Kinh nghiệm thiết kế kết cấu Bến - Công trình Cảng

Thảo luận trong 'Công trình Bể cảng, đê chắn sóng, bảo vệ bờ' bắt đầu bởi hoangtu, 11/10/12.

  1. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Một trong những việc quan trọng khi thiết kế Bến - Công trình Cảng là xác định được bước cọc từ đó cho ra kích thước bước dầm và hình dạng kết cấu bến - Công trình Cảng, dưới đây là một số kinh nghiệm của tác giả về việc thực hiện xác định sơ bộ các kích thước bến.
    Bước cọc:
    Khoảng cách giữa các hàng cọc lấy bằng cách tính lực va do tàu => khoảng cách đệm tàu => khoảng cách giữa các đệm, chính khoảng cách giữa các đệm này là cơ sở để ta lựa chọn bước cọc và Dầm bến.
    Có thể tóm tắt cách thực hiện như sau:
    1. Tính lực va do tàu tác dụng vào bến
    2. Xác định khoảng cách đệm va (fender)
    3. Xác định bước cọc bằng hoặc 1/2 bước đệm va (đệm phải bố trí ở dầm dọc trên hàng cọc)
    4. Kích thước dầm, bước dầm và hình dạng kết cấu bến - Công trình Cảng
    Lưu ý khi chọn bước cọc sơ vộ cho kết cấu:
    1. Khảng cách tối thiểu giữa các hàng cọc > (3÷5)D với D là đường kính cọc nếu là cọc tròn và là cạnh của cọc nếu là cọc vuông áp dụng với cọc ma sát.
    2. Với cọc chống nên các nền đia chất tốt như đá và đá phong hoá, khoảng cách tối thiểu này có lấy bằng 2D. (tiêu chuẩn 205-1998 thiết kế móng cọc)
    Chiều dài cọc:
    Căn cứ vào số liệu địa chất xác định được chiều dài sơ bộ của nền cọc cho kết cấu bến, theo kinh nghiệm căn cứ vào số SPT mà tài liệu địa chất cung cấp chúng ta có thể lấy sơ bộ chiều dài cọc để tính toán nếu N > 30 đối với lớp đất là sét và N > 40 nếu lớp đất là cát
    Đường kính cọc:
    Dựa vào số số liệu sơ bộ chiều dài của cọc (L) xác định như mục trên, đường kính cọc tính được dựa vào mối quan hệ L/D = (60÷90) theo sức bền vật liệu.
    Notes: kinh nghiệm đã tích luỹ với kết cấu Cầu Chính chúng ta có thể lượt bỏ các dầm dọc bởi kết cấu chủ yếu chịu lực theo phương ngang.
    Hình 1: Mặt bằng phân đoạn cầu Chính bến Điển hình
    Cau Chinh.jpg
    Kinh nghiệm phân chia phân đoạn:
    Chúng ta chia các phân đoạn bến theo công thức sau:
    L=(2÷3)B
    Trong đó:
    L: chiều dài phân đoạn cần chia, (m)
    B: bề rộng phân đoạn, (m)
    Cần chú ý rằng phải có một khoảng hở ~ 2cm giữa các phân đoạn để giúp giãn nở nhiệt và lún lệch giữa các phân đoạn được chia.
    kinh nghiệm xác định chiều cao dầm:
    Theo một số tiêu chuẩn chiều cao dầm có nhịp đơn giản nên chọn như sau:
    h/L=(1/15÷1/25)
    Trong đó:
    L: chiều dài dầm, (m)
    h: chiều cao dầm cần xác định, (m)
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/10/12
    v.anhhai thích bài này.
  2. v.anhhai

    v.anhhai New Member

    Tham gia ngày:
    17/9/12
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Xin phép bác em đào mộ phát, em đang tham gia làm cái bến nhô, kết cấu cầu tàu đài mềm trên nền cọc như của bác ví dụ nên giờ em chỉ đề cập đến loại bến này.
    Em có tìm hiểu trong TCN207-92 thì chia phân đoạn làm sao nó không chịu ảnh hưởng đến biến dạng do nhiệt-ẩm quá nhiều chứ không chịu ảnh hưởng đến địa chất như các loại bến khác.
    Trong TCVN4116-85 thì không có hướng dẫn tính toán chuyển vị do nhiệt-ẩm mà chỉ có tính khe nứt.
     
    hoangtu thích bài này.
  3. v.anhhai

    v.anhhai New Member

    Tham gia ngày:
    17/9/12
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    @hoangtu: Bác có biết ở đâu quy định cụ thể hơn không?
    Hiện tại chỗ em làm đang tranh cãi quá trời, bên cung cấp thiết bị không muốn chia phân đoạn vì sợ lún lệch, ảnh hưởng đến thiết bị. Bên thiết kế thì họ bảo phải chia phân đoạn và chấp nhận có chuyển vị lệch giữa 2 phân đoạn.
    Em có xem trong TCVN 4116-85 tại 1.13 thì bên thiết kế phải theo bên cung cấp thiết bị.
    Trong 22TCN207 thì lại không đề cập rõ ràng cho loại bến cầu tàu đài mềm
    Trong 22TCN219 thì lại bắt buộc không được quá 30m.
    Cảng em làm gần cửa sông, chịu ảnh hưởng của thủy triều nên có thể coi là cảng biển.
    Bác cho em xin ý kiến của bác về việc chia phân đoạn này với.
     
  4. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Theo phạm vi công việc của dự án thì bên cung cấp thiết bị chỉ là một trong số các đầu vào cùa bài toán thiết kế cầu cảng, việc tuân theo dục vọng của họ không phải 100% nha, cần phải có sự thống nhất giữa các bên, mà cụ thể ở đây là bên thiết kế kết cấu bến và bên cung cấp thiết bị hoạt động cho bến.
    Việc phân chia phân đoạn là quy định rõ trong các tiêu chuẩn thiết kế để tránh việc lún lệch, hiểu đơn giản là các phân đoạn được chia để đảm bảo rằng, khi một trong số các phân đoạn đó bị lún hoặc hỏng hóc, người ta có thể dễ dàng sửa chữa thậm chí thay thế mà không hoặc ít ảnh hưởng tới các phân đoạn khác
    Giống như mạch điện nối tiếp và mạch điện song song, ở mạch điện nối tiếp một ông đi là cả hệ thống sẽ tiêu, còn mạch điện song song thì khác, một ông đi thì cả hệ thống vẫn sẽ hoạt động cho tới khi thay thế ông bị hư.
    Quy lại bài toán của bạn, ở đây hai bên hoàn toàn có thể ngồi với nhau xem, phân đoạn dài bao nhiều thì không ảnh hưởng tới thiết bị hoạt động, từ đó đưa ra các con số để thỏa mãn cả 2 bên.
    Tất cả các cầu cảng mà mình biết đều bố trí khe nún ( tức là có phân chia phân đoạn)
     
    nguyen van quy thích bài này.

Chia sẻ trang này