen trình bày ấy, hiện ngừoi ta ra được tới bản vẽ thiết kế chi tiết - Detail drawings là dừng. Xa hơn là Shopdrawings.. thì chưa nói tới.

    Còn đây là nguyên câu của bác Noname: " Mô hình 3d ở trong Moder Form và Structure, sau đó Structural Detailing, Manuafacturing, Planing, Drawing là bản vẽ shopdrawing (production drawing), chuyển code xml qua Alma Cutting làm nesting, cuối cùng chuyển code từ Alma Cutting xuống máy CNC làm cuting."
    Câu này thì sản phẩm của thiết kế chi tiết đâu???

    Thêm nữa là về 10 mục mà bác Noname vừa phác ra: Đọc qua là tôi dám khẳng định là bác Noname chẳng mó tới SM3D bao giờ, và qui trình thiết kế thì cũng vậy. Đơn thuần là bác tìm hiểu được ở đâu đó các bước làm chính của một phần mềm thôi, điều này thì các hãng họ giới thiệu đầy ra. Nhưng vấn đề là nhân viên của hãng thì họ biết giới thiệu về cách dùng phàn mềm - cái công cụ chứ họ không biết về qui trình thiết kế, và vì thế nói ra là thấy mâu thuẫn ngay. Đơn giản như ý số 7: theo cách trình bày của bác thì qua 6 bước trên là xuất ra MTO report??? đơn giản quá nhỉ! ở ý số 10: Có cả Nest/Cutting? Bác Noname làm ơn cho biết Nesting là để làm gì, sao lại có cả Nesting/Cutting để phục vụ cho ý 10 ?
     
  5. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Xem bước 7.

    - nhận định của Mr. thì tôi không thèm chấp, để anh em nó tự đánh giá qua các nội dung trao đổi.

    Bóc tách MTO /BOM chỉ thực hiện trong quá trình thiết kế chi tiết?

    Thông thường đối với các dự án dầu khí thì quá trình thi công thường có giai đoạn “chồng lấn” với thiết kế (tức là không chờ thiết kế xong hoàn toàn rồi mới thi công), do đó việc bóc tách MTO/BOM (Material Take-off/Bill of Material) cũng được thực hiện song song, tương ứng với từng giai đoạn thiết kế.

    Trong giai đoạn thiết kế cơ sở: dựa trên bản vẽ thiết kế cơ sở người ta bóc MTO theo thực tế trên bản vẽ theo khối lượng +chiều dài (thép hình), khối lượng+diện tích (thép tấm), sau đó nhân với hệ số dự phòng, tổng hợp thành bảng, qui ra đổi thành dạng kích thước chuẩn trên thị trường hoặc của nhà sản xuất (ví dụ thép hình thì chiều dài 6m,9m,12m; thép tấm: 8’x30’, 10’x30’, 2.4x9m, 3x12m).

    Trong giai đoạn thiết kế chi tiết: công việc làm tương tự qui trình tuy nhiên việc bóc dựa trên bản vẽ thiết kế chi tiết, hệ số dự phòng trong giai đoạn này sẽ giảm so với giai đoạn trên là do bản vẽ thiết kế chi tiết đã rõ ràng, cụ thể, chi tiết hơn. Sau khi có MTO và viết thêm các yêu cầu kỹ thuật khác như về sai số cho phép, rồi y/c thử,….. có thể tiến hành mua sắm. MTO trong giai đoạn thiết kế sử dụng để phân tích kết cấu, tính toán các bài toán thi công lớn như hạ thủy, đánh chìm,…. (MTO kết hợp với việc tính toán trọng tâm).

    Trong gia đoạn thiết kế thi công: người ta thường bóc MTO lại dựa trên bản vẽ nesting/cutting plan để nhằm kiểm soát việc sử dụng vật tư của bộ phận thi công (yêu cầu xuất kho vật tư thi công), đồng thời đối chiếu lại phần vật tư đã mua sắm xem đủ chưa? (có thể dự phòng thiếu chẳng hạn). Ngoài ra MTO kết hợp với tính toán trọng tâm trong giai đoạn này có độ chính xác tương đối cao (hệ số dự phòng rất nhỏ) dùng để tính toán/kiểm tra các bài toán thi công như tính toán cẩu, hạ thủy, thử nghiêng,…..

    Hiện nay các phần mềm thiết kế 3D đều cho phép tự động xuất MTO (chỉ xuất chiều dài, diện tích, khối lượng, chứ không có việc qui thành thanh, thành tấm đề mua sắm) qua từng giai đoạn, MTO ở mỗi giai đoạn có giá trị sử dụng với từng mục đích cụ thể .

    và thêm nữa
    .

    Mr. có kinh nghiệm làm thiết kế - thi công mấy năm rồi mà vẫn phát biểu như thế này thì tôi chẳng biết giải thích thể nào nữa - Hết thuốc chữa luôn rồi.

    Bây giờ đọc qua các nội dung/ý kiến tôi trình bày ở trên mà Mr. chưa hiểu, chưa rõ và tự trả lời các câu hỏi:
    + Giai đoạn, Qui trình bóc tách MTO/BOM như thế nào?
    + Khái nhiệm Nesting Cutting Plan? Nesting plan có khác cutting plan hay không?
    + Nesting phục vụ cho MTO thiết kế chi tiết?
    + Nesting plan dùng để làm gì? là để phục vụ cho việc Cutting trong giai đoạn thi công?

    Thì nên lập ra một topic riêng để trao đổi/làm rõ các ý trên.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/11/12
  6. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    1. Sở dĩ bác Noname bị bật là vì nói ra câu này " Mô hình 3d ở trong Moder Form và Structure, sau đó Structural Detailing, Manuafacturing, Planing, Drawing là bản vẽ shopdrawing (production drawing), chuyển code xml qua Alma Cutting làm nesting, cuối cùng chuyển code từ Alma Cutting xuống máy CNC làm cuting."

    trong toàn câu trên thì sản phẩm của thiết kế chi tiết -Detailed drwings chẳng thấy đâu mà lại là bản vẽ Shopdrawing (phục vụ thi công)?
    2. về cái qui trình cho công tác MTO report rồi liên quan tới mua sắm: Xin thứ lỗi chứ tôi vừa phát hiện ra là bác chẳng hiểu gì về công tác MTO thực hiện với các phần mềm triển khai thiết kế chi tiết. Thứ mà bác Noname nêu ra đó là cách bóc tách khối lượng từ thời người ta còn làm thủ công bác ạ (khoảng 20 năm trước, làm thủ công không mô tả hết được cả vạn thanh phần tử ở mỗi công trình), và cái đó không gọi là MTO report mà gọi là cái bảng bóc tách khối lượng thôi. Người ta phải có Nesting rồi mới có MTO report, rồi qua cái MTO report đó điều chỉnh congigency vào phục vụ cho mua sắm. Bác Noname nên đọc thêm ở các dự án ấy, dự án nào cũng có tài liệu gọi là " Structure material Take-off report" hoặc một cái report có tên gọi gần như vậy để hiểu về qui trình làm ra cái MTO report đã rồi hãy nói chuyện tiếp.

    Cũng xin nói thêm với bác là từ cách đây khoảng 8 năm thì các cty thiết kế lớn nhỏ đều đã dùng vần mềm để xuát ra được vật tư cho công trình thành thanh thành tấm để đi mua sắm rồi chứ không phải mới có mà bác nói là : "Hiện nay các phần mềm thiết kế 3D đều cho phép tự động xuất BOM và Nesting để ra MTO (chỉ xuất chiều dài, diện tích, khối lượng, chứ không có việc qui thành thanh, thành tấm đề mua sắm) qua từng giai đoạn." Bác Noname update lấy thông tin đó nhé, mặc dù hơi muộn. Hơi bất ngờ về câu nói này của bác Noname đấy^:)^!
    Phần mềm đó gọi là BOCAD/Tekla... nhé bác.


    Chúc vui.
     
  7. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Hic! thiệt là căng thẳng.
    Xin được sử dụng hình ảnh bên dưới để mô tả về cuộc tranh luận của hai AE.
    [​IMG]
    Đọc sơ qua về nội dung những respond/feedback, hình như là hai AE đang ở hai góc nhìn khác nhau về một vấn đề.
    1/ Ở cấp độ quản lý, bác Noname rõ ràng có lý khi chỉ quan tâm tới những tiện ích/tính năng mà phần mềm có thể làm được và áp dụng vào công việc một cách hiệu quả nhất.
    2/ Ở cấp độ khác, Adata với góc nhìn của cán bộ trực tiếp thực hiện thì đương nhiên chỉ quan tâm tới chi tiết các thao tác và các bước thực hiện phần mềm như thế nào để đạt kết quả.
    -----------&&---------
    Đọc bài này, lại nhớ tới topic mà bác BrianNg đã mở: "Người Việt tốt hay xấu", trong đó có lọc ra được một ý, rất tâm đắc, đại khái là:" Người Việt, làm một mình thì tốt/ làm hơn hai người thì dở"
    Vì vậy rất mong hai AE, thay vì chỉ triết nhau hãy giành thời gian và bắt tay nhau để giải vấn đề, không tạo thêm những căng thẳng không cần thiết.
    Have fun!
     
  8. lenguyenpvms

    lenguyenpvms Moderators

    Tham gia ngày:
    5/9/12
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Hì, gửi Noname, Adata
    Ko biết các bạn đã ai sử dụng SM3D hay chỉ nghiên cứu về SM3D, đây là phần mềm 3D, ứng dụng để thi công, nên tính hiệu quả được đặt lên hàng đầu. Nói với Adata, là PVMS đã có bản vẽ 2D, shopdrawing để thi công, còn Nesting, thì dùng Alma, cũng từ mô hình 3D của SM3D, mấy cái report thì đơn giản, đã mô hình chi tiết đến như vậy, thì report xuất kiểu gì cũng có. Nghĩa là gì, Noname nói đúng, cần phần mềm trung gian, để từ đó đưa 2 cái: một là file gửi xuống máy CNC để cắt luôn, hai là bản vẽ bằng Nesting (cho trường hợp cắt = tay). Nhưng cũng thiết nghĩ, Noname đâu cần bàn luận quá nhiều đến cái code đó làm gì nhỉ. Máy CNC chi việc chạy thôi, việc tối ưu đã làm từ phần mềm trung gian rồi còn gì.
    Mình đang nói ở chổ bắt đầu từ lúc mô hình 1 đối tượng kết cấu của thân giàn khoan để ra bản vẽ 2D như thế nào thôi, còn mấy cái bước ban đầu trước khi bắt tay vào dự án, như setup nhóm, chia hierarchy, tạo ref.data,... tất cả đều có quy trình chi tiết cả. Quy trình tổng, đã được nhắc tới trong đề tài NCKH cấp nhà nước “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM CHUYÊN DỤNG ĐỂ THIẾT KẾ 3D GIÀN KHOAN TỰ NÂNG 90M NƯỚC VÀ QUẢN LÝ ĐỒNG BỘ DỰ ÁN KHCN” mà nhóm tác giả thuộc phòng TK của PVMS tham gia. Tiêc là ko thể gửi cho các bạn được, đề tài đã bảo vệ thành công cấp cơ sở, đang chuẩn bị ra HN để bảo vệ trước hội đồng cấp nhà nước.
     
  9. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Chỉ cần câu này là đủ biết Mr biết được tới đâu.
    Bộ hồ sơ thiết kế cho các công trình người ta có MTO report là một trong những tài liệu quan trọng chủ yếu của thiết kế, nó có đầy đủ số lượng tấm, thép ống cho từng chủng loại. Từ cả chục năm nay từ khi các phần mềm triển khai thiết kế chi tiết phát triển người ta đã làm được điều này rồi.
    Có nghĩa là chẳng hạn modeling cái giàn xong, ở trên giàn có cả vạn cả nghìn miếng thép 20thk (TYP.I) và hàng nghìn phần tử thép ống OD762*25.4(TYP.I) với các hình dạng kích thước chiều dài khác nhau thì người ta dùng phần mềm với chức năng Nesting (và khai báo khổ thép thực tế, Modul của thép ống. Chẳng hạn thép sẽ mua khổ 3000x6000mm, thép ống sẽ mua khổ 12m) thì lập tức sẽ cho ra được một bảng tổng hợp: Công trình cần mua tối thiểu bao nhiêu tấm thép 20thk (TYP.I) khổ 3000x6000m và bao nhiêu thanh thép OD762*25.4 (TYI.I) dài 12m. (Nếu xưa kia chưa có máy tính chưa có phần mềm thì việc làm này kéo dài có khi cả năm để xếp Cutting plan mà kết quả còn không sát).

    To đ/c admin: Ở đây đang nói về phần mềm và triển khai thiết kế, không nói về quản lý. Bản thân bác Noname cũng đang nói về triển khai chứ đâu có nói về quản lý đâu phải không bác Noname?
    chúc vui

    ---------- Post added at 08:36 AM ---------- Previous post was at 08:23 AM ----------

    To Mr Lenguyen,
    Thì mr Lenguyen đưa ra cái sơ đồ khối cho qui trình triển khai là tôi thấy ok, tán thành cả hai tay rồi mà! Về cái đề tài cấp nhà nước của đơn vị bạn thì tôi cũng nghe qua rồi, thanks.
    còn về cái MTO report thì có thể bên bạn làm với Jackup nên là với thép tấm là chủ yếu và không biết AE đã làm ra đến MTO report chưa? nên thấy nó đơn giản là đúng rồi.
    Còn với giàn cố định thép thì cái MTO report là cả một vấn đề đấy. Cũng chính một phần vì lý do này mà cách đây hai tuần thì Intergraph đã cố cải tiến để làm đựoc giôgns với PDMS cho thiết kế giàn cố định thép: Làm structure với BOCAD và input vào SM3D làm các phần khác. (Bạn có thể kiểm tra lại thông tin này với hãng).
    chúc vui
     
  10. tuyetsonphiho

    tuyetsonphiho New Member

    Tham gia ngày:
    5/1/13
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghe ông ADATA này nói chuyện giống trẻ con quá nhỉ, vậy xin tiếp vài chiêu của tại hạ
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/1/13
  11. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    phiho: Chào đón bạn. Nhưng muốn nói/chỉ giáo gì thể hiện đi chứ???:D
     
  12. tuyetsonphiho

    tuyetsonphiho New Member

    Tham gia ngày:
    5/1/13
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ủa, bài viết của tôi bị delete lúc nào ấy nhỉ? viết tới 3 trang A4 cơ bạn ạ.
    Tôi xin hỏi bác vài điều:
    Theo đồng chí thì mang bocad so sánh với SM3D được không? Bocad là thằng chuyên về kết cấu khung, dầm, ,.... Còn thằng SM3D cũng là thằng thiết kế kết cấu, nhưng chuyên về dạng plate và marine structural. Vậy đem 2 thằng ra so sánh có phù hợp không? giống như so sánh máy cày và máy xúc xem cái nào tốt hơn.
    Nếu đã có ý so sánh thì mang SM3D so sánh với nupas, shipconstructor, Aveva marine...
    Còn bocad thì so sánh với Autodesk structural, Tekla, và mấy cái tương tự.
    Thử hỏi vì sao Aveva mua lại Bocad? vì là phần structural của Aveva (tạm gọi là Tribon cũ) còn yếu, và PDMS plan cũng còn yếu, do vậy việc mua lại bocad thực chất để bổ sung thêm tính năng các phần còn yếu. Nhưng vụ mua bán này mới diễn ra, nên Aveva chưa thể biến Bocad trở thành sản phẩm 100% của mình được.
    Tương tự vậy, SM3D tuy chưa so được với Aveva marine (Tiền nào của đó thôi, aveva marine quá đắt) nhưng cũng không thể nói là chưa làm gì được. Tôi tuy không làm cho PVMS nhưng có vài chú em làm bên phòng thiết kế bên đó, có quay lại vài video các bước làm và kết quả đạt được, tôi cho rằng, bản vẽ họ làm tuy chưa đẹp, nhưng đủ cho thi công, đã có được bản vẽ lắp ráp, thi công, nesting....
    Bản thân tôi làm việc với Aveva marine lâu giờ, chưa dám tuyên bố là vẽ xong xuất bản vẽ xong phát một. Chẳng qua bocad chuyên về những cấu kiện thép thanh đơn giản như pipe, profile... thì việc thực hiện bản vẽ đơn giản hơn nhiều. Tekla hay Autodesk structural cũng chẳng thua kém gì bocad đâu.
    Nếu thích so sánh thì mang bocad đi làm một block kết cấu tấm xem, liệu có vẽ ra hồn chưa chứ nói gì tới bản vẽ.
    vậy nên đừng đem ra so sánh, chỉ như ếch ngồi đáy giếng mà thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/1/13
  13. Rock

    Rock New Member

    Tham gia ngày:
    13/6/12
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    1
    Dear bác.
    Bác suốt ngày cứ CTB này CTB nọ và bảo chỉ là cho dân chuyên ngành mới model-> xuất này xuất nọ, là kết hợp với nhau mới làm được. Thế dân học chi tiết máy người ta làm ra các loại máy CNC như phay, tiện... để là ra các sản phẩm bác đang dùng hàng ngày thì người ta làm đơn chiếc từng cái 1 để đem rắp lại với nhau à. Thế thì tới mùa quít sang năm cũng ko tới lượt bác có các sản phẩm tiện nghi cho bác xài đâu nhé.
    P/s: Biết cái gì thì nói, không biết đừng đá sang lĩnh vực ngành nghề khác của anh em không thì người đọc cũng biết trình độ chém của bác như thế nào rồi đây. Chi tiết máy mà là chi tiết độc lập ( thiệt là bái phục).
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/1/13
  14. tuyetsonphiho

    tuyetsonphiho New Member

    Tham gia ngày:
    5/1/13
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tôi từng làm thiết kế chi tiết máy cho một công ty lớn của nước ngoài, sau rồi lại quay về ngành tàu và giàn. Tôi xin chia sẻ với đồng chí ADATA vài điều như sau:
    Thứ 1- Về thiết kế chi tiết máy: đúng như đồng chí ROCK kia nói, nếu mô hình hàng loạt tổ hợp mà đi vẽ từng chi tiết thì chứng tỏ đồng chí không hiểu gì cả.
    Thư 2 - Đi vào phần tổng quát:
    Bạn hiểu MTO là gì? Và BOM là gì, chúng giống nhau hay khác nhau?
    MTO – Material take off: là khâu bóc tách vật tư, khâu này được thực hiện trước khi phòng thiết kế bắt tay vào thiết kế, được thực hiện bới chính phòng thiết kế. Mục đích của MTO là tạo ra một bảng tổng hợp vật tư tương đối để phòng Purchasing thực hiện mua bán. Bản chất của các dự án offshore và marine là các dự án lớn, việc mua vật tư phải tiến hành thành nhiều gói, trong nhiều lần. Do vậy, MTO được dùng cho việc tham khảo và căn cứ vào đó mua những gói vật tư đầu tiên. Ở các công ty lớn, người ta tuyển hẳn một vị trí là Estimator, và lương không hề thấp, chuyên thực hiện đọc và bóc tách bản vẽ bằng tay.
    Tôi xin hỏi đồng chí ADATA là khi trúng thầu, đồng chí nói là MTO từ phần mềm xuất ra thì mới chuẩn xác. Vậy tôi xin lỗi một tí, nhưng bạn có hiểu thế nào là MTO chưa, và cái bạn nói là report từ phần mềm ra là MTO hay BOM?
    Tôi trả lời luôn, nói như bạn thì đó là BOM – Bill of material. BOM là cái mà phần mềm nào cũng làm được bạn ạ, từ thiết kế chi tiết máy tới thiết kế kết cấu. Nhưng cái BOM đó chỉ có được sau khi đã hoàn chỉnh mô hình 3D. và BOM không dùng tiếp cho mua vật tư được, vì phải dựa vào bản vẽ Nesting, tính ra tổng số lượng thép tấm, thép thanh, pipe…. Chỉ có số lượng vật tư sau Nesting mới sát với thực tế. Bản chất của BOM dùng cho việc khác, còn việc gì thì bạn tự tìm hiểu lấy.
    Tuy nhiên, để có được cái nesting như vậy, thì phải sau 6 tháng thiết kế là ít (vì hầu hết các dự án offshore và marine là dự án lớn). Nếu đợi sau khi có nesting mới tiến hành mua vật tư thì dự án khi nào mới bắt đầu được? Đó là lý do vì sao khi vừa trúng thầu, nhận basic design, công ty trúng thầu phải tiến hành bóc MTO bằng tay, thực hiện bởi đội ngũ Estimator để kịp mua vật tư, song song đó là tiến hành làm 3D và 2D. Khi thiết kế vừa đưa ra được bản vẽ là lúc tiến hành thi công luôn. Bởi lẽ trong môi trường việt nam, vật tư khi order về phải mất từ 2-3 tháng mới về.
    Nếu vậy thì trong thời gian tầm 8-10 tháng anh em nhiều phòng ban ngồi chơi không, lại còn bị delay tiến độ.


    Tiếp theo, nói về chuyên môn:
    Đồng chí ADATA nói: AE đang nói về tạo Code đi từ khâu modeling kết cấu chuyển sang input vào máy CNC. Mà muốn modeling được két cấu cho giàn (JKT, Topside) thì phải người có chuyên ngành mới làm được. Còn với bác Noname thì một ông công nhân cũng có thể modeling được JKT, TS rồi xuất ra Code để input vào máy CNC?
    Tôi xin nói với bạn, ba cái bản vẽ offshore structure steel ấy, chẳng cần dân công trình biển mới làm được, bất kể ai học kỹ thuật cơ khí ra cũng làm được, chỉ cần 2 tháng. Vì sao vậy? Việc biết vẽ 3D thì không bàn tới, vì nó chỉ là công cụ hỗ trợ. Còn vẽ ra bản vẽ và xử lý bản vẽ, cái đó chẳng có gì, vì basic design có sẵn – thường chi tiết tới mức có thể dùng làm bản vẽ Detail design drawings.
    Giờ nói tới thế nào là basic design và detailing design:
    Basic design: là cái tính toán sơ bộ, từ yêu cầu của chủ đầu tư, người ta tính toán ra các yếu tố chính của dự án như kích thước, hình dạng, độ bền yêu cầu tại các vị trí kết cấu, máy móc. Tuy nhiên tất cả chỉ là tổng thể.
    Detailing design: là thiết kế chi tiết, căn cứ vào basic design để tính toán ra kích thước, vật liệu của từng chi tiết, mối liên kết giữa các chi tiết cho phù hợp.
    Chính vì vậy, tôi khẳng định, hiện nay ở việt nam chưa làm được detailing design, chứ đừng nói gì tới basic design. Hoặc có thì cũng là các dự án, công trình rất nhỏ.
    Còn các bản vẽ mà ông ADATA kia nói thực chất là shop drawings, hay còn gọi là manufacturing drawings. Nghĩa là đưa ra bản vẽ lắp ráp các chi tiết, quy định mối hàn, làm rõ kích thước các cấu kiện, vị trí lắp,…
    Vì vậy đừng nhầm lẫn giữa các loại bản vẽ này.
    Từ đó cho thấy, nếu chỉ là đi làm 3D rồi xuất ra 2D dựa trên bản vẽ basic và detail mua từ nước ngoài, thì dân kỹ thuật ai cũng làm được. Chỉ cần 1 tuần biết đọc bản vẽ kết cấu. Tôi đã hướng dẫn cho 2 chú em chế tạo máy, chuyển qua làm kết cấu có sao đâu. Đó là lý do công việc làm 3D, xuất 2D được gọi là Draftman hay dịch thô thiển sang tiếng việt là thợ vẽ - Vẽ lại những gì đã có.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/1/13
  15. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Mình đoán là bác đang rất bức xúc khi viết dài dài như thế để thể hiện tâm trạng/thái độ cũng như chính kiến của mình.
    Đọc qua thấy có ý đúng, nhưng nhiều ý thì chưa đúng.
    Xin phép được đi từng ý một cho đỡ nhầm lẫn, mất công cãi nhau,
    Bắt đầu từ ý trong đoạn trích dẫn
    Cần thiết phải phân biệt được Detail Engineering/Detail Design và Basic design/FEED (Front End Engineering Design) thì mới chém gió tiếp.
    Đối với Detail design, Việt Nam hoàn toàn đã làm chủ công nghệ cũng như phương pháp luận.
    Đại diện có thể kể tới PVMS, mua thiết kế basic design em Tam đảo 03 và đã một tay lắp dựng thành công đưa vào vận hành.
    Ngoài ra còn có NIPI, PVE đã và đang thiết kế nhiều loại giàn khoan phục vụ khai thác Dầu khí.
    Mình chạnh lòng khi bạn có lỗi suy nghĩ như vậy?
    Phải chăng là bản thân bạn/cty bạn không làm được ====> Ở Việt Nam không ai làm được
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/1/13
  16. tuyetsonphiho

    tuyetsonphiho New Member

    Tham gia ngày:
    5/1/13
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Vậy xin trình bày tiếp. Khái niệm detail design thôi khỏi tranh cãi tiếp. Tôi chỉ muốn hỏi, các bạn sau khi mua bản vẽ được gọi là basic design về có ý thức được đó thực ra không hoàn toàn là basic design không? 5 năm tôi làm việc tại Hàn Quốc cho Hyundai, là tập đoàn lớn nhất thế giới về đóng tàu, thì khái niệm basic design là việc khi bạn nhận được các yêu cầu chủ tàu, phòng thiết kế sẽ có tổ tính toán đưa ra các thông số như hình dáng, tổng kích thước, các yếu tố vận hành....
    Tuy nhiên đó chưa chứa đựng được yếu tố để phục vụ định hình chi tiết, phải qua tổ detailing để họ tính toán kiểm tra cho phù hợp như thép dày bao nhiêu, kích thước chi tiết bao nhiêu là đủ,.... sau đó họ sẽ đưa ra bản vẽ đầy đủ kích thước nhưng có thể sẽ không có phần chi tiết từng mối liên kết giữa các kết cấu. Việc này sẽ thực hiện tiếp bởi nhóm Draftman, chuyên vẽ lại 3D (toàn dân học cao đẳng thôi các bác ạ), sau đó trích từng mối ghép ra để thể hiện cách ghép, mối hàn... phần này thực chất là production drawing hay shopdrawings ... tùy công ty gọi thế nào.
    Vì vậy, tôi dám đảm bảo với bạn, các bạn cầm bản vẽ gọi là basic design lên để dựng 3D, xuất bản vẽ thì thực ra cái basic đó đã được chi tiết hóa gần hết rồi, các bạn chỉ có nhiệm vụ vẽ lại và trích, cutting... mà thôi.
    Nếu không tin, thử cầm một bản vẽ basic đúng nghĩa, tức là chỉ có các thông số chính, các bạn sẽ vẽ kiểu gì? hay là quay ra hỏi nhau, tại sao chỗ này tụi basic nó không cho cột chống, chỗ kia nó đặt gia cường? các bạn liệu có dám sửa không?
    Dám cá là chẳng ông nào sau khi nhận được bản basic mà tự nghĩ ra kết cấu để tính toán và vẽ ra.
    Còn các sản phẩm của Nipi và PVE tôi cũng có dịp diện kiến rồi, thực chất cũng không phải tự ngồi mà nghĩ ra như đồn thổi đâu mấy hiệp sĩ chém gió ạ. PVMS không nằm ngoài số đó, vì tôi từng được xem với basic mà LTI cung cấp cho PVMS rồi, do chính một chú em trước đây làm ở phòng thiết kế của PVMS cho xem, đó có thể gọi là bản vẽ Detail được rồi đấy ạ, cực kì chi tiết và rõ ràng. Việc của các bác chỉ là đi chia lại tôn, tạo panel lắp ráp và những việc same same như vậy thôi.
    Thế nên mong rằng anh em là người việt cả, hãy cùng nhìn thẳng vào sự thật là mình còn cực kém, để từ đó học lên, hi vọng 5 năm, mười năm hay 20 năm nữa sẽ có ngày tới đích, đừng tự an ủi nhau nữa.
    Tôi thì chẳng dám chém gió như mấy ông tướng ADATA kia suốt ngày ca ngợi Bocad, tôi chỉ chia sẻ, 5 năm làm việc ở hyundai hàn quốc trực tieps tại phòng thiết kế, sử dụng Tribon Aveva thuộc phần Hull và Structure, 1 năm làm tại Samsung sử dụng SM3D, và 2 năm làm tại Technip dùng bocad. Tôi dám khẳng định đó là những công ty, tập đoàn lớn hơn xí nghiệp xây lắp vietsov hàng trăm lần, nhưng người ta cũng không vỗ ngực như mình.
    Quay lại vụ phần mềm, quan điểm của tôi, Bocad cũng chẳng qua như tekla hay autodesk structure detailing mà thôi, có mặt mạnh và mặt yếu, đừng có ngồi chém gió và so sánh, giống như việc bảo cái máy cày và cái máy xúc cái nào mạnh hơn.
    Đừng so sánh, hãy học tiếp đi và đừng mang software ra chém gió, software chẳng qua là công cụ mà thôi. Còn nếu so sánh software, thì như bài trước, mang những software tương tự mà so. Bocad Vs Tekla hay gì gì đó...
    Thật vớ vẩn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/1/13
  17. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Huynh đừng nóng, kinh nghiệm làm việc không chỉ được thể hiện bằng số năm/thâm niên công tác. Mà quan trọng hơn, nó thể hiện ở sự hiểu biết/kiến thức huynh bằng những gì đã thể hiện trong bài viết.
    Tốt nhất không nên lôi ra là đã từng làm việc ở đây/ở kia, quan hệ với thằng này/thằng kia, mà hãy thể hiện bằng nội dung bài viết, nếu thực sự huynh uyên thâm, nói đúng, nói hợp tình hợp lý (logic), nhất định sẽ được AE tán dương/đồng tình ủng hộ.
    ACE tham gia diễn đàn, không phải là những thành phần vớ vẩn/gàn dở/rãnh rỗi..., chỉ biết chém gió mà không lo làm việc.
    Quay trở lại vấn đề, để trả lời huynh mình chỉ xin được hỏi một câu:
    Khi nhận được bản vẽ basic cho một cái ô tô, có khi nào tới lúc detail lại vẽ thành bản vẽ của máy bay?
     
  18. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Chào bạn Phiho:
    Thứ nhất là trong các bài viết của tôi tôi chẳng đi so sánh BOCAD với SM3D hay là SM3D với một phần mềm nào khác bao giờ, đ/c có thể đọc lại và phát ngôn cho đúng hơn!
    Thứ hai là ở đây tôi chỉ nêu ra cái nào mỗi phần mềm làm được và không làm được - nói 100% sự thật. Chẳng hạn như SM3D chưa Nesting trực tiếp từ model được như BOCAD/Tekla thì tôi nói là không làm được. Nếu đồng chí có phản bác lại ý kiến này thì cứ việc đưa ra bằng chứng. Còn AE trong cái diễn đàn này cũng chẳng phải là dạng vô công dỗi nghề không biết mà nói lung tung đâu bác nhé.
    have fun.
     
  19. tuyetsonphiho

    tuyetsonphiho New Member

    Tham gia ngày:
    5/1/13
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Câu hỏi của bạn thật buồn cười. Bạn hiểu basic là gì? bao gồm những gì? tôi có thể trả lời bạn như vầy:
    Xin lỗi tôi không phải dân ô tô, mà là dân tàu thủy nên tôi sẽ trả lời trong lĩnh vực của tôi:
    Basic design chứa đựng các thông số như hình dáng vỏ tàu, sức cản, ổn định, công suất máy, tính năng hàng hải, khả năng vận hành, mục đích sử dụng... kèm theo đó là bản tính toán các kết cấu chính, ví dụ như độ bền tổng thể như vậy, độ bền cục bộ từng điểm như vậy, thì tôi sẽ đưa ra yêu cầu kết cấu phải chịu được tác động như vậy. Còn hình dạng tôi không quan tâm.
    Tiếp tới Detail design, tôi sẽ phải xem cái basic design kia, xem nó yêu cầu chi tiết có độ bền như vậy, thì tôi sẽ tính toán ra một hình dạng phù hợp để gắn vào. Giả sử cái pilar, tôi tính ra là D300, thì nếu tôi thích, tôi phang ngay cây D400 vào, chẳng sao, chỉ tội cho công ty là phí tiền thôi, lại còn tội cho cả thằng Basic design nữa, vì nếu tôi tăng kích thước vô tội vạ thì khối lượng tăng, ảnh hưởng tới trọng tâm, khả năng mang tải và ổn định cùng nhiều yếu tố khác, do đó, nếu sai lệch nhiều thì nó phải tính toán lại (sai lệch bao nhiêu % thì tùy thằng đăng kiểm nó yêu cầu).
    Tiếp nữa, sau khi có được bản detail đầy đủ hình dạng kích thước, tôi đem cho thằng làm bản vẽ thiết kế thi công, còn được biets tới với cái tên Technology drawings, shop drawings... Lúc này, nhiệm vụ của mấy thằng này là căn cứ vào bản detail, ví dụ một cái vách 10mx5m, thì nó phải ngồi chia lại tôn cho phù hợp với khổ tôn, đảm bảo đường chia tôn không ăn vào chân cơ cấu khác, khoảng cách đường chia tới cơ cấu phù hợp, rồi tạo ra bản vẽ lắp ráp chi tiết, chứa các thông tin về khoảng cách, quy trình lắp,....
    Tôi dám chắc với bạn, cả cái Tam đảo 3 hay biển đông đã đều có bản vẽ basic cực kì chi tiết tới từng hình dạng rồi (nên có thể đem đi đăng kiểm được rồi).
    Bạn có từng nhìn thấy bản vẽ basic của cái tam đảo 3, cái hải thạch chưa? liệu đó nên gọi là basic hay detail?
    Vậy đó, chứ bạn đừng hỏi từ basic là ô tô rồi detail lại thành máy bay.
     
  20. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    gửi bạn Phiho,
    Về cái khái niệm MTO rồi BOM bạn có vẻ khá tự tin.
    - Về MTO: Bạn nói rất đúng, đúng là MTO thì phải trải qua Nesting, Cutting plan. Tuy nhiên thì từ đầu tới giờ tôi cũng đã nói như vậy rồi. Bạn có thể đọc lại. Dù sao cũng vui vì có một người hiểu giống mình. (Khác với mấy bố khác là cứ tưởng MTO là đi Breck down từ bản vẽ xuống mà chẳng cần Nesting hay Cutting Plan gì)B-)
    -Về thời điểm làm Nesting và khi nào cần: Bạn nói không đúng. Người ta mua vật tư ở mức độ nào (Primary/Secondary...) thì sẽ Nesting và Cutting plan để cho ra MTO tương ứng với mức độ đó.
    - Về mấy câu khẳng định là ở nước ta chưa làm được cái này cái kia thì tôi nhường lời cho các bác khác phát biểu. Tuy nhiên theo tôi cảm nhận thì có thể bác mới "ở bển đó" về nên chưa hiểu hết được tình hình và nắm bắt được năng lực của người Việt ta.=D>
    have fun
     

Chia sẻ trang này