Người Việt tốt hay xấu?

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi Viensy, 29/10/12.

  1. Viensy

    Viensy New Member

    Tham gia ngày:
    10/8/12
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Vấn đề là kiếm đâu ra mấy tài liệu thiết kế đó hả bác stellMan? em có thấy trao đổi về phần mềm SACS nhưng mà để học được phần trao đổi của các bác thì phải đạt trình độ cover các bác mới hiểu nổi. Tầm chưa biết cài phần mềm như em chắc là ngồi xem bài cho vui thôi
     
  2. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Tất cả các sách, tài liệu tham khảo chỉ ra trong các bài viết của Mr. "người sắt" trên diễn đàn này, tôi chắc là Steelman đều có cả.
    Xin thẳng share trên diễn tài liệu thì hơi khó, vì liên quan đến tính bảo mật cty - bất tiện?, nhưng mà "nhắn tin" xin thì có lẽ là bác này sẽ sẵn sàng gửi anh em để tham khảo???? chỉ cần khi nhận được tài liệu nhớ "cảm ơn" một tiếng là được phải không Mr. Steelman????
     
  3. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Hờ hờ, mới đầu tuần bạn NoName vui tính quá.

    Chữ Share trên forum này là một vấn đề mà anh em mình cần xem xét lại. Khi nào khả năng TEAM working của các ks VN vượt hẳn các nước trong khu vực thì anh em hãy bàn tới việc Share. Thực sự là anh em mình chỉ mới đạt cảnh giới lên forum khoe hàng và chém gió nhau thôi. Một vài cuốn sách PDF, một vài bài lý thuyết về phương pháp tính, định nghĩ một vấn đề, một vài bước cơ bản trong SACS, một vài kinh nghiệm thi công nhỏ... tạm được gọi là Share trong thời gian qua.

    Anh em nghiêm khắc kiểm điểm phê bình và tự phê bình sâu sắc vì đã ít share trong thời gian qua. Hy vọng trong thời gian tới chúng ta sẽ quyết liệt hơn nữa trong việc phê và tự phê :)
     
  4. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Tôi ủng hộ quan điểm của Seastar về vấn đề share kiến thức. Tốt hơn hết mỗi người nên tự vấn lại "lương tâm" mình xem mình đã share được cho người khác cái gì và mình nhận được người khác share cái gì trước rồi hãy bàn tiếp. Các cụ có câu là có qua rồi mới có lại hay ông đưa chân giò, bà thò chai rượu. Trên diễn đàn này có rất nhiều thành phần quyết không bao giờ share cho người khác cái gì mình có, mình hay mà chỉ mong kiếm chác học lóm được của mọi người làm của riêng cho mình. Sau đó gặp người chưa biết có khi lại chém gió đó là sản phẩm của mình. Ngẫm cũng phải thôi vì người VN mình nó thế :D Tôi đi làm bên ngoài thấy người ta họp nhóm chia sẻ những vấn đề hóc búa và cùng nhau giải quyết và khi giải quyết được rồi thì chia sẻ cùng nhau và hường xuyên có các workshop, lesson learnt, etc. rất hữu ích. Một số công ty thiết kế và đăng kiểm lớn như WP, Technip, JK Kenny, DNV, etc. họ còn có thư viện mở về các tài liệu tính toán, các báo cáo nghiên cứu khoa học, text book. Nhìn lại VN mình thì có nằm mơ cũng không thấy những điều như thế. Nơi tôi làm ngày trước tôi còn thấy những tình huống bi hài hơn trong việc chia sẻ tài liệu và kinh nghiệm I-|
    Nói ra có vẻ hơi quá nhưng tôi tin là tính cách ích kỷ, nhỏ nhặt, ghen ăn tức ở, đố kỵ ở một bộ phận lớn KS người VN là một trong những nguyên nhân làm cho ngành E của VN chưa phát triển.
    Một lần nữa tôi thấy cần nhấn mạnh lại là AE ta phải tự vấn lương tâm xem mình sẵn sàng share cái gì. Tôi thì sẵn sàng share hết những gì không bị dính dáng phiền phức đến vấn đề bản quyền nhưng một khi share rồi mà thấy đối tác chẳng chịu share cho tôi cái gì thì bái bai nhé, đừng mong có lần sau :D
    Đâu tuần chúc AE làm việc hiệu quả và có nhiều niềm vui.
    Cheers!
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/10/12
  5. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Các bác lại lạc đề rồi, đề nghị các bác quay về với chủ đề của topic này nhé!:(fight)
     
  6. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Đề nghị Admin lập một topic mới với chủ đề "Các tính xấu của người Việt và hướng khắc phục để phát triển ngành engineering" và cắt một số trao đổi ở mục này sang đó cho phù hợp.
     
  7. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Sau khi nảy sinh một số ý kiến trong diễn đàn cho rằng người Viêt Nam ta tồn tại quá nhiều những tính cách không tốt (tức là xấu :D) dẫn đến gặp khó khăn trong làm việc nhóm, cộng với nhiều người có những tính xấu như hẹp hòi, ích kỷ, nhỏ nhen, làm việc manh mún, thiếu chuyên nghiệp, ghen ăn tức ở, v.v... đã góp phần cản trở sự phát triển mảng engineering ở Việt Nam.
    Vậy thì phải làm gì để cải thiện tình hình này? Theo tôi nếu để "phê và tự phê" thôi thì không ổn. Trong một công ty nước ngoài mà trước đây tôi làm việc, khi bắt đầu năm mới mỗi nhân viên phải cùng với line manager của mình lập ra các KPI (Key Performance Indicator) trong đó ngoài hiệu quả tính trên doanh thu các dự án (vì là làm dịch vụ) còn phải có các chỉ tiêu về phát triển năng lực bản thân, chỉ tiêu chia sẻ ít nhất 1 vấn đề chuyên môn khó gặp phải trong năm đó và cách giải quyết. Việc hoành thành đạt được các chỉ tiêu KPI này đến mức nào làm một yếu tố quan trọng để xét tăng lương, thưởng, bậc, chức vụ, etc.
    Vậy thì các Công ty của VN mình có làm được như vậy không?
    Tôi thấy không có gì là khó cả vì suy ra từ công ty mà tôi làm việc nói trên đa số nhân viên cũng là người VN mà thôi nhưng tại sao chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với nhau như vậy? - Theo tôi nó bắt nguồn từ hệ thống - mà hệ thống từ đâu mà ra? - Từ con người mà ra thôi - Con người nào? - Hãy bắt đầu từ những người ở vị trí cao nhất trong công ty và tổ chức.
    À hóa ra là từ top management :) Dựa vào những gì tôi biết thì ở bất công ty hay tổ chức nào ở VN các vị lãnh đạo đều đề cao việc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức ít nhất là qua các bài phát biểu! Với các hình thức như là hội nghị khoa học, đào tạo nội bộ, workshop v.v... tôi thấy một số công ty đã làm nhưng hình như kết quả chưa đáp ứng kỳ vọng.
    Tóm lại, vấn đề ở đây là cái gì? Từ góc độ anh em làm kỹ thuật chúng ta phải làm gì để ngoài "phê và tự phê" để thay đổi được thói quen, thay đổi tinh cách và thay đổi diện mạo ngành engineering của VN? Hoặc ít ra cải thiện được ngành E trong mảng dầu khí thôi cũng được.
    Mời anh em tiếp tục bàn loạn :D
     
  8. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    10 đặc điểm của người Việt


    Tổng thống của một nước cựu thù cũng phải công khai thừa nhận: "Việt Nam là một nước có lịch sử lâu đời, bền vững. Dân tộc Việt Nam chứng tỏ cho tất cả thế giới biết là người Việt Nam có toàn quyền tự quyết, định đoạt được tương lai của họ". Ðể tiếp tục truyền thống đó thanh niên nhận rõ mình hơn và cần khắc phục những hạn chế nhỏ mà không nhỏ trên con đường hội nhập.

    Người nước ngoài nhìn ta:

    1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.

    2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.

    3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).

    4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.

    5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê)

    6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.

    7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).

    8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.

    9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.

    10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)


    --------------------------------------------------------------------------------


    Ta tự nhìn ta

    1. "Giờ cao su": Nhìn chung, ý thức giờ giấc của người Việt Nam rất kém. Nhiều bạn đi du học ở các nước phát triển lúc đầu rất hay bị bỡ ngỡ. Họ dễ bị trễ tàu, lỗi hẹn nhưng dần dần họ cũng khắc phục được. Ðến khi về nước họ lại khó chịu với "giờ cao su" của chúng ta.

    2. Thiếu tự tin và óc phê phán: Ðây cũng là nhược điểm của văn hoá phương Ðông có lối sống khép kín. Nhiều bạn sinh viên năm thứ ba, thứ tư Ðại học mà vẫn ngại phát biểu ý kiến hoặc trình bày vấn đề trước đám đông vì thiếu tự tin, thiếu thói quen suy nghĩ, đi học chỉ biết "chép chính tả". Kiểu giáo dục thụ động luôn tỉ lệ thuận với sức ì của tư duy và tỉ lệ nghịch với óc phê phán (critical thinking) của thanh niên.

    3. Bệnh hình thức: Có bạn trong cơ quan hay công ty mình làm việc đang chẳng đâu vào đâu thì lại đi học master. Có bạn tốt nghiệp rồi mà chưa tìm được việc làm cũng đi học master. Tư duy nặng về "điểm chác", bằng cấp rất phổ biến. Không xác định tư tưởng học để làm việc mà học để lấy bằng. Người Mỹ có quan điểm: to learn is to change. Còn chúng ta ra sức theo học rất nhiều lớp học nhưng rốt cuộc cách làm việc không thay đổi gì cả, điều khác là chúng ta có thêm mấy cái bằng bổ sung vào hồ sơ cá nhân.

    4. Không tiết kiệm: hay tâm lí thích tiêu xài phung phí. Ðây là virus đang rất phổ biến và rất dễ lây lan trong giới trẻ. Họ quan tâm đặc biệt đến quảng cáo, thích xem các loại tem nhãn quần áo, nhận xét, đánh giá người khác qua tài sản, thấy thèm muốn, thán phục nếu ai đó có nhiều quần áo, xe, điện thoại, nhà..."xịn" hoặc tiêu xài sang hơn mình. Chúng ta đang tiêu dùng nhiều hơn chúng ta kiếm được.

    5. Thiếu trách nhiệm cá nhân, thừa trách nhiệm tập thể: Nói chung trong những người bình thường, chúng ta thường hay đùn đẩy trách nhiệm, bất kỳ việc gì chuyển được sang cho người khác cũng đều thấy nhẹ cả người. Khi xảy ra sai phạm đó sẽ là lỗi chung của cả tập thể chứ không của riêng cá nhân nào.

    6. Thể lực kém: xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng, chương trình học quá tải, học lệch, tâm lí lười vận động... Và hậu quả là khi làm việc với các đồng nghiệp nước ngoài, mặc dù rất cố gắng nhưng người Việt trẻ vẫn rất hay bị hụt hơi và cảm thấy khó có thể theo được cường độ làm việc của họ.

    7. Thiếu thực tế: Ông Kim Woo Choong - Chủ tịch Công ty Deawoo viết: "tuổi trẻ không có ước mơ thì không phải là tuổi trẻ... lịch sử thuộc về những người biết ước mơ". Nhưng đó là những ước mơ hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Chúng ta thường hay suy nghĩ viển vông, thiếu suy nghĩ thực tế và chưa có suy nghĩ học là để làm việc.

    8. Tinh thần hợp tác làm việc theo team work còn hạn chế. Thế kỷ 21 là thế kỷ làm việc theo nhóm vì tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ngay cả văn học và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thể đảm đương được.

    9. Tác phong công nghiệp: Ðây là điểm rất quan trọng, có thể bao hàm một vài điểm đã nêu trước. Một nhà xã hội học Mỹ nói về nguồn gốc của cách làm việc tiểu nông như sau: "Anh nông dân sau khi gieo lúa xong có thể nhậu lai rai, ngủ dài dài và chờ đến thời điểm nhổ cỏ, bón phân mới làm tiếp. Mà việc này có làm muộn vài ngày cũng chẳng sao, không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới. Nhưng một người công nhân đứng máy luôn luôn phải đúng giờ, có thao tác chính xác tuyệt đối và tinh thần kỷ luật cao. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây tác hại đến cả dây chuyền."
    Nguồn: Google :)
     
  9. 1041910

    1041910 New Member

    Tham gia ngày:
    17/10/12
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Hình như AE đang cường điệu hóa từ “Share – Chia sẽ”.
    Hãy bắt đầu với nhứng việc đơn giản:
    1. Một tấm hình thực tế về các công tác thi công/ thiết bị/ phương tiện
    2. Một thao tác trên phần mềm word hoặc Excel, Cad… giúp AE tiết kiệm được nhiều thời gian cho cùng một công việc
    3. Một cuốn sách chuyên nghành bằng pdf
    4. Một vài lời comment về kinh nghiệm mà các bạn có được khi gặp phải trong thực tế/công việc kiêm nhiệm……………
    Tất cả những thứ đó đã gọi là share, không phải cứ gửi cho người ta hết tài liệu này tới hồ sơ kia mới gọi là share.
    Mình không hy vọng topic có thể giải quyết được đặc điểm tính cách của người Việt từ xưa tới nay, Chỉ nên xem nó sẽ là những viên gạch đầu tiên xây trong một tiến trình xây dựng người Việt Nam mới.
    @ BrianNg
    Đừng đứng ngoài cuộc và nhìn vào chỉ để chỉ trích, hãy bắt tay vào thực hiện ngay từ bây giờ
    @ Viensy
    Mình không nghĩ với quảng thời gian bạn đã công tác ở Nipi, lại không có gì để bạn có thể share ở đây.
     
  10. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Bạn 1041910 ơi tôi có đứng ngoài cuộc đâu mà đang kêu gọi AE thành viên trên diễn đàn tìm ra giải pháp cho vấn đề này mà? Từ ngày tham gia diễn đàn tôi cùng một số AE khác nếu có thời gian, hiểu biết về vấn đề gì đều đã chia sẻ hết mình.
    Bạn 1041910 có vẻ sợ bị chỉ trích? Chi trích thì tất nhiên không ai thích cả nhưng không nên sợ nó. Bạn hãy nhìn sáng nước Mỹ, họ thẳng mặt chỉ trích nhau kịch liệt nhưng sau đó có ai "thù lâu nhớ dai" không? Bà Clinton là người thua cuộc trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng với Obama nhưng họ vẫn hợp tác với nhau rất tuyệt vời. Nhìn thẳng vào những lời chỉ trích, tìm hiểu và nhận ra sự thật để thay đổi là việc cần làm và nên làm. Tôi đã có thời gian làm ở VSP nên hoàn toàn hiểu mình đang nói gì, đồng nghiệp của tôi cũng nhìn nhận như vậy. Sự thật về chia sẻ và team work ở NIPI nói chung là rất tệ, nói thẳng ra là giấu nghề đó bạn hoặc là không có lòng tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên nổi lên trong số đồng nghiệp của tôi cũng có những người hết sức nhiệt tình, tâm huyết và sẵn sàng chia sẻ kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm của mình nhưng số này rất ít bạn à. Tôi mong bạn là một trong số ít đó sẽ góp phần nhân lên nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
     
  11. trihon

    trihon New Member

    Tham gia ngày:
    26/10/12
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    BẢN CHẤT DÂN TỘC: HOA VIỆT NGƯỢC CHIỀU

    Có hai người đi bắt cua, họ bỏ cua Việt và cua Mỹ vào hai thùng khác nhau. Một người bảo người kia chỉ cần đậy nắp thùng cua Mỹ, không cần đậy nắp thùng của Việt. Được hỏi tại sao, người này giải thích:

    “Cua Mỹ khác hẳn cua Việt vì nó biết cách nằm chồng lên nhau, cho các con khác bò lên người để ra khỏi miệng thùng, còn cua Việt Nam thì con nào vừa định ngoi lên đã có con bên cạnh níu chân kéo xuống nên không bao giờ lên đến miệng thùng, khỏi cần đậy nắp!”

    Một câu hỏi được đặt ra: Cùng những cơ hội giống nhau, tại sao Đại Hàn, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore ngóc đầu lên được, còn Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Mã Lai, Miến Điện… không ngóc đầu lên nổi? Phải chăng vì “bản chất dân tộc”?

    Người Mỹ nhìn người Việt

    Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:

    1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.

    2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.

    3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.

    4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.

    5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]

    6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.

    7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương).[to save face or to show off].

    8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.

    9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.

    10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc).[one person can complete a task excellently; 2 people do it poorly, and 3 people make a mess of it].

    Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?

    Người xưa cũng đã nhận ra

    Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Đa số người Việt lớn tuổi, khi còn nhỏ đều đã được học bộ sử này. Trong phạm vi một bài báo, chúng tôi chỉ xin trích lại dưới đây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.

    Trong bài tựa, ông nói ngay:

    “Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!”

    “Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?”

    “Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”

    Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn:

    “Nguyên nước Tàu từ đời Tam Đại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì cái học thuật lại càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo, đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau đến đời nhà Hán, nhà Đường, những học phái ấy thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn độ truyền sang, rồi cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những nước chịu ảnh hưởng của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý và phong tục tương tự như nhau cả…”

    “Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.

    “Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả. Nhưng xét ra thì điều gì mình cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi giống mình, là tại làm sao ? ...

    “Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ.

    “Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.”

    ***

    Trong nước, tiêu chuẩn của cuộc sống là có nhà sang cửa rộng, có xe hơi, có con đi du học ngoại quốc...

    Tiêu chuẩn ở hải ngoại cũng thế thôi: Đi dâu cũng nghe khoe nhà trên cả triệu bạc, xe loại sang trọng nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư... Gần như không nghe ai khoe những công trình đang nghiên cứu hay thực hiện để đưa con người, cộng đồng và đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn là “đẹp mặt” và “ấm thân”.

    Với mục tiêu như thế, chúng ta không ngạc nhiên khi nhìn ra phố Bolsa, thủ đô của VNCH nối dài, đa số các cơ sở kinh doanh lớn đều không phải của người Việt. Tuy bên ngoài người Việt gốc Hoa đứng tên, nhưng đàng sau là các bang hội của Tàu. Thương xá Phúc Lộc Thọ vốn được coi là “Quốc Hội VNCH” ở Bolsa, nhưng phía trước là tượng các danh nhân Trung Hoa và tên thương xá được viết vừa bằng chữ Tàu vừa bằng chữ Việt. Houston cũng thế thôi.

    Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của cuộc sống và truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước với ngóc đầu lên được.

    Nhìn qua người Hoa

    Trong khi người Việt nhiễm văn hoá Trung Quốc đã trở thành như đã nói trên, người Hoa khi ra hải ngoại lại thích ứng rất nhanh nên vươn lên khá nhanh và khá cao. Những đặc tính của người Hoa ở hải ngoại được mô tả như sau:

    1.- Cần cù, việc gì cũng làm

    2.- Tiết kiệm, không sống khoe khoang hay xa hoa.

    3.- Khởi sự từ buôn bán nhỏ.

    4.- Đơn vị kinh tế gia đình: Gia trưởng đóng vai trò quan trọng. Tài sản có thể truyền từ đời nọ sang đới kia.

    5.- Hình thành những xí nghiệp không theo một hình thức chặt chẽ, không theo những quy luật nhất định, tất cả đều dựa vào chữ TÍN.

    6.- Không làm những công việc có tính cách phức tạp hay quá to lớn, chỉ thích kinh doanh vào những lãnh vực đơn giản. Khi cần làm ăn lớn thường chia ra làm nhiều công ty con.

    7.- Móc nối với chính quyền và cá nhân khác rất giỏi. Không tham gia chính quyền hay đảng phái nào, nhưng thường nắm được các nhân vật có địa vị quan trọng có thể bao che hay hỗ trợ cho làm ăn.

    (Tại Indonesia, người Hoa chỉ chiếm từ 3% đến 4% dân số, nhưng làm chủ 70% tài sản ở đất nước này với khoảng 160 trong số 200 xí nghiệp lớn của Indonesia. Gia đình ông Liem Sioe Liong, làm chủ xí nghiệp Salim với số vốn khoảng 9 tỷ mỹ kim, nhờ quen biết lớn với Suharto).

    8.- Không thích tranh tụng, kiện cáo. Thường tìm cách dàn xếp mỗi khi có đụng chạm hay bị bắt vì vi phạm luật pháp.

    9.- Phạm vi hoạt động gần như không biên giới.

    10.- Thích ứng rất nhanh với những biến đổi của thời cuộc.

    Trong bài “Mạng lưới kinh tế của người Hoa hải ngoại”, ông Phạm Văn Tuấn đã nhận thấy như sau về các hoạt động kinh doanh của người Hoa ở hải ngoại:

    “Khi bắt đầu bước vào ngành thương mại, các người Hoa hải ngoại đã nhận được sự giúp đỡ từ các nhóm, các bang hay các cộng đồng của họ. Các hội tương trợ này được tổ chức căn cứ vào gia đình, hay nguồn gốc địa phương, hay thổ ngữ, chẳng hạn như các bang người Hẹ, Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến. Các hội hay các bang này đã hoạt động như một thứ ngân hàng nhờ đó người Hoa có thể mượn tiền, trao đổi tin tức, tuyển mộ nhân công, giới thiệu thương nghiệp, hay thương lượng các dịch vụ.

    Người Hoa hải ngoại thường tôn trọng chữ Tín, họ làm ăn bằng ước hẹn miệng và sự tin cẩn lẫn nhau, và họ không cần phải ký kết các văn bản, các giao kèo. Nếu một thương gia nào vi phạm lời hứa, người đó sẽ không bị truy tố ra pháp luật mà bị ghi vào sổ đen của các nhóm, các bang, đây là một tệ hại hơn, vì tất cả mạng lưới làm ăn của các cộng đồng người Hoa đều sẽ biết rõ sự việc, và việc kinh doanh của người vi phạm kể như bị chấm dứt.”

    Số vốn của người Hoa hiện đang sống ở ngoại quốc được ước lượng khoảng 4.000 tỷ USD.

    Quay lại nhìn mình

    Cuộc kiểm tra năm 2010 cho thấy ở Mỹ hiện nay người Hoa chiếm 1%, còn người Việt là 0,5%, tức 1.548.449. Người Việt ở Cali là 581.946 nguời.

    Tại Little Saigon ở Orange County, được coi thủ đô của VNCH nối dài, thành trì chống cộng của thế giới tự do và tiền đồn chống cộng ở Đông Nam Á, có đến 3 chính phủ và ba ban đại diện cộng đồng: Ba chính phủ là chính phủ Nguyễn Hữu Chánh, chính phủ Đào Minh Quân và chính phủ Hồ Văn Sinh (thay thế Nguyễn Bá Cẩn). Ba ban đại diện cộng đồng là cộng đồng Nguyễn Xuân Vinh, cộng đồng Nguyễn Tấn Lạc và cộng đồng Nguyễn Xuân Nghĩa. Cộng Đồng này đang chửi cộng đồng kia là tiếm danh.

    Mặc dầu lực lượng hùng hậu như thế, nhưng khi nhóm VietWeekly chưa đến 10 người nổi lên ủng hộ Hà Nội giữa phố Little Saigon, chọc tức các đoàn thể chống cộng và cộng đồng mà chẳng ai làm gì được.

    Trong khi đó, các “chiến sĩ chống cộng” vẫn tiếp tục chụp mũ nhau không ngừng nghỉ trên các diễn đàn.

    Rất nhiều “nhân tài” của người Việt đang chuẩn bị ra tranh cử các chức vụ dân cử tại địa phương, thành phố, tiểu bang và có thể liên bang, trong cuộc bầu cử sắp đến. Mục tiêu được mô tả là để bảo vệ và nói lên tiếng nói của cộng đồng.

    Trái lại, chúng tôi không thấy có một tổ chức chính trị nào của người Tàu hoạt động ở đây và không nghe nói họ sẽ đưa ai ra tranh cử.

    Tôi nhớ lại trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2004, lúc đó liên danh George W. Bush đang tranh với liên danh John Kerry. Tôi có nhờ ông Tăng Kiến Hoa dẫn đến gặp một vài bang trưởng Tàu xem họ bầu cho ai. Họ cười và nói: Quy luật bầu cử là phù thịnh bất phù suy. Cứ thấy ai chắc thắng là đóng tiền cho người đó, không cần biết đường lối họ như thế nào. Họ đã nhận tiền là khi đắc cử họ sẽ giúp mình.

    Nếu hai người ngang ngửa, đóng tiền cho cả hai.

    Tôi hỏi người Tàu không có ai ra tranh cử dân biểu hay nghị sĩ gì sao. Họ cũng cười và nói: Người mình có vào được quốc hội cũng chẳng làm được chuyện mình muốn. Cứ thấy người nào có thế lực là đóng tiền cho người đó.

    Thì ra người Tàu bầu cử bằng tiền chứ không phải bầu cử bằng phiếu như người Việt!

    Chúng ta không mong người Việt có những nhà phát minh làm thay đổi nhân loại như John V. Blankenbaker (phát minh ra máy vi tính 1971), Bill Gates, Steve Jobs..., chúng ta chỉ mong người Việt biết quan tâm đến cộng đồng, đất nước và nhân loại nhiều hơn. Nhưng điều này quá khó. Đúng như người Mỹ đã nhận xét.

    Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.
    (nguon internet)
     
  12. 1041910

    1041910 New Member

    Tham gia ngày:
    17/10/12
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Đọc bài viết này, mình nghĩ tác giả có ý tốt khi viết ra và lưu truyền những nội dung mang tầm thời cuộc.
    Nhưng buồn vì suy nghĩ và cách xử lý của tác giả trong bài viết?
    (Mình không nói bạn "trihon" vì mình biết bạn cũng chỉ copy, mình muốn nói tới tác giả thực sự của bài viết)
    Những lời nhận xét tinh tế về đặc điểm tính cách của con người Việt Nam/Tàu thì hầu như là văn hóa cóp nhặt (tác giả copy).
    Mình chỉ tập trung vào một số ý được gọi là chủ ý của tác giả (không đi sâu vào những thứ cóp nhặt linh tinh)
    Cái tôi của tác giả là mong muốn người Việt trong tương lai?
    Một sự thoái thác ngoạn mục cho thế hệ tương lai, Vậy hiểu tương lai là như thế nào?
    1. Sau hơn ~1000 năm bắc thuộc, thế hệ tác giả đã được gọi là thế hệ tương lai?
    2. Sau ~80 năm Pháp thuộc và ~ 30 năm đấu tranh chống Mỹ thế hệ đã được gọi là tương lai,
    3. Sau ~40 năm đổi mới sau khi giành độc lập thế hệ đó là gọi là tương lai?
    Thật là lố bịch khi chỉ mong và chờ ở tương lai, tác giả cần biết rằng mỗi thế hệ sinh ra đều mang cho mình một sứ mệnh, và lịch sử sẽ ghi lại những đóng góp cũng như diễn biễn mà thế hệ đó để lại.
    Thế hệ tác giả làm gì? viết ra bài viết này và tìm một chỗ mát mẻ để chờ tương lai?

    Cái đặc điểm thứ 5 thì không nói, ai cũng biết anh Tàu làm ăn uy tín như thế nào?
    Cái thứ 8 thì nó là cái nơi phát sinh tham nhũng, cửa quyền và thiếu minh bạch.
    Nêu ra và biểu dương ở anh Tàu hai cái đặc điểm này nhằm mục đích?
     
    Last edited by a moderator: 31/10/12
  13. tigertrung

    tigertrung New Member

    Tham gia ngày:
    25/10/12
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Piping & PDMS
    Trước có nghe một vị Doctor nói về việc các dân tộc gốc gác từ nền kinh tế nông nghiệp lâu đời thường có các đặc tính nêu ở vài viết "10 đặc tính của người Việt".

    Tỷ trọng nông nghiệp ở Việt Nam (không nhớ chính xác)
    + GDP khoảng 14%
    + Dân số khoảng 70%
    + Công nghiệp hoá, được 30 năm chưa ?
    Trong khi ở Mỹ:
    + GDP khoảng 2%
    + Dân số chưa tới 2%
    + Công nghiệp hoá: từ năm 1 ngàn 7 trăm hồi đó.
    Vậy đủ thấy hiện nay dân ta có những đặc tính trên cũng không lấy gì làm lạ. Người Mỹ, người châu âu, Nhật Bản đã "mất" đi những đặc tính trên không lấy gì làm lạ.

    Như vậy phê bình những con người sinh ra từ gia đình nông dân, lớn lên trong một đất nước đại đa số là nông dân, đi khắp nước lúa là lúa: mày nông dân quá,... thì bằng thừa các bạn ạ.

    Cái tiêu đề của bài nghiên cứu của người Mỹ viết: BẢN CHẤT DÂN TỘC. Nghe cụm từ này cứ như ngàn năm sau người Việt Nam mãi là như thế.
    Văn hoá, tập quán của một dân tộc hình thành từ "phương thức sản xuất". Hiện nay người Việt có một số đặc tính như người Mỹ nêu nhưng không có nghĩa mãi mãi là như thế. Con linh trưởng còn tiến hoá thành con người kia mà

    Bên cạnh đó phương thức sản xuất nào cũng có mặt trái của nó, người Mỹ hay người của bất cứ dân tộc nào khác cũng có những thói xấu khác. Tôi không có mục đích nói xấu người nước nào nên không nói sâu về việc thói xấu dân tộc ở đây.

    Túm lại là ta nêu lên để biết người biết ta, học tập và sửa đổi làm cho "cái Việt" này ngày một tốt hơn chứ không phải là quay lưng lại với cội nguồn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/10/12
  14. Kaka

    Kaka Member

    Tham gia ngày:
    11/8/12
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Bạn Trungtiger mình chưa kịp comment đã sửa bài.
    Với những ý như bài sửa này thì mình có chung quan điểm với bạn, tức là đồng ý 200%,
    Cốt cán của mình phải là do mình làm, chứ nghe người này người kia nói. Rồi thì hết theo anh này lại theo anh kia thì sao ta?
    Mình thấy có 2/5 điều ước của Seastar ở topic trước khá sắc.
    @1041910
    Tác giả, khi viết ra bài này, tức là cũng đang chung tay xây những viên gạch đầu tiên cho một bản sắc của người Việt mình, chắc bác ý sợ làm không nổi lên mong vào tương lai, cái này thì rõ là mang đậm bản sắc người Việt (luôn luôn hướng về tương lai).
     
  15. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Nhân lúc anh em đang bàn về tính cách của người Việt thì tôi có câu chuyện thế này xin được chia sẻ cùng anh em.

    (Bài up lên lâu quá mà không có ai chia sẻ nên đã xóa đi)
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/11/12
  16. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Đang tính comment tếu AE tý, đã lại xóa bài.
    Mình xin tấu hài với hai lựa chọn:
    1. Viết một bức tâm thư thật dài nói hết nỗi lòng với bà Chị trưởng phòng, sau đó tìm chỗ nào mát ngồi chờ và hy vọng tương lai không xa, bà ý sẽ thay đổi cách đối sử hoặc bà ý sẽ về hưu và nhường lại ghế.
    2. Nên đấu tranh bằng cách thể hiện thái độ không bằng lòng với những gì mà mình cho là không đúng trong cách đối sử của Bà chị Trưởng phòng với mình, việc này phải làm thường xuyên và liên tục, trước mặt và sự chính kiến của nhiều người. nếu thực sự có năng lực và như mô tả thì cách này sẽ sớm phát huy tác dụng, khi khẳng định được năng lực và lòng tin của mọi người.
    Have fun!
     
  17. tigertrung

    tigertrung New Member

    Tham gia ngày:
    25/10/12
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Piping & PDMS
    Chưa kịp trả lời mà đồng chí.
    Có thời gian chán chỗ làm quá, tình cờ nghe câu chuyện của một Thầy. Có 3 phương án như sau:
    1) Đổi tục: Chiến đấu để thay đổi.
    2) Nhập tục: Bác bảo sao em nghe vậy
    3) Thoát tục: Tìm chỗ khác làm thôi.
     
  18. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Phương án 2 xem ra không ổn bạn à, vì người ta đang muốn xúi mình ăn cứt gà để bề dày thành tích không bằng người ta, để người ta mãi mãi là số 1 mà thôi :(
     
  19. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Hi Seastar,

    Tình huống của Seastar quá là nan giải nên AE còn đang suy nghĩ đưa ra lời khuyên thế nào thì bạn đã xóa đi rồi. Nếu chỉ dựa vào thông tin Seastar cung cấp thì có thể thấy là bà sếp của vợ Seastar là có tính không tốt rồi. Nhưng con người ta không thể chỉ với một vài hành động mà nhận xét ngay rằng đó là người xấu hoàn toàn hoặc người tốt hoàn toàn được, ai cũng có nhiều mặt tính cách. Theo mình vợ Seastar nên tìm hiểu kỹ hơn về bà trưởng phòng kia xem bà ấy còn có điểm xấu, tốt nào khác không và bố trí một buổi gặp mặt riêng 2 người với nhau và vợ Seastar hãy bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng không đồng ý với cách giao việc, ứng xử và nói năng về mình như vậy. Cách giao việc như vậy sẽ cản trở khả năng phát triển trong tương lai của vợ bạn và ảnh hưởng chung đến kết quả làm việc của cả 1 tập thể. Vợ Seastar hãy lấy dẫn chứng là những gì trước đây mình đã làm tốt ra sao, rồi tự dưng mọi thứ thay đổi chỉ sau 1 sự kiện và một vài lời khen ngợi của các sếp trên. Vợ Seastar có thể nói là Sếp trên khen như vậy có nghĩa là khen cả 1 tập thể, vì chẳng ai làm việc 1 mình mà làm tốt được cả, phải có sự hợp tác của mọi người. Ngoài ra vợ Seastar có thể nói rằng "tôi không hề có ý tranh giành quyền lực, chức vụ gì với chị, những gì các sếp trên nói chỉ là xuất phát từ cảm tình qua kết quả công việc mà thôi".
    Mình khuyên bạn như vậy vì mình thích cách giải quyết vấn đề bằng cách nhìn trực diện vào nó. Có nhiều người VN ta có tính là lảng tránh sự thật, không dám đối diện với nó nên cách giải quyết vấn đề nhiều khi bị làm phức tạp lên rất nhiều lần không cần thiết.
    Nếu sau cuộc nói chuyện tay bo như trên mà bà Trưởng phòng kia không thay đổi, tiếp tục làm khó thì Seastar hãy khuyên vợ làm việc trực tiếp với các sếp bên trên - những người đã nói tốt về vợ Seastar trong bữa tiệc nọ, nói thẳng nói thật nhưng cũng đừng thêm bớt tránh bị sếp trên đánh giá là người hay nói xấu người khác sau lưng bởi người như vậy thì không ai thích cả. Rồi vợ Seastar nhờ các sêp trên can thiệp. Tôi tin là với tầm những người làm sếp trên mức trưởng phòng họ sẽ có cách tiếp cận các vấn đề nhạy cảm như vậy một cách khéo léo để tránh mất đoàn kết nội bộ và dàn xếp được vấn đề.
    Qua bước này mà không giúp cải thiện được gì thì tôi khuyên vợ Seastar là nên xin nghi việc ở chỗ hiện tại, tìm một nơi làm việc mới vì nơi đó tôi không thấy có gì để phải lưu luyến nữa - toàn là người xấu hoặc kém tài thôi. Hơn nữa vợ Seastar đã được ngợi khen về năng lực như vậy tôi đoán là năng lực cũng không đến nỗi nào, sợ gì không kiếm được công việc khác và đâu phải chỗ nào cũng có môi trường xấu như chỗ hiện tại?
    Chúc Seastar và vợ sớm giải quyết được vấn đề và thành công trong công việc!
    :)


    Cuối tuần, cóp nhặt được vài câu rất là ưng ý gửi anh em tham khảo:
    Thù hận bởi lợi danh
    Tranh dành bởi chức vị
    Giàu sang hay đố kỵ
    Tài trí sinh ghen ghét
    Tham giàu thì cùng điên
    Tham quyền thì độc ác
    Vì tiền thì dễ tan.

    :)
    Chúc ACE cuối tuần vui vẻ!
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/11/12
  20. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Không biét là anh em mình trên forum có trò này không nhỉ? BrianNg cẩn thận khoe nhiều kiến thức quá anh em lại nghĩ bạn là "tài trí" sinh ghen ghét đó nha :D
     

Chia sẻ trang này