Hết dầu, hết khí - Dân Công trình biển làm gì?

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi SteelMan, 4/10/12.

  1. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Gần bờ rồi đến xa bờ, nước nông rồi đến nước sâu,.... đến khi nào hết dầu, hết khí, thì dân công trình biển sẽ đi thiết kế - thi công công trình gì nhỉ?

    + Điện mặt trời, cái này không bàn nhiều vì ít liên quan đến Công trình biển.

    + Điện gió (trên bờ và ngoài biển) - năng lượng sạch-> năng lượng cho tương lai, đã phát triển rất nhiều nước như Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, các nước vùng địa trung hải, Ở Việt Nam thì có vùng Bình Thuận, Bạc Liêu

    + Điện năng thủy triều - đã phát triển ở một số nước, tiềm năng phát triển giống điện gió, đặc biệt là với khu vực/nước có đường bờ biển dài, chênh lệch triều cao. Điện năng thủy triều an toàn hơn nhiều so với thủy điện và không ảnh hưởng nhiều đến môi trường. Đã có một số nước đã thử áp dụng và thành công, trước đây hình như có một vài anh em công trình biển cùng thử nghiên cứu.

    + Điện sóng với rất nhiều tiềm năng chưa khai quật, tuy nhiên đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu.

    Nên chăng đề xuất Viện Xây Dựng công trình biển nên mở thêm ngành này để "đi tắt, đón đầu" chuẩn bị nhân lực cho tương lai, giống như đã làm cách đây 25 năm đối với ngành dầu khí.

    Anh em quan tâm đến chủ đề này mời tham gia bình luận.
     
  2. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Mình có đề xuất là tận dụng những công trình đã dựng giữa biển, cải biến thành địa điểm du lịch.
    Nguồn thu này bao gồm cả dịch vụ di chuyển bằng: máy bay, tàu thuyền...
    Dịch vụ ăn uống giải trí...
     
  3. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Hi Admin, thế thỉ chỉ những tỷ phú hoặc ít ra là triệu phú USD mới chịu nổi chi phí cho những món ăn ngoài đó :)
     
  4. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Hi Bác, phục vụ khách hàng dạng này mới nhiều bonus.
    Khi đó mảng dịch vụ khảo sát và sửa chữa giàn vẫn còn thịnh :>
     
  5. Kaka

    Kaka Member

    Tham gia ngày:
    11/8/12
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Tối kiến của các hạ là chuyển đổi hoàn toàn khu cảng hiện đang là bãi chế tạo các công trình dầu khí thành bãi chế tạo tàu công suất lớn.
    Thị trường đóng tàu của VN đang xuống dốc trầm trọng sau vụ vinashin, vực lại được mảng này thì tốt quá.
     
  6. canlevinh

    canlevinh Member

    Tham gia ngày:
    29/9/12
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Ngày 01/10/2012, tôi đã đưa bài: "Khung thép trong điện sóng biển có thể vững vàng trước sóng gió của bão lớn không?" trong mục Giàn cố định. Xin các bạn xem giúp và góp ý kiến để tôi sửa lại cho tốt hơn. Nếu điện sóng biển thành công thì khối lượng Công trình biển sẽ rất lớn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/10/12
  7. alibaba91

    alibaba91 New Member

    Tham gia ngày:
    14/9/12
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    hết dầu thì a e ta tràn lên bờ cướp việc của bọn khác @@
     
  8. luuguxd

    luuguxd Moderator

    Tham gia ngày:
    21/5/12
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    hà nội
    hết dầu khí chắc dân công trình biển AE mình nhảy sang dân dụng ,cầu đường thôi.
     
  9. ocean_boy

    ocean_boy New Member

    Tham gia ngày:
    25/8/12
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hết dầu khí thì về quê làm VAC chứ làm gì. Nông nghiệp , ngư nghiệp là lợi thế duy nhất cứu cánh nền kte VN khi ko còn khoáng sản. Đóng tàu công suất lớn tại cảng PTSC? Vấn đề là đóng cho ai và giá thành khi hoàn thiện một con tàu. Khi nền công nghiệp cơ khí phụ trợ chưa có thì cũng chỉ là xếp hình và kết cục sẽ lại như Vinashin. Làm điện gió và năng lượng sóng biển giống như việc ông hàng xóm giàu có khuyên nhà bạn là đừng có dùng than tổ ong nữa mà chuyển sang dùng bếp điện cho nó bảo vệ môi trường. Trong khi bạn ăn còn chẳng đủ no nữa là!!! Khoa học và trí thức là nguyên khí quốc gia và nó phải song hành với nền kinh tế. Sao mà thấy bi quan quá. Anh em bình loạn xem nguyên nhân và dự đoán xem kt nước nhà sẽ ra sao và ngành nghề nào sẽ ptrien trong tương lai nha
     
  10. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    ^^ hết dầu, hết khí chắc phải 50 năm nữa, lúc ấy em đang ngồi ở quê đuổi gà với một lũ cháu vây quanh roài hehe %||:-{.

    Hết dầu, hết khí thì ae công trình biển có khoảng mấy chục năm nữa để làm việc thu dọn mỏ - Decommissioning platform với những giàn hết date. Với những giàn vẫn sử dụng được thì cải hoán thành công trình cho quân sự hoặc thành tụ điểm ăn chơi nhảy múa -nhà hàng khách sạn phục vụ các bác đi biển B-) . Những ae khác thì làm các công trình ven vờ.
     
  11. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    A chà, côngviệc thu dọn mở cũng hay đấy, nghe nói vừa rồi các bác ở NIPI/VSP đã soạn thảo 01 báo cáo về thu dọn mỏ Bạch Hổ và trình Tập Đoàn Dầu Khí xem xét phê duyệt, chi phí trên 1tỷ USD, anh em nào có thời gian nghiên cứu trước vấn đề này, tương lai biết đâu lại ngon. Cần các thông tin có thể liên hệ Ts. N.V.Tĩnh - NIPI/VSP.
     
  12. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Nghe có vẻ thú vị đấy, Chắc là có dịp gặp các thầy cô ở Viện XD CTB sẽ tư vấn đưa "vấn đề dọn mỏ" thành một môn học hay chuyên đề gì gì đó nhỉ?
     
  13. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Các bạn cứ phức tạp hóa vấn đề ra cho anh em nhức đầu. Vấn đề thu dọn mỏ theo tôi được biết nó tốn tiền và phức tạp ở chỗ cắt giếng, dập giếng, cắt cọc chân đế đảm bảo sâu tối thiểu 5m dưới đáy biển chứ mấy cái khung sắt mà anh em mình gọi là kết cấu cần dỡ bỏ thì alô mấy bác ghe cá vào họ dọn giúp cho :) Về phần kết cấu thì lắp cả chân đế, topside mới còn làm được nữa huống chi là phá dỡ, việc gì phải học tốn tiền của các phụ huynh :-??
     
  14. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Chỉ ngần ấy công việc thôi cũng đủ nuôi cả một Cty lớn đấy bác.
    Mảng này trong tương lai gần chắc là VSP vẫn kiêm luôn, xa tý nữa nếu có nhiều lợi nhuận sẽ có nhiều cty khác nhảy vào, ae có hướng đầu tư dần từ bây giời không muộn.
     
  15. designer

    designer New Member

    Tham gia ngày:
    19/8/12
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Trên thế giới có những cty chỉ làm riêng về thu dọn mỏ, chi phí cho việc này chiếm khá lớn so với tổng doanh thu trung bình mà cái giàn đó mang lại.
    Trong khu vực ĐNA có khả năng thời gian tới có VSP và IEV (nhánh ĐNA) là đại ka về mảng này.
     
  16. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    IEV với công nghệ cold cut tiên tiến và phương pháp tiếp thị tốt thì có cửa chứ VSP thì chưa chắc đâu nha. Tôi dự đoán rằng đến lúc mà VSP và các cty xung quanh hết dầu và chuyển sang thu dọn mỏ thì lúc đó miếng bánh này lại càng được xâu xé nhau mãnh liệt hơn. Khi đó thì PTSC nhiều khả năng là giành được miếng bánh này. Các bạn chờ xem.

    Một số anh em đang chuẩn bị làm, biết rõ thông tin về CL-5X chắc chắn sẽ ủng hộ dự đoán của tôi :)
     
  17. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Dự báo trước để có định hướng đúng phát triển ngành nghề, lĩnh vực hoạt động và điều chỉnh cho phù hợp.

    Khà khà, ngoài công việc thu dọn mỏ còn có nhiều lĩnh vực khác như đã trình bày ở trên mà, anh em con cháu cùng nhà cần gì mà phải xâu xé nhau dữ vậy?

     
  18. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Chúng ta đang được sống trong một thời đại mà công nghệ, khoa học phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Nhưng cùng với đó là những vấn đề về môi trường năng lượng cũng nóng hổi và có vẻ có nhiều điều cần suy xét. Hiện tại chúng ta đang đứng trước một thời kì chuyển đổi khi giữa việc phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và sự thay thế của các nguồn năng lượng tái tạo. Sự chuyển đổi đang diễn ra nhanh chóng nhưng cũng cần có hiểu biết và chọn lựa.
    Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn 5 quan niệm chưa được đúng về các nguồn năng lượng thay thế.

    1. Than sạch là câu trả lời ?



    [​IMG]
    Than đá có nhiều vấn đề, chúng bẩn và làm hại môi trường. Một vài thông số cho biết các nhà máy điện đốt than chiếm khoảng 59% tổng ô nhiễm sulfur dioxide của Hoa Kì, 40% tổng lượng khí CO2 thái ra môi trường. Ngoài ra vấn đề của than còn là khói, làm hại tầng ozone, sức khỏe con người… Và còn chưa kể đến những vấn đề tiêu cực trong lao động khi khai thác than đá.

    Mặc dù là như vậy nhưng than đá vẫn đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc sản xuất ra năng lượng cho toàn cầu. Và việc yêu cầu dừng tất cả lại là bất khả thi. Tuy nhiên dường như chúng ta đã có cách giải quyết vấn đề là than sạch – về mặt lý thuyết thì nó có thể giảm thiểu tác hại tới môi trường.

    Tưởng chừng như tất cả đã ổn thoải nhưng thực sự không phải vậy. Vì chúng vẫn gây ô nhiễm, chỉ là có giảm thiểu so với than đá. Thêm vào đó, các nhà môi trường cũng chỉ ra việc khai thác than vẫn còn phụ thuộc nhiều đến biến động địa chất, cơ cấu đất … Quan điểm than sạch hoàn hảo là sai lầm, nó có thể là một giải pháp thay thế ổn hơn so với than đá nhưng không hoàn toàn loại bỏ được tác động xấu cũng như việc khai thác tinh chế chưa thể phục vụ được cho nhu cầu lớn của thế giới.

    2. Năng lượng mặt trời sẽ không cung cấp đủ điện

    [​IMG]
    Năng lượng mặt trời cho đến thời điểm này có lẽ đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Có không ít những ứng dụng nguồn năng lượng này thông dụng trong cuộc sống như bình nóng lạnh, một vài loại xe ô tô, …

    Điện mặt trời nghĩa là phát điện dựa trên động cơ nhiệt và pin quang điện. Công nghệ năng lượng mặt trời được mô tả rộng rãi như là hoặc năng lượng mặt trời thụ động hoặc năng lượng mặt trời hoạt động tùy thuộc vào cách chúng nắm bắt, chuyển đổi và phân phối năng lượng mặt trời. Kỹ thuật năng lượng mặt trời hoạt động bao gồm việc sử dụng các tấm quang điện và năng lượng mặt trời nhiệt thu để khai thác năng lượng. Kỹ thuật năng lượng mặt trời thụ động bao gồm các định hướng một tòa nhà về phía Mặt trời, lựa chọn vật liệu có khối lượng nhiệt thuận lợi hoặc tài sản ánh sáng phân tán, và thiết kế không gian lưu thông không khí tự nhiên (nguồn : Wikipedia).

    Tuy nhiên rằng chúng ta có vẻ chưa thực sự khai thác triệt để nguồn năng lượng này và có suy nghĩ rằng năng lượng mặt trời sẽ không bao giờ có thể cung cấp đủ lượng điện năng cần thiết. Người ta thường chỉ nghiên cứu và đưa ra những ứng dụng nho nhỏ, cổ vũ cho phong trào sống xanh … hầu như chúng không có ảnh hưởng mấy đến lượng tiêu thụ năng lượng toàn cầu và chúng ta vẫn phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào những nguồn năng lượng hóa thạch là chính.

    Nhưng có lẽ quan niệm này cần phải xem xét lại một chút vì năng lượng mặt trời hoàn toàn có khả năng cung cấp đủ lượng điện năng chúng ta cần. Bộ Năng Lượng Hoa Kì (DOE) đã ước tính rằng nguồn năng lượng mặt trời chỉ trong khu vực 229km vuông trong bang Nevada có thể cung cấp đủ điện cho Hoa Kỳ, ước tính con số là 800 gigawat điện. Và điều đó chứng minh rằng mặt trời hoàn toàn có khả năng cung cấp đủ điện năng. Vấn đề chỉ là cách chúng ta khai thác nó mà thôi. Tất nhiên là điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

    Trong tương lai, chắc chắn rằng chúng ta sẽ phải chú trọng hơn đến công nghệ điện mặt trời nếu muốn có một nguồn thay thế đáng kể và đủ lớn.

    3. Năng lượng gió : đắt đỏ, gây ồn và hại đến loài chim?

    [​IMG]
    Ngoài năng lượng mặt trời ra thì năng lượng gió cũng là một nguồn năng lượng thay thế đáng để trông đợi. Tuy nhiên rằng loại hình sản xuất năng lượng này được cho là quá ồn ã, đắt đỏ và chúng được ví như một lò xay chim (?).Những tin đồn này là thất thiệt hay thực là vậy ???

    Công bằng mà nói thì chúng có làm chết loài chim. Nhưng hãy nhìn nhận một chút là mọi hoạt động khác của con người như xây dựng, công nghiệp … tất cả đều làm chết loài này và thậm chí còn nhiều loài khác nữa. Và cũng theo thống kê của Bộ Năng Lượng Hoa Kì thì lượng chim bị chết do các tubin gió chẳng là gì so với những lý do khác.

    Nhưng ngay cả không phải vấn đề liên quan đến loài chim thì vẫn có một cái nhìn tiêu cực khác về các tua bin gió – chúng phát ra tiếng ồn. Nhưng đó chỉ là trong quá khứ mà thôi vì với công nghệ hiện đại, chúng cơ bản chạy tương đối êm và ổn dịnh. Theo Bộ Năng Lượng Mỹ, nếu bạn đứng cách khoảng 229 mét từ một trang trại tua bin gió thì tiếng ồn chỉ như một chiếc tủ lạnh trong bếp. Nếu 0 decibel là ngưỡng trần và 140 là ngưỡng đau đớn, âm thanh từ trang trại gió nằm trong mức 35 đến 45, kẹp giữa một phòng ngủ yên tĩnh (35 decibel) và một chiếc xe hơi đi với vận tốc 64 km/giờ (55 decibel).

    Vấn đề cuối cùng chính là chi phí. Giống như mọi loại năng lượng khác, chúng ta phải chấp nhận một khoản đầu tư lớn ban đầu để đi vào thu hoạch. Theo các thống kê thì các trang trại gió trung bình sẽ trả lại được năng lượng dùng cho sản xuất trong từ 3 -5 tháng. Từ khi các trang trại gió phụ thuộc vào mô hình thời tiết biến thiên, chi phí hoạt động có xu hướng tăng lên. Lý do đơn giản là gió sẽ không thổi với tốc độ cao trong cả một năm, tức là không sản xuất được điện năng tối đa theo lý thuyết. Nhưng tất nhiên rằng so với số đầu tư ban đầu thì về lâu dài lợi nhuận vẫn là đáng kể. Và vì nó là nguồn năng lượng thay thế nên so với những tài nguyên cũ thì chúng ta phải có sự đánh đổi nhất định ban đầu. Năng lượng gió rất hứa hẹn với môi trường và lâu dài thì cả với túi tiền của người tiêu thụ nữa.

    4. Chính phủ chưa quan tâm đúng mức nên năng lượng mới không phát triển được mấy

    [​IMG]
    Chính phủ, tất nhiên là chính phủ luôn là vấn đề. Họ là những người cầm quyền, việc khuyến khích hay không khuyến khích thứ gì đó sẽ đem lại ảnh hưởng lớn. Vấn đề năng lượng mới dường như cũng phụ thuộc vào thái độ của chính phủ. Nhiều người đã ngao ngán cho rằng không có biện pháp khuyến khích của chính phủ thì những loại năng lượng thay thế sẽ chẳng đi đâu về đâu. Chúng tôi không bác bỏ quan niệm này, nhưng nó cũng không hoàn toàn chính xác.

    Đối với một số đất nước không chú trọng lắm thì việc đầu tư vào năng lượng thay thế có vẻ như chưa cần thiết. Vấn đề của họ là cần phân phối nguồn tiền vào nhiều lĩnh vực khác để phát triển.

    Trong năm 2007, Hoa Kỳ đã cấp 724 triệu USD trợ cấp cho dự án phát triển năng lượng gió, 174 triệu USD cho năng lượng mặt trời và 14 triệu USD cho năng lượng địa nhiệt. Tuy nhiên, cùng thời gian đó số tiền đầu tư vào sản xuất than là 854 triệu USD và 1,267 tỉ USD cho năng lượng hạt nhân. Những thông số trên cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh. Nếu so sánh với số tiền đầu tư vào than hay hạt nhân thì rõ ràng năng lượng thay thế đã bị bỏ xó. Nhưng khi nhìn riêng biệt thì năng lượng mới đã được đầu tư một số tiền lớn phù hợp. Điều này cho thấy có thể chính phủ không quan tâm đến lĩnh vực này nhiều nhưng chắc chắn rằng nó vẫn phát triển và trong tương lai sẽ còn hơn thế, ngoài ra thì chúng ta nên nhìn nhận riêng biệt chứ không nên nhìn trên cục diện quá lớn bởi hiện nay thế giới vẫn phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch là chính. Quá trình xây dựng nền tảng mới chỉ bắt đầu và không cần phải đổ nguồn tài chính quá lớn vào đó.

    5. Năng lượng thay thế không thể thay thế hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch

    [​IMG]
    Chúng ta đã trải qua quá nhiều thế kỉ bị phụ thuộc vào nguồn máu đen của trái đất – dầu mỏ. Và đây là nguồn tài nguyên không tái tạo nên có lẽ chúng ta sẽ phải sớm tạm biệt nó thôi. Và liệu nền văn minh của chúng ta liệu có thể tiếp tục bằng cách chỉ dựa vào các nguồn năng lượng tái tạo như là gió và mặt trời.

    Trong năm 2007, nhiên liệu hóa thạch chiếm gần 72 % sản xuất điện của Hoa Kỳ , trong khi thuỷ điện cung cấp chỉ có 5,8% và năng lượng tái tạo khác cung cấp chỉ 2,5% (nguồn: Manhattan Institute). Ước tính rằng đến năm 2030 thì nhiên liệu hóa thạch và uranium vẫn sẽ là nguồn cung cấp chính.

    Và với sự phát triển tương đối từ từ của năng lượng thay thế thì suy nghĩ rằng chẳng bao giờ nguồn năng lượng này thay thế được nhiên liệu hóa thạch cũng là dễ hiểu. Nhưng vấn đề là chúng ta đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ và đòi hỏi cần một hướng đi mới. Và điều không thể cũng sẽ phải trở thành điều có thể.

    Điều cần thiết chính là thúc đẩy sự phát triển của những nguồn năng lượng này. Việc chuyển đổi sẽ mất nhiều thời gian nhưng không phải là không thể. Chúng ta có nhiều loại năng lượng thay thế như gió, mặt trời, thủy triều, … sự thay thế trong tương lai là hoàn toàn có thể trông chờ.
     
  19. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Với phát minh sản xuất xăng từ không khí và CO2, nguồn năng lượng dầu mỏ đã có thể tái tạo
    Như vậy trong tương lai gần anh em đang công tác ở lãnh vực dầu khí có thể yên tâm mà tìm nghề khác. \:D/
    Công nghệ biến không khí thành xăng
    Một công ty tại Anh tìm ra công nghệ đột phá để sản xuất xăng từ hơi nước và carbon dioxide (CO2) trong không khí.
    Air Fuel Synthesis - một công ty nhỏ tại thành phố Stockton-on-Tees, Anh - thông báo họ đã chế tạo thành công hệ thống sản xuất xăng từ khí CO2 và hơi nước. Sau khi khởi động hệ thống, công ty đã sản xuất 5 lít xăng từ tháng 8 tới nay. Ban lãnh đạo công ty muốn xây dựng một nhà máy quy mô lớn để sản xuất một tấn xăng mỗi ngày, The Independent đưa tin.
     
  20. tigertrung

    tigertrung New Member

    Tham gia ngày:
    25/10/12
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Piping & PDMS
    Xăng này không thải CO. Nhưng phương pháp sản xuất hiện tại tiêu tốn rất nhiều điện.
     

Chia sẻ trang này