Dear ACE, Làm công trình Biển nhưng chưa chắc ai cũng biết câu trả lời cho câu hỏi khá thú vị và phổ thông này. Trong các bản tin dự báo bão thường nói tới gió giật mạnh. Vậy thuật ngữ này nghĩa là gì và tại sao gió giật lại nguy hiểm? Ảnh minh họa gió giật
Gió giật chắc là có điện bên trong mới giật được chứ nhỉ Các bác cứ xem mấy chú choai choai ngoài đường chạy Exciter vít ga thì tưởng tượng ra gió giật. Nó là hiện tượng thay đổi tốc độ và hướng đột ngột của gió, tạo ra một áp lực động rất lớn. Bác nào dùng bật lửa zippo bao giờ chưa? Nếu bác đưa bật lửa vào cái quạt theo hướng gió thổi từ xa lại thì bật lửa sẽ không tắt. Trong khi đó bác đứng gần quạt đưa ngang đột ngột vào thì bật lửa sẽ tắt ngay, mặc dù cùng chịu một lượng gió thổi như nhau. Chính xác hơn thì Gió giật được định nghĩa là sự tăng tốc độ đột ngột của gió trong một khoảng thời gian ngắn. Theo hiệp hội khí tượng hải dương Hoa Kỳ (NOAA) thì một cơn gió giật được ghi nhận khi tốc độ gió cao nhất đạt ít nhất là 29.6km/h (~8.23m/s) và trong biểu đồ về tốc độ gió thì sự chênh lệch giữa các đỉnh và trạng thái tĩnh lặng ít nhất là 16.5km/h (~4.6m/s) với thời gian ngắn hơn 20 giây.
Câu hỏi này rất hay, thực sự là nghe nhiều rồi nhưng để hiểu chính xác về nó thì có vẻ khó, Em xin mạo muội trả lời câu hỏi của bác Admin: "gió giật" trong này nó có 2 từ "gió" và "giật" từ gió thì ai cũng biết, đó là sự chuyển động của không khí từ vùng áp cao xuống vùng áp thấp, còn từ "giật" nó là một từ mang ý nghĩa là làm cái gì đó di chuyển một quãng ngắn bằng tác động nhanh gọn trong 1 khoảng thời gian ngắn. Và "gió giật" là gió tác động một cách bất ngờ, nhanh và có cường độ là cường độ lớn nhất của cơn gió. Gió giật rất nguy hiểm bởi nó có cường độ cao và bất ngờ, có khi gió giật có thể tác dụng ngược với chiều gió đang thổi làm cho vật đang bị gió đang thổi phản ứng không kịp và bị hư hỏng. Từ "giật" nó có trong nhiều từ lắm, và nghe qua là có thể mường tượng được ra tốc độ của nó, điển hình là từ "cướp giật"
Nghe các bác giải thích thật là thú vị :O), vậy cho em hỏi cái "gió giật" này được đo như thế nào ạ? Nó có liên quan gì tới vận tốc gió trung bình trong 3s, 1 phút, 1 giờ, thành phần trung bình, thành phần mạch động mà AE mình được học?
Cái này thì chuyên môn quá bác ơi, giải thích ở đây hơi dài dòng. Vậy mời bác vào xem lại các mục 2.1.2/ 2.2/ 2.4.2 và mục 5.6 của DnV C205 để rõ vấn đề hơn ạ game) Nghe bác nói câu "AE mình được học" tự nhiên em nhớ lần đầu tiên được gặp thầy Phạm Khắc Hùng chính là hôm thầy dạy tiếng Anh chuyên ngành cho các sinh viên, và cũng chính là phần gió giật này. Hồi đó mấy anh em chưa biết từ chuyên ngành là gì thì thầy đã tranh thủ buổi tối hướng dẫn thêm cho anh em. Em nhớ là thầy có cuốn Rules for Fixed Offshore Platform bắt anh em dịch từng trang một. Chính hôm đầu tiên đó thầy đã tạo cho em một niềm đam mê cái nghiệp này. Không biết hôm đó có bác MOMORA không nhỉ, một buổi tối cuối thu gió lạnh với sân trường nồng nàn hoa sữa :x
Đo gió thì nó sẽ nó có một bảng quy định, còn cường độ của nó thì em nghĩ sẽ phải lấy cường độ maximum chứ không lấy trung bình. Nên chắc nó không liên quan tới mấy cái như bác nêu trên
Bỏ qua cái đoạn loằng ngoằng tí, thế quái nào ngày trước, đợt em đi thực tập ở Hòn Dáu thì cái đồng chí đo khi tượng ở đấy bảo là "gió giật là gió đổi theo 3 hướng liên tiếp nhau" Ví dụ như là chuyển từ N-NW-W chẳng hạn
Mình nghĩ gió giật là sự tăng tốc đột ngột của gió vd người ta nói gió bão cấp 12 giật cấp 13. thì đó là tăng tốc đột ngột của gió trong khoang thời gian ngắn ở đây cấp 13 là của gió là trong khoảng thời gian ngắn. vài giây. chứ không phải nó đang thổi cấp 12 và giật ngược hướng thành cấp 13. //Njcky: Sau bạn viết tiếng Việt có dấu nhé. Forum có chức năng gõ tiếng Việt đó bạn ha.
Dear ACE, Gửi AE một số câu trả lời từ đọc giả VNexpress.net. http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/hoi-dap/gio-giat-la-gi-2908215.html Nói chung vẫn đang rất nhiều ý kiến trái chiều.