Xác định profile dòng chảy!

Thảo luận trong 'Tiêu chuẩn & Qui phạm – Code and Standard' bắt đầu bởi AIRGAP, 6/8/12.

  1. AIRGAP

    AIRGAP New Member

    Tham gia ngày:
    6/8/12
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Dòng chảy(current) là một khái niệm quen thuộc với anh em thiết kế CTB, ai cũng đã từng tiếp xúc và làm việc với khái niệm này.Dòng chảy được xác định theo hai yếu tố chính là dòng chảy do gió và dòng chảy do triều,theo DnV và cũng đã được giảng dạy tại ICOFFSHORE thì để xác định dòng chảy do triều cần có thông số ho tạm dịch là độ sâu tác dụng của gió đến dòng chảy ho=50m, nhưng theo một bộ tiêu chuẩn khác như ABS thì ho=5m, sai khác giữa hai con số này tới 90%. Vậy nếu đem hai giá trị này ra để tính toán cho cùng một công trình thì rõ ràng khác nhau vô cùng lớn. Mình đặt topic này mong các bác có kinh nghiệm trong thiết kế tham luận tại sao có sự sai khác lớn đến vậy?Nếu chủ đầu tư có yêu cầu tư vấn lựa chọn tiêu chuẩn tính thì mình sẽ chọn tiêu chuẩn nào cho vấn đề trên.?Have fun!
     
  2. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Bạn nói đến việc lựa chọn DnV và ABS, ý bạn là lấy thông số dòng chảy tính toán cho Offshore Platform hay là cho tàu và các phương tiện nổi?
     
  3. AIRGAP

    AIRGAP New Member

    Tham gia ngày:
    6/8/12
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ý mình là áp dụng cho offshore platform, theo mình biết thì các phương tiện nổi như tàu thuyền hay FPSO có công thức tính khác.
     
  4. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Vậy thì quên thằng ABS đi!

    Hay là ABS mới ra tiêu chuẩn mới cho offshore platform? Bạn cho biết tên cuốn đó giùm
     
  5. AIRGAP

    AIRGAP New Member

    Tham gia ngày:
    6/8/12
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    abs.jpg dnv.jpg
    bên trên là ABS, dưới là DnV
     
  6. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Bạn airgap vui lòng cho biết tên 2 cuốn tiêu chuẩn mà bạn trích dẫn. Thực sự là mình chưa thấy (chưa đọc) cuốn tc nào của ABS áp dụng cho platform. Hy vọng được bổ sung kiến thức.
     
  7. AIRGAP

    AIRGAP New Member

    Tham gia ngày:
    6/8/12
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ban doc DnV RP C205 va Mobile Offshore Drilling Unit 2012 de co su so sanh!
     
  8. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Mình không có trong tay cuốn ABS Mobile Offshore Drilling Unit 2012, bạn AIRGAP có thể trích dẫn Chapter1 - Part1 - Section3 - Mục 1 phần Application of Rules của tiêu chuẩn này cho anh em xem được không? Có khi nào chúng ta đang nhầm lẫn giữa Offshore fixed PlatformMODU?

    Mục 1.3.1.4 của DnV RP C205 viết: "The environmental design data should be representative for the geographical areas where the structure will be situated, or where the operation will take place. For ships and other mobile units which operate world-wide, environmental data for particularly hostile areas, such as the North Atlantic Ocean, may be considered".

    Bạn AIRGAP kiểm tra lại xem có khi nào ABS mà bạn nói lại tương đương nhóm RP khác của DnV nêu trong 1.4 của DnV RP C205?

    1.4 Relationship to other codes

    This RP provides the basic background for environmental conditions and environmental loads applied in DNV’s Offshore Codes and is considered to be a supplement to relevant national (i.e. NORSOK) and international (i.e. ISO) rules and regulations.

    Other DNV Recommended Practices give specific information on environmental loading for specific marine structures. Such codes include:
    — DNV-RP-C102 “Structural Design of Offshore Ships”
    — Recommended Practice DNV-RP-C103 “Column Stabilized Units”
    — DNV-RP-C206 “Fatigue Methodology of Offshore Ships”
    — DNV-RP-F105 “Free Spanning Pipelines”
    — DNV-RP-F204 “Riser Fatigue”
    — DNV-RP-F205 “Global Performance Analysis of Deepwater Floating Structures”.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/8/12
  9. AIRGAP

    AIRGAP New Member

    Tham gia ngày:
    6/8/12
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nếu jacket và jackup đều đang trong trạng thái làm việc tại một vị trí thì xác định profile của current mình nghĩ phải xấp xỉ nhau chứ??? Mình đọc mấy cái tiêu chuẩn mà bạn đưa ra của DnV nó toàn nói chung chung như trong RP C102 viết :"The long-term variation of the environmental phenomena such as wind, waves and current shall be described by statistical distributions relevant for the environmental parameters considered.", chứ chẳng có công thức cụ thể ngoài RP 205.
     
  10. AIRGAP

    AIRGAP New Member

    Tham gia ngày:
    6/8/12
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    current.jpg
    Mình trích dẫn DnV RP C104, bản này viết cho MODU, kết quả tìm ra thì ho=50m.
     
  11. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Vậy cuối cùng là bạn AIRGAP muốn nói đến Current profile cho Fixed Platform hay cho MODU? Ở đây tôi hiểu là bạn đang băn khoăn lựa chọn giữa DnV và ABS nhưng chưa rõ là áp dụng cho cái nào.

    Nếu không quan tâm đến việc áp dụng cho công trình gì mà chỉ quan tâm đến công thức profile trong 2 tc thì bạn thử dùng một phần mềm toán nào đó vẽ 2 profile theo 2 tiêu chuẩn xem chúng khác, giống nhau như thế nào.
     
  12. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Dòng chảy gây ra bởi gió xác định tại vị trí cụ thể, liên quan đến gì giàn cố định hay di dộng nhỉ? Câu hỏi ở của Airgap ở đây là cách xác định độ sâu ảnh hưởng của gió tới dòng chảy giữa các tiêu chuẩn có gống nhau không? nếu khác nhau thì tại sao lại khác nhau nhiều thế (5m đến 50m)? đúng không Mr. Airgap?
     
  13. AIRGAP

    AIRGAP New Member

    Tham gia ngày:
    6/8/12
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Mr.NoName nói đúng vấn đề mình đang thắc mắc, nếu sử dụng hai tiêu chuẩn kia để tính toán cho cùng một vị trí thì kết quả profile dòng chảy sẽ khác nhau rất lớn, dẫn tới tải trọng sóng cũng sẽ khác nhau theo công thức Morison. Vậy tại sao hai giá trị ho(5m,50m) vẫn được chấp nhận trong thực hành tính toán???
     
  14. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Tôi xin nhắc lại là "đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng". Có bạn nào thấy ai dùng curent profile trong ABS MODU 2012 để áp dụng tính cho Offshore Fixed Platform thì chỉ giùm.

    Bạn nào có thể chỉ giúp anh em sự khác nhau giữa MODU (mobile offshore drilling unit) và jack-up rig (or self-elevating unit). Hai cái này khác nhau hay là cùng là một? Có cái MODU nào mà body của nó chịu tác dụng của dòng chảy ở độ sâu 50m không?

    Nếu chỉ quan tâm đến sự khác nhau của current profile định nghĩa bởi công thức nêu trong DnV và ABS thì bạn AIRGAP trích dẫn cả 2 công thức đó ra, cho một giá trị cụ thể, dùng một phần mềm toán nào đó (mathCAD, mathematica....) để vẽ ra 2 profile đó ra xem có khác nhau nhiều không, cái nào conservative hơn.
     
  15. AIRGAP

    AIRGAP New Member

    Tham gia ngày:
    6/8/12
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Hi Seastar!
    Bây giờ mình đặt vấn đề thế này nhé: Cùng là tiêu chuẩn áp dụng cho jack-up, thì DnV RP C104 lấy ho=50m, trong khi MODU của ABS thì lấy ho=5m, và ''ho'' ở đây cùng bản chất là độ sâu ảnh hưởng của gió tới dòng chảy. Sự khác nhau là quá rõ ràng và chẳng cần tính chúng ta cũng thấy điều đó, giả giử ABS đã sử dụng giá trị ho=5m cho thiết kế jackup là đúng, vậy thì DnV đưa ra ho=50m là không chính xác. Lật lại vấn đề nếu giá trị mà DnV đưa ra cho jackup là không chính xác thì liệu giá trị ho=50m cho jacket có đúng nữa hay không? Ý mình là thế, mời các bác tiếp tục bình luận.Have fun!
     
  16. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    DnV RP C104 yêu cầu kiểm tra cái gì của jack-up liên quan đến dòng chảy?

    ABS MODU yêu cầu kiểm tra cái gì của MODU liên quan đến dòng chảy?

    Độ sâu tối đa mà chúng ta cần xác định giá trị Vc(z) cho jack-up là bao nhiêu? (đáy biển)
    Độ sâu tối đa mà chúng ta cần xác định giá trị Vc(z) cho MODU là bao nhiêu? (khoảng 10m, đáy tàu)

    Chúng ta thử vẽ 2 profile rồi lấy trong phạm vi 10m xem 2 profile này có giống nhau hay là "khác xa" nhau?
     
  17. AIRGAP

    AIRGAP New Member

    Tham gia ngày:
    6/8/12
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Mr.Seastar!
    Cùng cho tính toán leg of jackup, DnV và ABS đưa ra hai công thức giống nhau để xác định profile dòng chảy nhưng khác nhau ở giá trị "ho" mà mình đang nhấn mạnh,và nó không fai khác một vài % mà là 90%.Vì vậy phải chăng một trong hai tiêu chuẩn trên viết chưa chính xác về vấn đề này??Cái nào đúng, cái nào chưa chính xác? Nếu DnV chưa chính xác thì giá trị ho đưa ra cho jacket cũng còn đúng nữa hay ko?Mong các bác tiếp tục cho ý kiến bình luận.Have fun!
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/8/12
  18. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Seastar, theo tôi dòng chảy là một trong các yếu tố môi trường tác động vào công trình biển, về cơ bản thì bất cứ công trình nào đứng/làm việc tại khu vực có dòng chảy sẽ chịu tác dụng của dòng chảy, không bất cứ là công trình cố định hay di động, đường ống (lưu ý không đề cập đến lấy giá trị nào để tính toán tải trọng?). Ví dụ tiêu chuẩn DNV nói đến số liệu môi trường thường viện dẫn đến DNV-RP-C205.

    MODU (mobile offshore drilling unit) tiếng Việt gọi là giàn khoan di động bao gồm giàn khoan tự nâng (SEDU-Self-Elevating Drilling Unit), giàn chìm, bán chìm (Column-Stabilized Drilling Unit) và Giàn khoan nổi (Surface Type Drilling Units: Drilling ship và Barge Drilling Unit) - Định nghĩa chi tiết có thể xem MODU Part3 chapter 1 section 1.3.

    Jack up rig hay còn gọi Self-Elevating Drilling Unit, tiếng việt gọi là giàn khoan tự nâng chỉ là một loại giàn khoan được đề cập trong MODU (chiếm gần 65-70%). Lưu ý không nhầm lẫn Jackup rig với Jackup, vì nói đến Jackup chỉ chung là kết cấu công trình tự nâng, có thể có rất nhiều loại khác nhau không chỉ phục công tác khoan (Jack up rig) và còn có thể phục vụ thi công Jack up construction/Production platform, làm nhà ở ,....

    Có cái MODU là body chịu tác dụng dòng chảy ở độ sâu 50m không? có, đó là loại Column-Stabilized Drilling Unit có body dạng column. Nếu không kể chính xác là body thì là các loại giàn được thiết kế support là đáy biển đều chịu tác dụng của dòng chảy ở độ sau 50 nếu đang làm việc ở độ sâu >=50m (chân giàn khoan tự nâng chẳng hạn).

    Hiện nay có cái MOPU - Mobile offshore Production Unit có điều kiện làm việc gống với giàn cố định dùng cho khoan - khai thác. Nếu bàn về MODU có thể chúng ta mở thêm topic khác.

    Câu hỏi của Airgap thảo luận ở đây là "xác định độ sâu ảnh hưởng của gió tới dòng chảy giữa các tiêu chuẩn"
     
  19. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Vấn đề này tôi cũng đã xem xét, chính xác như ý kiến Airgap đưa ra, Ho theo tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hành ABS, SNAME, GL là 5m và tuy nhiên theo DNV Ho = 50m, chắc là Emial trực tiếp hỏi DNV xem họ phản hồi như thế nào?
     
  20. Phongba259

    Phongba259 New Member

    Tham gia ngày:
    11/8/12
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hi,
    Trong trường hợp này Airgap đã nhầm lẫn 2 giá trị h và d0 rồi. Nếu nhìn kỹ, trong ABS vận tốc dòng chảy sẽ đc xác định bởi 2 công thức ứng với giá trị của z (z<h và z>h). Giá trị h ở đây (với ABS h=5m) là vị trí người ta đo vận tốc dòng chảy. Từ vận tốc dòng chảy đo đc tại đây ng ta sẽ tính đc vận tốc dòng chảy ở các vị trí khác theo 2 công thức ở trên. Giá trị h này giống như giá trị h0=10m khi ta dùng để xác định vận tốc gió vậy. Còn với công thức của DnV, d0 là giá trị lớn nhất để gió tạo thành dòng chảy. Với những điểm có độ sâu lớn hơn d0 (tức là z<-d0) thì vận tốc dòng chảy do gió sẽ bằng không. Nhưng tổng giá trị vận tốc dòng chảy vẫn >0 vì nó còn có sự góp mặt của vận tốc dòng chảy do thủy triều tạo ra. Bác nên đọc kỹ hơn để hiểu rõ các tiêu chuẩn. Về bản chất các tiêu chuẩn cơ bản giống nhau nhưng cách họ thể hiện thì khác nhau. Mỗi tiêu chuẩn sẽ đc áp dụng cho các vùng miền # nhau.
    Đôi lời chia sẻ cùng Airgap. Chúc bác thành công!
     

Chia sẻ trang này