Nói thẳng với sinh viên năm nhất

Thảo luận trong 'Giải trí - Relax' bắt đầu bởi nguyentiencong, 20/10/12.

  1. nguyentiencong

    nguyentiencong New Member

    Tham gia ngày:
    18/10/12
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cái này mình thấy ở trên mạng. Đưa lên đây hi vọng nhiều bạn sv năm đầu đọc đc cái này. Câu chuyện mà các sinh viên cũ nhắc các sinh viên mới đã trở thành câu chuyện biết rồi nói mãi, nhưng tiếc là ít anh em xem câu chuyện đấy là lời khuyên thực sự nghiêm túc. Các bạn sinh viên mới, đừng bao giờ mất đi quyết tâm và lòng nhiệt huyết. Vạn sự khới đầu nan, gian nan đừng bỏ cuộc.

    [​IMG]


    NÓI THẲNG VỚI SINH VIÊN NĂM NHẤT

    "Em vẫn còn ngồi đây ư?"

    "Tại sao em lại không được ngồi đây ạ?"

    "Vì em là sinh viên năm nhất."

    "Sinh viên năm nhất thì sao ạ?"

    "Nhanh lên, em phải đi ngay từ bây giờ không sẽ trễ".

    ...


    Anh buộc phải nói thẳng cho các em biết một sự thật rằng lên đại học không phải là để nghỉ ngơi và học đại học không phải là chuyện dễ như người ta vẫn đồn đại. Các em dự định dành năm nhất của mình để xả hơi lấy lại sức sau 3 năm dùi mài kinh sử đêm ngày ư? Dẹp ngay cái ý nghĩ đó nhé.

    Các em có biết được rằng, bao nhiêu người đã đánh mất chính bản thân mình kể từ lúc họ còn là sinh viên không?

    Họ không còn giữ được sự quyết tâm, nỗ lực, bản lĩnh đương đầu với thử thách như trước nữa. Trước đây nếu họ có thể thức đến 2, 3 giờ sáng để ôn thi đại học thì giờ đây có nhiều cuốn giáo trình chưa chắc họ đọc qua.

    Họ bảo việc học ở trường rất vất vả, nhưng trận chiến lớn nhất của họ chỉ là vật lộn với bản thân để dậy sớm vào buổi sáng và lê chân lên giảng đường điểm danh cho kịp giờ.

    Họ có thể dành cả đêm chơi đế chế, dota, đọc tiểu thuyết, lướt facebook, xem phim hàn nhưng bảo họ đi làm bài tập nhóm, họ đáp rằng: "đợt này bận quá, nhóm làm đi rồi ghi tên tớ vào với, ít hôm mời cả nhóm đi ăn chè".

    Ai đó hẹn họ lên Garena để "chiến đấu" họ sẽ không muộn màng 1 phút nào nhưng hẹn họ đến trường tập thuyết trình thì hãy nhẫn nhịn đợi họ ít nhất là 30 phút.

    Họ chém gió như bão về thể loại A đến thể loại Z, chém gió sôi nổi, chém gió vô biên, giáo sư chém gió nhưng ở trên lớp, bảo họ phát biểu ý kiến của mình thì họ im bặt, mỉm cười lấy lệ.

    Các em không có thời gian cho mình nghỉ ngơi đâu. 4 năm đại học không phải là nhiều để các em có thể thu nhập cho đủ kiến thức, rèn luyện kỹ năng, làm giàu vốn sống và kinh nghiệm của mình. Cho nên đừng dễ dãi với bản thân phút giây nào hết. Ngay từ bây giờ, các em phải vẽ ra con đường để mình chạy rồi đó.

    Các em cứ chạy đi rồi các em sẽ phát hiện ra cuộc sống của mình sẽ vô vị, chán ngán như thế nào nếu không có sự cố gắng, nỗ lực từng ngày. Các em có thể hỏi những sinh viên năm 2, năm 3, nhiều người thú thực cũng cảm thấy cuộc sống của mình vô vị, nhạt nhẽo lắm, họ cũng muốn thay đổi nhưng đã có muộn, họ đánh mất đi những vốn liếng quý giá của mình rồi.

    Các em đừng để khi chết đuối rồi mới tiếc mình tại sao trước đó không tập bơi nhé!

    Các em rồi sẽ nghe nhiều người bảo với các em rằng: "Học thì học chưa biết sau này ra sao", "Thời này có bằng giỏi ra trường cũng chưa chắc kiếm được việc", "Mình không phải con ông cháu cha, không có ô có dù nên an phận thôi", và những câu đại loại như thế.

    Nếu các em nghe được như thế hãy xin lỗi người ta và bảo lại rằng: "Em không thể suy nghĩ tầm thường như thế được".

    Họ nghĩ rằng học là để thi, thi điểm cao để lấy bằng. Nhưng các em phải nghĩ khác: việc học không giới hạn ở trường lớp, ở thầy cô. Các em phải học từ nhiều thứ. Học kiến thức, học kỹ năng, học thái độ. Các em không bao giờ thiệt thòi khi bỏ công sức ra học tập.

    Giả sử là một chủ doanh nghiệp, các em sẽ lựa chọn ai, có thể là ai khác nữa ngoài những người có thể làm được việc cho mình, mang lại giá trị cho mình.

    Cho nên đừng lo nghĩ nhiều đến chuyện xin việc. Việc các em phải lo đó là học, là rèn luyện, là trải nghiệm. Hãy nỗ lực để làm giàu tài khoản bản thân mình bằng kiến thức, kỹ năng từng ngày.

    Nếu sau này cầm hồ sơ đi xin việc, có công ty nào từ chối các em vì bằng không đẹp mà không xét xem khả năng của các em đến đâu, các em nên vui vì ít nhất, các em không phải làm việc cho một công ty chỉ đánh giá con người bằng cái bằng.

    Thử nghĩ xem đối với những công ty như thế, nếu các em là nhân viên, nỗ lực, cống hiến của bản thân có được đánh giá công bằng hay không?

    Một điều nữa, là người trẻ, các em đừng bao giờ ngại đi, ngại học hỏi, ngại làm cho dù làm sai đi chăng nữa.

    Các em không thể ngồi một chỗ rồi nghĩ mình phải làm như thế này như thế kia, mơ tưởng này nọ, lo sợ lung tung được. Các em phải đứng dậy, bước đi, phải xắn ống tay áo lên và làm.

    Cho dù không chắc chắn thành công nhưng bài học từ thất bại còn quý giá và đáng nhớ hơn nhiều các em ạ. Câu này cho dù ở thời đại nào vẫn luôn đúng: "Thất bại là mẹ của thành công".

    Đừng chỉ chúi đầu cắm cổ vào mớ giáo trình, bài tập trên lớp và áp lực những kỳ thi, những cái đó cần nhưng chưa đủ. Thế giới lý thuyết và thế giới bên ngoài rất khác nhau nên các em phải đi mới biết được.

    Đừng ngại tham gia các câu lạc bộ, tổ đội tình nguyện, đó thực sự là một môi trường rất tốt để các em học hỏi. Nhưng cũng đừng lấy việc tham gia ấy làm cái cớ để các em lơ là việc học, để các em đỗ lối cho việc lười nhác. Các em phải tự làm cho mình thay đổi, làm cho mình tốt lên đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện làm điều gì đó tốt cho cộng đồng.

    ...

    Các em còn phải nhớ một điều nữa: các em phải khác biệt chính mình từng ngày.

    Trên thế giới có hơn 7 tỷ người, những người có suy nghĩ tích cực, có ý chí phấn đấu cố gắng sẽ xếp hàng đầu tiên và là những người nhận được cơ hội để phát triển. Hãy hỏi mình từng ngày rằng hôm nay mình đã làm được gì để "khác" với mình hôm qua, để "khác" với những người xung quanh, để có thể nâng vị trí của mình trong bảng xếp hạng của hơn 7 tỷ người trên thế giới.

    Các em còn trẻ nên đừng bao giờ nghĩ đến chuyện im lặng. Hãy dám tự tin thể hiện những suy nghĩ của mình cho dù trước đây các em có thể sợ người ta nói này nói nọ, các em có thể nghĩ nó chưa hoàn toàn đúng và mình sẽ bị cười.

    Phải nói các em mới có cơ hội nhận ra mình đúng hay sai. Phải nói các em mới rèn luyện được bản lĩnh của mình, mới tập cách bảo vệ chính kiến của mình.

    Các em còn trẻ nên một điều tối kị là sợ này sợ nọ! Đừng vì sự sợ hãi vô căn cứ mà bỏ lỡ đi những cơ hội đáng giá.

    ...

    Các em hãy kết bạn mỗi ngày nhưng đừng bao giờ tầm thường hóa tình bạn. Là một người bạn, các em phải nghĩ đến sứ mệnh của mình: làm cho bạn mình tốt lên. Cho dù các em có phải nói thẳng vào mặt bạn rằng: "Mày đã sai. Mày phải như thế này mới đúng", rồi sau đó bạn em giận em 1 tháng, 1 năm không thèm nói chuyện đi chăng nữa, các em vẫn phải nói.

    Nếu hôm nay các em lờ đi những sự sai sót của bạn, những suy nghĩ lệch hướng của bạn, các em để bạn đi sai đường thì hãy chấp nhận rằng trong tương lai các em mất đi một người bạn. Như thế chính các em là người có lỗi với người bạn của mình.

    ...

    Lời cuối cùng mà anh muốn nói là các em còn trẻ, các em có rất nhiều thứ mà anh chị năm 2, năm 3 không còn giữ được như là ý chí, nhiệt huyết, nỗ lực, v.v.v..., các em đang nắm trong tay tương lai của mình, hi vọng của bố mẹ cho nên đừng bao giờ lãng phí thời gian của mình, tuổi trẻ của mình.

    Hãy luôn nhớ mình là một người trẻ.
    Nguồn :
    http://52cb1nuce.darkbb.com/t412-topic#2189
     
  2. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    NHỮNG ĐIỀU MÀ TRƯỜNG HỌC KHÔNG DẠY BẠN

    8. Thế giới thực khác xa những gì bạn hằng mong đợi

    Giáo trình đại học không hề cho chúng ta kinh nghiệm cũng như những bài học cho thế giới ngoài kia. Vậy nên hãy cứ chuẩn bị tinh thần học hỏi, mọi chuyện chỉ mới bắt đầu.

    7. Tấm bằng cử nhân thực ra không có ý nghĩa quyết định

    Số liệu thống kê gần đây từ Hiêp hội Báo chí cho biết tỷ lệ thất nghiệp của những người có bằng cử nhân là 53% năm 2011, con số lớn nhất cho tới nay. Con số trên chỉ chứng tỏ tấm bằng Đại học có thể vô nghĩa cỡ nào. Vậy làm sao để nhà tuyển dụng chọn bạn giữa một đống hồ sơ khác đây?

    6. Không phải mọi thứ bạn học đều có ích
    Chúng ta sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, khi mà chúng ta luôn được nuôi dậy như những đứa con cưng, nghĩ rằng tất cả những thứ chúng ta đang học sẽ được áp dụng. Khi thực tế phũ phàng hiện ra trước mắt không hề như tưởng tượng, bạn rất có thể bị shock. Bạn mong bước đi đầu tiền sẽ khiến bạn hài lòng, nhưng thực ra thất bại cũng là một phần của cuộc sống cơ mà.

    5. Triệu chứng"Đại học là những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời"
    Đại học chỉ là bước đệm cho tương lai, nếu cứ ngồi mãi hoài niệm mong cho thời gian trở lại, thì bạn hẳn sẽ bỏ lỡ những điều tốt đẹp đang chờ đợi

    4. Những sinh viên học lực trung bình sẽ làm chủ
    Rất nhiều bạn sinh viên cố gắng học thật giỏi trong cả 4 năm học, hi vọng tấm bằng giỏi trong tay khi ra trường sẽ là tấm vé bước vào tương lai. Nhưng khi bạn đang cặm cụi sách vở, thì những sinh viên điểm C đã bước ra đời bằng cách của họ với những bài học và kinh nghiệm thực tế

    3. Mạng lưới quan hệ
    Thực tế cho thấy điều quan trọng nhất không phải là bạn biết những gì, mà là bạn biết những ai. Vì vậy hãy cố gắng kết bạn, mở rộng mối quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, sẽ có lúc bạn cần đến sức mạnh của các mối quan hệ đó.

    2. Hành động và trách nhiệm

    Ở Đại học, bạn làm những gì mình thích mà không gây hậu quả quá nghiêm trọng cho ai. Nhưng ở thế giới thực, bạn phải hiểu rằng tất cả hành động và suy nghĩ của bạn đều sẽ nhận lại một kết quả tương xứng.

    1. Làm việc và cống hiến hết mình
    Chăm chỉ làm việc và cống hiến sẽ giúp bạn đạt đến thành công. Sẽ không có gian lận nào có thể giúp bạn vượt qua khóa học của cuộc đời. Tất cả dựa trên những gì bạn đóng góp, và rồi bạn sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng.

    Cuối cùng, đừng sợ thất bại và đừng để bất cứ ai làm bạn gục ngã. Hãy đặt câu hỏi trước tất cả mọi vấn đề và không bao giờ chịu nhỏ bé. Khi bạn ra đời, đừng đơn giản chỉ là một cử nhân tốt nghiệp, hãy là một người biết giải quyết mọi khó khăn.
     
  3. Lionstar007

    Lionstar007 Member

    Tham gia ngày:
    5/9/12
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Bác bảo mấy thằng em thay vì chơi game thì đi học cái tiếng anh cho em nhờ với...thằng nào kỹ thuật cũng éo chịu học tiếng anh, đi xiên việc cứ cứng hết hết lưỡi lại...
     
  4. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    11 bài học cuộc sống trường đại học không dạy bạn

    Trường đời dạy cho bạn nhiều điều hơn bất cứ trường đại học nào mang lại. Cuộc sống không hề màu hồng như khi bạn còn là sinh viên, cũng không dễ dàng như bạn nghĩ.

    Trường đại học là nơi chúng ta phải đối mặt với những khó khăn của người mới bắt đầu, cũng là nơi tìm thấy bạn bè tốt. Điều tuyệt vời nhất khi học đại học là ta nhận ra mình là ai. Chúng ta được quyền lựa chọn hệ tư tưởng và nhận thức về cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn có 11 bài học sau mà trường đại học không dạy bạn:
    1. Các kiến thức trong khóa học và lớp học có thể không được sử dụng nhiều

    Những nhân viên văn phòng bên cạnh có thể không tham gia những khóa học mà bạn đã học. Hai người thuộc nền tảng học vấn khác nhau, nhưng hai bạn vẫn được tôn trọng và kiếm được số tiền như nhau. Sẽ không ai hỏi lại xem bạn đã học gì trong trường đại học, nhưng bạn phải dùng những kiến thức và trải nghiệm đó để hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Những năm tháng học đại học đã trôi qua, bây giờ cuộc sống nằm ngoài bài giảng và giáo trình.

    2. Trong cuộc sống, tài năng mới là quan trọng

    Cấp trên của bạn có thể trẻ hơn bạn, tuy nhiên bạn sẽ phải gọi người ấy là “sếp”. Trong trường đại học, một sinh viên khóa dưới có thể già hơn bạn nhưng vẫn tôn trọng bạn, vì bạn là sinh viên khóa trên. Trong cuộc sống thực, sự tôn trọng dựa trên thực tài.

    3. Nghệ thuật giao tiếp

    Bạn có thể đã học các khóa phát triển nhân cách ở trường đại học nhưng trong cuộc sống bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của giao tiếp tốt. Bạn có thể cần phải cầu hôn một cô gái, muốn xin tăng lương, hoặc muốn thảo luận vấn đề nào đó với hàng xóm. Kỹ năng giao tiếp có thể quyết định thành bại trong cuộc sống.
    4. Làm thế nào để đánh giá đúng một con người

    Ở trường đại học một người có thể là bạn hoặc kẻ thù của bạn, nhưng trong cuộc sống bạn không thể đoán định mối quan hệ giữa hai người là gì. Một người bạn tốt trong văn phòng cũng có thể làm mất cơ hội thăng tiến của bạn.Vì vậy, bạn phải học cách xác định các đặc điểm của những người xung quanh. Hành động có thể mâu thuẫn với lời nói.


    5. Bạn phải xem lại chính mình, những gì bạn nói, cách bạn nói và nói với ai


    Ở trường đại học bạn có thể tranh cãi với bạn bè hôm nay, ngày mai lại thân thiện bên người ấy. Nhưng trong cuộc sống đó là một câu chuyện khác. Ở trường đại học bạn bè và những người khác hiểu bạn qua lời nói, nhưng trong cuộc sống mọi người sẽ hiểu bạn theo nhận thức của họ chứ không phải qua mỗi lời bạn thốt ra.

    6. Mạng lưới mối quan hệ luôn giúp ích cho bạn


    Ở trường đại học bạn bè là cả thế giới của bạn. Nhưng trong cuộc sống, bạn không thể tồn tại mà không cần đến mạng lưới mối quan hệ. Bạn cần giới thiệu việc làm, một ngôi nhà mới, gây dựng một doanh nghiệp, thành lập nhóm các nhà hoạt động xã hội... Điều này có nghĩa là bạn cần quan hệ tốt với mọi người.


    7. Tiết kiệm tiền không phải là dễ dàng


    Bạn muốn tận hưởng và khám phá cuộc sống, bạn muốn ở tầm cao 900 m trên bầu trời. Bạn muốn thưởng thức rượu vang đỏ trong một vườn nho, hay trải nghiệm lặn biển với san hô và sinh vật biển. Để đến với bất kỳ cuộc phiêu lưu nào, bạn cần tiết kiệm tiền, mà tiết kiệm tiền không phải là chuyện dễ dàng. Tiền lương của bạn hàng tháng sẽ phải trang trải rất nhiều thứ như mua thức ăn, quần áo, trả tiền hóa đơn, đến thăm cha mẹ... Và bạn sẽ nhận thấy rất ít tiền sẽ còn sót lại để tiết kiệm cho sau này.


    8. Trong các mối quan hệ, hành động nói lên tất cả


    Khi còn học đại học, một tình yêu lãng mạn được thể hiện bằng những lời hứa ngọt ngào. Nhưng trong cuộc sống thực, hành động mới nói lên tất cả. Bạn nhìn vào một người; bạn quan sát hành động của anh/cô ấy và nhận thấy anh/cô ấy là người như thế nào. Vì vậy, hãy cẩn thận trong những từ ngữ mà bạn sử dụng, cũng như hành động, cử chỉ của bạn.


    9. Sai lầm cũng được, miễn là không lặp lại


    Mỗi sai lầm cho phép bạn học được một điều gì đó. Sai lầm để lại cho bạn một bài học. Thành công chỉ đến khi bạn có những sai lầm khác nhau, mỗi lần như vậy, bạn sẽ có được một bài học mới. Ở trường đại học, bạn có thể nhiều lần hỏi những câu hỏi ngớ ngẩn với giảng viên, nhưng trong cuộc sống nếu bạn hỏi cùng một câu hỏi hay mắc phải sai lầm tương tự lặp đi lặp lại, thì bạn sẽ bị dán mác “ngớ ngẩn”.


    10. Điều quan trọng là bạn tiếp tục tiến lên phía trước.

    Cuộc sống là một cuộc hành trình, không phải là một điểm đến
    Thời học phổ thông, bạn chỉ muốn điểm cao. Khi bạn vào đại học, bạn muốn được nổi tiếng. Khi bạn có công việc, mục tiêu tiếp theo là làm việc để được thăng chức. Sau khi được thăng bạn muốn có một kỳ nghỉ với gia đình, và cứ tiếp tục như vậy. Cuộc sống luôn chuyển động và từng phút giây trôi qua, bạn phải có những kỳ vọng và khát vọng mới. Vì vậy, hãy nghĩ đến những niềm vui nho nhỏ và tiếp tục tiến lên phía trước.

    11. Mọi người đều rất bận rộn, vì vậy bạn cần chăm sóc bản thân


    Mọi người xung quanh bạn đang bận rộn trong cuộc chiến của riêng mình. Ngay cả đứa trẻ 5 tuổi cũng có những thử thách và nhiệm vụ của riêng mình. Vì vậy, hãy học cách tự chăm sóc bản thân. Bạn cần phải yêu thương và chăm sóc cho người mà bạn nhìn thấy trong gương vì những năm tháng đại học kết thúc rồi và bạn bè của bạn đã không còn ở đó nữa
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/10/14
  5. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    13 Kiểu sinh viên chắc chắn tốt nghiệp là thất nghiệp

    1. Kiểu ảo tưởng tấm bằng
    Sinh viên mới ra trường chẳng có mấy kinh nghiệm, chẳng biết làm việc gì, nhưng luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng “lương dưới 10 triệu đồng thì em không làm”. Dù có là thủ khoa Ngoại Thương hay từ Anh, Mỹ trở về thì kiểu người này chắc chắn sẽ không bao giờ qua được vòng phỏng vấn. Doanh nghiệp không trả tiền cho bằng cấp hay kiến thức của bạn, mà trả tiền cho những gì bạn có thể đóng góp. Thời buổi khó khăn, nếu xin vào các công ty tư nhân, tấm bằng của bạn dường như chẳng có mấy giá trị.


    2. Kiểu “Tôi chỉ làm việc lớn”

    Đây là những bạn luôn tin tưởng rằng, đỗ tấm bằng cử nhân nên mình phải làm những công việc “xứng tầm”. Họ luôn tự động viên bản thân: “Mình mất 4 – 5 năm đèn sách, giờ lại phải làm việc tay chân cỏn con như mấy đứa thất học sao?”. Họ không bao giờ chấp nhận làm từ việc nhỏ, xem đó là chuyện lặt vặt, tầm thường. Bạn có biết Chủ tịch và Tổng giám đốc tập đoàn Yahoo!, Marissa Mayer, từng làm công việc gì không? Đó là nghề bán hàng tạp hóa. Những tấm gương như vậy không thiếu. Những CEO tài năng vào thời điểm đó chắc chắn không biết họ sẽ trở thành vĩ nhân, vì vậy họ vẫn phải lao động. Lao động từ khi còn ngồi ghế nhà trường, từ chạy bàn đến chạy máy. Thành công có thể sẽ không đến với người an phận làm việc nhỏ, nhưng chắc chắn sẽ khuất tầm mắt những kẻ không làm gì.

    3. Kiểu thích ổn định
    Nhóm này luôn có niềm tin mãnh liệt về một thứ gọi là “công việc ổn định”, đáng tiếc là trong thời đại số thay đổi chóng mặt thế này thì chẳng còn công việc nào gọi là “ổn định”. Ngay cả các cơ quan Nhà nước cũng thường xuyên cắt giảm biên chế. Vì vậy, do cứ duy trì niềm tin này nên nhiều bạn đã tốt nghiệp 3 – 4 năm rồi mà vẫn ăn bám bố mẹ để ngày ngày đi tìm kiếm những “cơ hội vững chắc”.

    4. Kiểu thích bao biện
    “Em không làm được cái này là vì… Em không làm được cái kia là do… Em đã làm nhưng mà…”. Nhóm này có một số từ ngữ ưa thích là “nhưng mà”, “bởi vì”, “thật ra là”… để bao biện cho sự yếu kém về năng lực hoặc hèn nhát về tinh thần. Doanh nghiệp không tuyển bạn để nghe giải thích “tại sao không làm được”. Họ cần một người biết làm và biết chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh thì bạn sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được.

    5. Kiểu lười biếng

    Dạng người kiểu này tuổi đời thì trẻ, kinh nghiệm thì không có, nhưng luôn muốn tìm những công việc nhẹ nhàng, ổn định. Nếu phải ở lại làm thêm hoặc đi làm vào cuối tuần, họ sẽ khó chịu ra mặt và cho rằng mình bị bóc lột. Nếu bạn thông minh hiếm có thì miễn cưỡng người ta có thể chịu đựng tính lười của bạn, nhưng nếu chỉ là hạng làng nhàng thì chắc chắn tố chất đầu tiên của bạn là phải chăm chỉ. Thị trường lao động không có chỗ cho những kẻ lười biếng, tuy nhiên nhiều bạn trẻ hiện nay cho rằng “không làm việc này thì làm việc khác” nên thường chỉ sau một tháng thử việc là họ “bỏ của chạy lấy người”. Dù tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn báo động đỏ nhưng số người trẻ lãng phí cơ hội vẫn không thiếu.

    6. Kiểu “chém gió”
    Những người này nói rất nhiều, nói rất hay, phân tích lập luận đều vào hàng siêu đẳng, kinh tế vĩ mô hay vi mô, Việt Nam hay thế giới đều có thể đàm luận ở mức cao thâm, nhưng đến khi bắt tay vào làm thì chẳng được việc gì. Thực tế chỉ ra rằng, trời chỉ cho mỗi người một sở trường, người giỏi ba hoa thường không còn sở trường nào khác. Nếu không muốn bị đồng nghiệp khinh thường và bị công ty mời “về hưu” sớm, tốt nhất bạn nên tập trung vào não bộ và đôi tay thay vì cái miệng.

    7. Kiểu bảo thủ
    Điều đáng sợ nhất đối với doanh nghiệp là gặp phải những người không thể tiến bộ, không biết nghe và không chịu tiếp thu. Họ luôn có 1.001 kiểu lập luận phản biện và đôi khi còn tự hào rằng “ai mà nói lại mình”. Đây là kiểu người hay bị ghét nơi công sở. Nên nhớ người ta có thể nhắc nhở bạn đến lần thứ 3, nhưng nếu cứ cố “bật lại”, bạn biết tương lai mình ở đâu rồi đấy!

    8. Kiểu “đứng núi này trông núi nọ”
    Họ làm cho công ty này nhưng tâm hồn lại ở các công ty khác, chưa đóng góp được gì mà chỉ luôn bận tâm tìm xem nơi nào trả lương cao hơn, có cơ hội thăng tiến tốt hơn rồi nhanh chóng chuyển việc. Các bạn chẳng bao giờ học và làm được điều gì đến nơi đến chốn vì chưa dành đủ tâm huyết cho công việc. Và chẳng có mấy doanh nghiệp muốn nhận những người chỉ muốn mau chóng học hết mọi tài sản trí tuệ của họ rồi ra đi.

    9. Kiểu thụ động
    Những người này cứ phải đợi cầm tay chỉ việc và “thúc vào mông” thì mới chịu làm. Họ là người online Facebook nhiều hơn bất cứ ai. Sức ì của tuýp người này cực kỳ lớn, khen chê thưởng phạt các kiểu cũng không suy suyển. Bạn đồng hành của họ là kiểu lười biếng đã nói ở trên.

    10. Kiểu không có chí tiến thủ
    Không ham học hỏi, ngại tiếp xúc với cái mới, luôn sợ bị người khác chê cười, lòng tự trọng to như núi nhưng lại dễ thỏa mãn và chẳng chịu vươn lên. Kiểu người này vào công ty sau một thời gian không bị sa thải cũng tự xin nghỉ vì thấy tất cả bạn bè giờ đã lên sếp hết, mỗi mình còn lẹt đẹt với sự uất hận vì bị “đánh giá không công bằng”, “cống hiến không được ghi nhận…”.

    11. Kiểu mong manh, dễ vỡ
    Các bạn sinh viên này thường có tâm hồn vô cùng nhạy cảm, rất dễ xúc động, dễ nổi giận và cảm tính trong giao tiếp. Nên nhớ, ở trong một môi trường chuyên nghiệp, bạn đừng cư xử kiểu “tay mơ”. Phải “cứng” và biết kiểm soát cảm xúc của bản thân. Ai cũng có thể bị sếp la mắng, gia đình ai cũng có thể gặp chuyện buồn bực… hơn thua là bạn trưng ra ngoài xã hội một gương mặt như thế nào. Người giỏi sẽ giấu cảm xúc vào trong chí ít là cho đến hết giờ làm việc.

    12. Kiểu tri thức “cục bột"

    Kiểu người này thường sở hữu các kỹ năng tốt và kiến thức phong phú. Tuy nhiên họ lại không biết hoạch định và quản trị tương lai sự nghiệp của mình. Các bạn dễ dàng đồng ý ở lại mãi tại một vị trí mà không có kế hoạch phát triển bản thân. Công ty không muốn tuyển các nhân viên dạng “cục bột” này vì mỗi người cần phải tự vận động. Nếu bạn làm 2 – 3 năm cùng một vị trí, thì bạn sẽ trở thành người có kinh nghiệm. Nhưng nếu bạn ngồi 5 – 7 năm cũng tại cái ghế đó, bạn sẽ là người trì trệ. Không phải cứ có thâm niên thì sẽ được công ty ghi nhớ và giữ chân. Trong thời đại trẻ hóa cũng như tiết kiệm “chi phí tiền lương” như hiện nay, những người càng có thâm niên càng dễ bị “hất cẳng”.

    13. Kiểu “khôn lỏi”
    Luôn luôn tìm cách lợi mình hại công ty và thiệt cho bạn bè đồng nghiệp, nhân viên dạng này thường tốt trong ngắn hạn nhưng cực kỳ nguy hiểm trong tương lai dài. Nếu thuộc tuýp này, một là bạn phải che giấu tính cách thật khéo, hai là bạn phải thay đổi.


    Kết luận: Khi tuổi đời còn trẻ thì kiến thức là thứ có thể học được, kỹ năng là thứ có thể luyện tập được. Nhưng tính cách và tinh thần thì lại cần rất nhiều thời gian để trui rèn. Nếu bạn thấy hình ảnh của mình phảng phất đâu đó trên kia, hãy lên kế hoạch rèn luyện bản thân ngay từ bây giờ.
    (st)
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/9/15

Chia sẻ trang này