H1%, H3% khái niệm

Thảo luận trong 'Chuyên ngành Offshore' bắt đầu bởi Barce, 29/3/13.

  1. Barce

    Barce Member

    Tham gia ngày:
    14/10/12
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Thưa các anh, trong tính toán tải trọng do sóng tác dụng vào công trình có một khái niệm khó hiểu, ví dụ như là H1%
    Sách viết là chiều cao sóng có nghĩa 1%
    Cho em hỏi sóng có nghĩa 1% nghĩa là gì ạ
    Cảm ơn các bác.
     
  2. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Mình ví dụ thế này cho bạn dễ hiểu:
    H3%=11, điều đó có nghĩa là trong cấp sóng này, khả năng xuất hiện sóng có chiều cao lớn hơn 11m có xác suất bằng 0.03.
     
  3. Tieu_Ho

    Tieu_Ho Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/11/12
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Trong câu hỏi của bạn " chiều cao sóng có nghĩa 1% thì bạn cần hiểu rõ 2 vấn đề: " Chiều cao sóng có nghĩa" và "1%" là 2 giá trị hay 2 khái niệm khác nhau. Bạn cần hiểu cả 2 khái niệm thì sẽ hiểu điều bạn hỏi:
    - Chiều cao sóng có nghĩa: chính là Hs hoặc Hsig chính là chiều cao đáng kể, là giá trị trung bình 1/3 số con sóng có chiều cao lớn nhất đc thống kê trong một bản ghi sóng. ( 1 tháng, 1 năm, 10 năm, ....)
    - 1% tức là H1% ( tổng quát Hn%) là mức đảm bảo chiều cao sóng, Là sác xuất để chiều cao sóng thực tế có thể xuất hiện chiều cao sóng lớn hơn giá trị cho trong bảng ghi hoặc gt chỉ định để tính toán là 1% (hoặc n%).

    Vậy giả sử chiều cao sóng có nghĩ 1% hướng NE là 10.1 m tức là:
    Chiều cao sóng có nghĩa hướng NE mực nước TB là 10.1 m và sác xuất để chiều cao sóng thực tế xuất hiện cao hơn 10.1m ( hướng NE, và cùng bảng ghi sóng) là 1%,

    *Lưu ý: 10.1 không phải là giá trị chiều cao sóng Hmax,
    Tuỳ thuộc vào từng công trình để chọn sác xuất n% theo yêu cầu thiết kế và tc thiết kế
     
  4. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Để tăng thêm phần thuyết phục, có đọc được một phần lý thuyết trong sách của Thầy Khôi, AE quan tâm có thể tham khảo ở trang 45 của cuốn sách.
    Hs-1.jpg
    Hs-2.jpg
     
  5. linhwru

    linhwru New Member

    Tham gia ngày:
    3/11/13
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    E đồng ý với bác về định nghĩa sóng Hsignificant,H1/3 (mặc dù 2 giá trị trên chỉ là gần như nhau).Tuy nhiên phần H1% phải ứng với mực nước tính toán chứ không thể là mực nước trung bình bởi vì :
    -Sóng nước sâu trong điều kiện cực trị (gió mùa,bão) thì MN lúc này phải là MNTK (Htrmax + Hnd).
    -Trong điều kiện vận hành thì tùy trường hợp mà tra mực nước tương ứng.
    E học bên công trình bảo vệ bờ(đê,kè biển,đập phá sóng) nên mong bác port engineering & offshore engineering chém tiếp ạ! :D
     
  6. Tieu_Ho

    Tieu_Ho Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/11/12
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Bạn nói MNTK ko biết có phải là Mực Nước Thiết Kế không?

    Thông thường một công trình luôn phải tính toán cho cả 3 MNTK ( Hmax, Hmin, Htb)

    Số liệu sóng vùng nước sâu hay nước nông thì ý nghĩa của các giá trị là giống nhau, và đều có các thông số như nhau, chỉ khác chút về giá trị thôi :)

    Còn về mực nước thì mình ít thấy "thống kê số liệu sóng theo mực nước" nên thường dùng 1 số liệu cho 3 mực nước.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/11/13
  7. linhwru

    linhwru New Member

    Tham gia ngày:
    3/11/13
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    :). Sóng thì được đặc trưng bởi các thông số: Độ cao sóng(H),Chu kì sóng (T),chiều dài sóng L, góc sóng tới phi.
    -Tuy nhiên mỗi thông số lại có các giá trị khác nhau tương ứng với các vùng nước khác nhau: vùng nước sâu,vùng nước chuyển tiếp, vùng nước nông.
    -Còn về sóng trong điều kiện thường thì độ cao sóng bé hơn so với TH bão hoặc gió mùa.Tuy nhiên, độ sâu nước lại bé hơn nên khả năng ảnh hưởng đến chân công trình là đáng kể.Chính vì thế cần điều kiện kiểm tra kết cấu bảo vệ chân theo điều kiện: sóng(max) trong điều kiện thường còn MN thí lấy là MN min theo tần suất.
     
  8. Cargoship

    Cargoship New Member

    Tham gia ngày:
    4/11/13
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    " hs được định nghĩa là giá trị trung bình của 1/3 cao nhất các chiều cao sóng". Cái này mình cho là không đúng, phải định nghĩa lại là: Hs là trị số chiều cao sóng mà ở đó xác suất suất hiện các con sóng lớn hơn trị số này là 1/3. dựa trên hàm phân phối mật độ rayleigh distribution. Khi vẽ được hàm mật độ thì xác định đơn giản là kẻ đường thẳng sao cho diện tích hình bên phải bằng 1/3 toàn diện tích của đồ thị. 1% hay 3% thì cũng làm tương tự
     
  9. DocCoCauBai

    DocCoCauBai Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    22/1/13
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Có ai trên forum hiểu member này định viết gì không vậy?
    1/MNTK = Mực nước thiết kế mà đi lấy trong điều kiện bão cực đại?
    2/Mực nước có nhiều thiệt nhiều hay sao mà phải tra tương ứng tùy trường hợp? bạn có thể nêu ra cho mình biết một vài ví dụ cho nó chi tiết vấn đề không?
    Vãi bác quá, định nghĩa của Thầy Khôi mà phán như đúng rồi.
    Định nghĩa của Bác viết chưa thực sự tường minh và dễ hiểu? càng đọc càng rối.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/11/13
  10. linhwru

    linhwru New Member

    Tham gia ngày:
    3/11/13
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    @Đọc cô càu bái :
    1: Trong thiết kế đê chắn sóng bảo vệ bể cảng thì bạn lấy điều kiện biên hải văn như thế nào( Mực nước,độ cao sóng???)
    2. Cùng 1 độ cao sóng nước sâu thì khi truyền sóng vào bờ thì tác dụng nó lên đáy biển khi đi qua vùng nước sâu và nông giống hay khác nhau?
    P/s : 1 điều viết ra không nhất thiết phải cho tất cả mọi ng đều hiểu.Và các sự khó hiểu rơi đúng vào cậu :v
     
  11. DocCoCauBai

    DocCoCauBai Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    22/1/13
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18

    Mình biết cách lấy và chắc chắn là không dựa vào mực nước ở điều kiện bão cực đại.
    Bạn đã bao giờ thiết kế một cái đê mà chấp nhận cho nước tràn qua với điều kiện bão có chu kỳ lặp là 50 năm để tiết giảm chi phí đầu tư ban đầu?

    Không hiểu nội dung câu này, hic!
    Bạn viết có dấu chấm, dấu phẩy cẩn thận giúp. Cảm ơn.
     
  12. linhwru

    linhwru New Member

    Tham gia ngày:
    3/11/13
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    @DCCB :
    1. Có vẻ bác muốn nói đến khái niệm "lượng tràn cho pháp".Hehe. "Mới" và "lạ" quá ta.
    2.Cùng 1 độ cao sóng nước sâu, khi truyền sóng vào bờ thì tác dụng nó lên đáy biển trong trường hợp qua vùng nước sâu và nông giống hay khác nhau?
     
  13. luuguxd

    luuguxd Moderator

    Tham gia ngày:
    21/5/12
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    hà nội
    Cái lượng tràn cho phép thì có gì đâu mà mới nhỉ ? không biết bạn đang thiết kế theo tiêu chuẩn việt nam hay nước ngoài mà lại nói đến lượng tràn cho phép
     
  14. linhwru

    linhwru New Member

    Tham gia ngày:
    3/11/13
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Té ra là bác Hùng ở Telico.
    E thiết kế theo CEM 2012 bác ạ!
     
  15. luuguxd

    luuguxd Moderator

    Tham gia ngày:
    21/5/12
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    hà nội
    bạn nhầm sang sếp của t rồi . Bạn biết bác Hùng ở telico à ?
     
  16. Barce

    Barce Member

    Tham gia ngày:
    14/10/12
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Đại ca Linhwru là Moderators bên ketcau.com đấy.
    Đọc một số bài của bác cũng ở bên kia rất là chất lượng.
     
  17. luuguxd

    luuguxd Moderator

    Tham gia ngày:
    21/5/12
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    hà nội
    Bác Linhwru cho em xin lỗi nhé . Em là đệ tử của anh Hùng bên Telico ạ . hjhj
     
  18. linhwru

    linhwru New Member

    Tham gia ngày:
    3/11/13
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Thế là lại thêm bạn mới .hihi.

    ---------- Post added at 10:29 AM ---------- Previous post was at 10:29 AM ----------

    Quá lời rồi.Bên ketcau. cơm nick bạn là gì?
     
  19. DocCoCauBai

    DocCoCauBai Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    22/1/13
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Em hiểu thế này, bác xem có đúng không nhé:
    Cùng một con sóng có độ cao (Hs) tại vùng nước sâu.
    Khi con sóng này truyền vào bờ, nó tác động lên đáy biển.
    Sự tác động này giống hay khác nhau giữa vùng nước sâu và vùng nước nông mà nó đi qua?
    Câu trả lời là khác nhau: vùng nước sâu tác động lớn hơn bời vì thể tích nước tại vùng đó lớn ==> áp lực lên đáy biển cũng lớn.
    Nhưng mục đích của câu hỏi này là gì vậy sư huynh?
    Nó có liên quan gì tới H1% và H3%?
     
  20. linhwru

    linhwru New Member

    Tham gia ngày:
    3/11/13
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tớ có bảo là nó liên quan gì đến H1% hay H3% gì đâu.Vì nói về 2 loại chiều cao sóng đó thì có người nói rồi. Cái cần làm rõ ở đây là mực nước tính toán tương ứng với từng loại chiều cao sóng đó.
    Mấy dòng đỏ thì bạn hiểu đúng đấy.Nhưng câu trả lời nó khác nhau như thế nào.Thi bạn nói sai rồi. Nước sâu thì tương tác sóng và đáy biển sẽ rất nhỏ.Xem không đáng kể đến quá trình sóng vỡ. Sóng vỡ ở khu vực nước sâu chủ yếu do độ dốc sóng nước sâu lớn Ho/Lo lớn.
    Còn trong vùng nước nông thì ảnh hưởng của ma sát đáy dẫn đến hiện tượng Shoaling, sóng bị biến dạng, đỉnh nhọn hơn và vỡ dẫn đến quá trình tiêu tán năng lượng hình thành các dòng ven bờ và nhiều thứ nữa...Nếu tương tác với công trình thì ảnh hưởng của nó là rất đáng kể.Đối với đê biển, kè biển sẽ làm xói chân.... còn với đê chắn sóng thì cấu kiện bảo vệ chân đê cũng phải được chú ý.
    Chém mỏi cả ngón tay... :D
     

Chia sẻ trang này