Kiểm tra áp lực nền dưới cẩu bánh xích-Ground Bearing Pressure under crawler crane

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi adata, 28/9/15.

  1. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Hiện tại một số tool đã được viết để kiểm tra capacity của cẩu và quan trọng hơn là áp lực của nền đất dưới cẩu bánh xích.
    Một số nơi thì việc kiểm tra áp lực nền đất khi cẩu được thực hiện khá cẩu thả và là nguyên nhân của một số vụ tai nạn liên quan do tính toán không đúng áp lực dẫn tới cẩu bị lật.
    - Với cẩu LIBHERR: có thể sử dụng tool tên là LICCON Work Planner
    - Với cẩu Demag, TEREX, vv: sử dụng tool tên là CRANIMATION V3.0
    Môtk số hình ảnh tham khảo về kết quả áp lực nền và một số kiểm tra liên quan như hình.
     
  2. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    [​IMG][​IMG][​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    • CM.jpg
      CM.jpg
      Kích thước:
      75.3 KB
      Đọc:
      121
    • LICCON.jpg
      LICCON.jpg
      Kích thước:
      90.6 KB
      Đọc:
      113
    • LICCON2.jpg
      LICCON2.jpg
      Kích thước:
      91.2 KB
      Đọc:
      111
  3. ledinhduong90

    ledinhduong90 New Member

    Tham gia ngày:
    25/10/13
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nghề nghiệp:
    kỹ sư cơ khí
    bác có bộ cài và tài liệu của phần mềm này ko, cho em xin với ạ.
     
  4. info

    info Member

    Tham gia ngày:
    14/9/12
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Topic này hay nè, dạo này tai nạn về cầu khá là nhiều do nền bãi bị sập. Chỗ này ad cho mình hỏi tý.

    Nếu với cẩu bánh xích thì áp lực dạng hình thang hay hình tam giác, ví dụ áp lực đất nền cho phép tầm 20T/m2, áp lực dưới bánh xích 1 đầu là 22T/m2 và đầu còn lại tầm 5T/m2 vậy nền bãi có đạt an toàn hay không? Nếu tính theo áp lực trung bình thì tầm 13,5T/m2. Các bro nào rành chỗ này tư vấn cho anh em với.
     
  5. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    tmp_12904-CC6800-1886112963.jpg
    Áp lực dưới bánh xích tại mọi điểm là giá trị lớn hơn hoặc bằng 0. Ví dụ của bạn nêu ra không an toàn cho việc thực hiện mã cẩu.
    Người ta kiểm tra áp lực theo qui tắc: Nếu áp lực tại mọi điểm < Áp lực nền cho phép thì nền đất coi là đủ an toàn để thực hiện mã cẩu, ngược lại thì không.
    Và như vậy ví dụ bạn nêu ra là KHÔNG AN TOÀN Để cẩu.

    Mình muốn nhấn mạnh ở đây là nếu lập spreadsheet để tính áp lực dưới bánh xích gặp trường hợp tải trọng của cẩu dồn nhiều về phía trước tới mức một phần bánh phía sau không tiếp xúc nền đất. Khi đó nếu bạn nào lập spreadsheet để tính rồi thì sẽ thấy giá trị áp lực là âm ( nhỏ hơn 0), tuy nhiên thực tế áp lực dưới nền bánh xích không thể là giá trị âm và vì vậy cần phải phân phối lại lực để tính cho đúng trong spreadsheet.

    Hình đính kèm cho ví dụ áp lực nền đất phía sau ( Back ground bearing pressure) đạt giá trị 0 ( tức là bánh xích có một phần không tiếp xúc với đất khi cẩu). Khi này thì " áp lực đất hình tam giác" như bạn đề cập. Trường hợp nêu ở đầu topic là " hình thang".
    Chúc vui
     
  6. info

    info Member

    Tham gia ngày:
    14/9/12
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Mình chưa hiểu lắm về việc phân phối lại này lắm. Phải chăng nếu bánh xích dài 11m, khi tính ra 1 giá trị âm, vẽ biểu đồ nối 2 giá trị max, min ở đầu và đuôi lại sẽ cắt trục giá trị 0 tại 1 vị trí nào đó, khi đấy chiều dài tiếp xúc giữa nền đất và bánh xích không còn 11m nữa mà là 1 giá trị nhỏ hơn. Áp lực chỉ phân bố trên diện nhỏ hơn này.
     
  7. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    20150930_152547.jpg
    Bạn xem diễn giải trong hình
     
  8. DocCoCauBai

    DocCoCauBai Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    22/1/13
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Mình thấy ở các site tại Vũng tàu, Cẩu khi di chuyển thường được lót bằng các tấm thép dưới bánh xích để tăng khả năng ổn định.
    Không biết trong chương trình của bác có kể tới ảnh hưởng của những tấm thép lót này hay chưa?
     
  9. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Quả tấm lót này nan giải đây nha. Nan giải vì nó ko cứng hẳn cũng ko mềm hẳn.
    Ko biết cái chương trình trên nó tính toán kiểu gì hay chỉ tương đương spreadsheet+crane data bafe đầy đủ?

    Về chủ quan cá nhân em thấy nó khá giống bài toán O nbottom stability của whp. Nên chăng ta cứ mô hình chất tải tương đối đủ rồi cho vài chục em lò xo comp bên dưới ta RUN các bác hỷ?
     
  10. info

    info Member

    Tham gia ngày:
    14/9/12
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Chuẩn rồi ad, mình cũng nghĩ như ad.
     
  11. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    I like it, I like it

    Khi hệ số an toàn đang cao, thì tính calculate sheet là được rùi, khi gần tới hạn thì,....
     
  12. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Cá nhân mình đã từng xem một số spreadsheet tính áp lực dưới bánh xích của một số cty (không tiện nêu tên) và thấy rằng... mình chưa thấy spreadsheet nào tính đúng cho trường hợp " áp lực hìn tam giác".
    Lý do là khi trong kết quả tính ra xuất hiện áp lực âm ( tương ứng với lò xo chịu kéo nếu như mô hình đất nền bằng lò xo như Bigcrab nói) thì phải phân bố lại lực để tính lại áp lực lớn nhất nhưng kỹ sư ở đó khá lúng túng với việc phân bổ này.
    Như trình bày trong ảnh thì khi đó áp lực thực tế q2 lớn hơn áp lực q1 ( q1 là áp lực lớn nhất khi chưa phân bố lại lực), chính vì vậy kết quả tính toám sẽ sai.
    Các bác thử dò lại spreadsheet mà các engineers của mình đang tính sẽ thấy rõ điều này :))) ������
     
  13. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    adata có vẻ chưa hiểu về "lò xo comp" và còn khá lúng túng trong vấn đề này như một số kỹ sư khác. Không sao cả, ở đây ta cứ chia sẻ trao đổi để có thể giải quyết vấn đề một cách thấu đáo.

    Lò xo comp đã đề cập đó là lò xo "compression only" tương tự như phần tử GAP trong phần mềm phổ biến của các bác CTB là SACS đó. Sẽ không bao giờ có lực kéo xuất hiện trong lò xo này khi tính toán, sẽ không bao giờ có chuyện (tương ứng với lò xo chịu kéo nếu như mô hình đất nền bằng lò xo như Bigcrab nói) cả đâu, hoàn toàn yên tâm đi.

    Trước đây các phần mềm tính toán chưa mạnh về vấn đề phi tuyến nên nếu có khai báo lò xo có độ cứng K thì lò xo đó sẽ làm việc cả 2 chiều kéo nén khi có lực tác động. Nhưng tại thời điểm hiện tại năm 2015 cùng với sự phát triển của công nghệ tin học ứng dụng, tài nguyên máy tính cho phép cùng với lý thuyết ứng dụng thì việc mô phỏng lò xo phi tuyến thể hiện sự làm việc đồng thời giữa kết cấu và đất nền quá dễ dàng. Cái phần mềm phổ biến cho sinh viên nghiên cứu như là SAP2000 hiện cũng đã cập nhật tính toán cho lò xo dạng này rồi.

    Tóm lại việc áp dụng lò xo phi tuyến cho bài toán này là hoàn toàn khả thi, không bị giới hạn bởi phần mềm chuyên dụng vì có quá nhiều phần mềm có thể làm được, mọi kỹ sư đều thực hiện được một cách đơn giản vì cơ hệ không có gì là phức tạp, không có gì là liên quan đến chuyên ngành hẹp CTB cả... Bên dưới có lót lớp tôn thép hay đà gỗ cũng không phải là vấn đề lăn tăn.

     
  14. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Bác nào thử kiểm tra spreadsheet của đơn vị mình đang tính rồi thì thử show lên đây công thức hoặc cách xử lý phân phối lại lực khi trong kết quả tính ra xuất hiện áp lực có giá trị âm cái để anh em bàn luận nhỉ :)
     
  15. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Em vẫn có thắc mắc là: Áp lực dưới bánh xích mà âm (đất nền đoạn đó ko chịu tải) thì lúc đó cẩu đang trong tình trạng nhổm đít lên để lật rồi còn đâu nữa mà tính với toán.
    Các bác giải thích giùm em với?:-?
     
  16. o0o

    o0o Member

    Tham gia ngày:
    7/6/12
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Khi tải dồn về một phía đủ lớn tới mức một phần diện tích bánh xích không tiếp xúc với nền thì ở chỗ đó không có áp lực ( chứ không phải là áp lực âm).
    Người ta kiểm tra đất nền thì chỉ kiểm tra đất nền với điều kiện là đã check capacity của cẩu ok rồi. Trường hợp lật do "nhổm đít" nhue bạn nói là trường hợp cẩu quá tải chứ ko phải là do nền. Cần phải hiểu như vậy.
     
  17. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Ok, Vậy chúng ta nói chuyện với cẩu bánh xích.
    Có trường hợp nào mà capacity của cẩu ok mà lại xảy ra trường hợp bánh xích ko tiếp xúc với nền ở chỗ đó, bác o0o cho xin ví dụ cụ thể cho dễ bình loạn?
     
  18. o0o

    o0o Member

    Tham gia ngày:
    7/6/12
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Trường hợp áp lực hình tam giâc như adata đã gửi trong topic đó thôi ông bạn ( hình thứ 5 từ trên xuống trong topic này
     
  19. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Đã thấy,
    Với mẫu CC6800 như ví dụ thì ứng với mỗi một mã hàng và tầm với sẽ có bảng tra áp lực tác dụng lên nền tại 4 điểm trên. Vấn đề là 4 điểm A,B,C,D không phải là cố định mà sẽ thay đổi (AB,CD <=> Eff. length) theo góc quay của cần (0->180) và áp lực cũng sẽ thay đổi theo.
    => Như vậy phần mềm đã tự hiệu chỉnh phần diện tích không nhận tải kia rồi.
    Nếu sử dụng bảng tính spreadsheet(tự làm) thì sẽ phải điều chỉnh như bác adata đã nói.
    Công thức thì cũng không có gì phức tạp cả:
    -Tìm điểm cắt không
    -Đem phần diện tích miền chịu kéo đắp qua miền chịu nén.
    Topic này cũng thú vị đấy nhỉ!
    <:p
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/10/15
  20. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Mình thấy vui khi bạn hiểu vấn đề. Có thêm một chú ý nữa là cái điểm "cắt 0" đó trước và sau khi phân bô lại lực là ở hai vị trí khác nhau.
     

Chia sẻ trang này