tính toán giãn nở cho đường ống ngầm dưới biển

Thảo luận trong 'Pipeline Chuyên ngành Đường ống, Riser Jtube' bắt đầu bởi bibitran, 7/4/14.

  1. bibitran

    bibitran New Member

    Tham gia ngày:
    7/4/14
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    student
    Nơi ở:
    Bắc Giang
    Em đang làm đồ án liên quan đến mảng đường ống. Các anh có thể cho em biết mục đích của việc tính toán giãn nở cho đường ống la gì?

    Em cũng chưa hiểu rõ vấn đề này lắm, ai có sách hay tài liệu gì liên quan có thể share để em tìm hiểu được không ạ?
    E cảm ơn.
     
  2. piping

    piping Member

    Tham gia ngày:
    3/2/13
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    6
    ...Xin lỗi tôi nhầm với piping
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/4/14
  3. Hoan ctb

    Hoan ctb New Member

    Tham gia ngày:
    19/2/13
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bạn tưởng tượng là với 1 đường ống dài ngoằng, chạy liên tục dưới áp suất và nhiệt độ cao thì tất nhiên vật liệu làm ống sẽ bị giãn nở, đường ống dài ra.Trong khi đó vị trí 2 đầu pipeline phải được cố định (nối vào với riser của các giàn), rồi địa hình đáy biển ko bằng phẳng.... sẽ dẫn đến những hậu quả ntn, tự suy diễn ra nhé >:d<
    Bạn lên mạng search các từ khóa : " GUIDANCE NOTE LECTURE 12 – THERMAL EXPANSION ANALYSIS" và "Pipeline expansion Herlianto_ Iswan".
    Bạn lấy kết quả tìm kiếm đầu tiên nhé.Đọc xong những tài liệu này bạn sẽ có những cái nhìn cơ bản về lý thuyết expansion pipeline.Còn nếu muốn cụ thể trong thực tế người ta xử lý ntn thì bạn phải kiếm 1 ai đó chuyên thi công để học hỏi.Chúc bạn làm đồ án tốt
     
  4. codonhanoi

    codonhanoi Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/12
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giãn nở trong các đường ống do áp lực chất bên trong và chênh lệch nhiệt độ giữa chất vận chuyển trong ống với nhiệt độ xung quanh môi trường xung quanh. Dưới tác dụng của giá trị nào đó của giãn nở thì đường ống sẽ bị mất ổn định tổng thể. Sự Mất ổn định tổng thể của đường ống được hiểu như mất ổn định của một thanh thẳng chịu nén. Đường ống có thể mất ổn định cả theo chiều đi xuống (trong những nhịp treo), theo phương ngang (mất ổn định ngang trên mặt đáy biển) hoặc theo phương dọc (mất ổn định trồi lên của đường ống chôn hoặc tại một đỉnh nào đó của đường ống nằm trên đáy biển không bằng phẳng. Mất ổn định cục bộ là hiện tượng đi kèm với sự xuất hiện biến dạng rất lớn tại một tiết diện ngang của đường ống.
     
  5. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Bạn nên tìm luận văn cao học của Ths Nguyễn Thanh Bình để đọc và hiểu.
     
  6. bibitran

    bibitran New Member

    Tham gia ngày:
    7/4/14
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    student
    Nơi ở:
    Bắc Giang
    Như vậy theo e hiểu là có nguyên nhân bên trong và ngoài gây lên sự giãn nở này.
    cảm ơn anh!

    ---------- Post added at 09:34 AM ---------- Previous post was at 09:28 AM ----------

    chào anh.
    chắc là do vấn đề nhạy cảm nên em không thể tìm thấy luận văn này trên mạng được.
    Vân đề này cũng còn khá mới với sinh viên bọn em.E cũng lục tung các đồ án năm trc nhưng chưa thấy ai lm về nó.Do đó em rất muốn tìm hiểu và ngâm cứu.
    rất mong được sự giúp đỡ của anh
     
  7. codonhanoi

    codonhanoi Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/12
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Nếu em là sinh viên của viện Xây Dựng Công Trình Biển - Đại học Xây Dựng thì có anh Phạm Hồng Đức (hiện tại đang ở lại trường làm giảng viên) làm về vấn đề này
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/4/14
  8. bibitran

    bibitran New Member

    Tham gia ngày:
    7/4/14
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    student
    Nơi ở:
    Bắc Giang
    cảm ơn anh.E dân mỏ-địa chất :)
     
  9. API

    API New Member

    Tham gia ngày:
    8/4/14
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Em học Mỏ-Địa Chất có thể hỏi và trao đổi với anh Nguyễn Thành Danh, K40 Khoa Dầu Khí. Anh ý cũng là giảng Viên, tiến sỹ nghiên cứu đề tài này.
    Chúc em thành công!
     

Chia sẻ trang này