Chu kỳ dao động riêng của kết cấu

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi NoName, 19/8/12.

  1. Ne0_Njcky

    Ne0_Njcky Moderators

    Tham gia ngày:
    12/3/13
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    => Có cái gì mà bác nóng tính vậy? Em thắc mắc thì em hỏi thôi mà chứ chả lẽ ra ngoài, có sự cố gì, mọi người hỏi thì lại cứ bảo là "nhắm mắt lại đừng nghĩ nữa" thì sao được :D
    => Phần này thì em chịu, đợi bác chỉ giáo thêm nữa vậy :)
     
  2. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Công thức tính chu kỳ dao động: T=2pi()*sqrt(M/K)
    Độ cứng kết cấu trước và sau bão là như nhau, điều đó có nghĩa là Chu kỳ dao động riêng của kết cấu chỉ phụ thuộc vào ma trận khối lượng của kết cấu M.
    02 hai lý do mà bác BigCrab đã nêu là hợp lý, Tuy nhiên cũng xin chi tiết thêm để AE hiểu tường minh hơn vấn đề:
    Trong điều kiện vận hành (Operating) và điều kiện bão cực hạn (Storm) khối lượng kết cấu thay đổi do các nguyên nhân chính:
    1/ Mực nước thay đổi, ở điều kiện Storm mực nước thường dâng cao hơn so với điều kiện bình thường khoảng >5m (con số ví dụ), điều đó dẫn đến:
    +. Tăng khối lượng nước kèm tác động vào kết cấu
    +. Giảm khối lượng bản thân kết cấu do bị trừ thêm hơn 5m lực đây nổi khi nước dâng.
    2/ Trong điều kiện Storm một số máy móc thiết bị sẽ buộc phải ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn ==> từ đó làm giảm khối lượng toàn bộ giàn
    (ví dụ: Máy khi hoạt động chưa 100 Ton nước và không hoạt động nữa thì 100 ton nước này sẽ bị thải xuống biển là khối lượng giàn giảm đi 100 ton)
    AE lưu ý, tải trọng là khối lượng bản thân của thiết bị/máy móc là một phần trong ma trận khối lượng M, không phải ngoại lực.
    AE có ý kiến khác xin tiếp tục ném đá để tìm hiểu thêm. (‘.’)
    Hình minh họa (trích từ sách: Phạm Khắc Hùng (2008), Báo cáo thu thập và sử lý thông tin kỹ thuật để tính toán và thiết kế các công trình biển đến độ sâu 200m, Hà Nội)
    Tp.jpg
     
  3. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Bác nào thích ném đá thì ném vào những chỗ em tô đậm ở trên xem thế nào ạ. Em đang chưa rõ lực đẩy nổi là ngoại lực hay nội lực nên chưa ném đá được, mời các bác ?@_@?
     
  4. AIRGAP

    AIRGAP New Member

    Tham gia ngày:
    6/8/12
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    -Ông Hoangtu từ đâu mà đưa thiết bị máy móc vào thành khối lượng bản thân kết cấu vậy, từ xưa tới nay mình chưa gặp trường hợp này bao giờ.:">
    -"Giảm khối lượng bản thân kết cấu do bị trừ thêm hơn 5m lực đây nổi khi nước dâng."
    Khối lượng bản thân kết cấu thì không thay đổi rồi, trừ khi trong hai trường hợp này có sự thay đổi do mất mát kết cấu hay là gắn thêm vào thôi chứ lực đẩy nổi lại làm giảm khối lượng bản thân thì vô lý quá.:p
     
  5. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản, xem ra không phải vậy.
    Để minh chứng cho 02 thắc mắc mà các bác đã comment xin show ra 02 bảng tổng hợp ma trận khối lượng M trong hai giai đoạn OPR và STO
    Khối lượng M này sẽ được dùng để phân tích chu kỳ DDR của kết cấu, việc hiểu các thông số trong 02 hình này thì chỉ có các bác đã từng làm bài toán này mới hiểu và chém gió tiếp được chứ giờ mà đi giải thích thêm thì không ổn.
    Hình 1: Operating
    Operating.jpg
    Hình 2: Storm
    Storm.jpg

    Có một vài khái niệm AE phải thống nhất với nhau trước, tránh gây hiểu nhầm và chém không đúng trọng tâm.
    1/ Khối lượng bản thân kết cấu là phần khối lượng thép cấu thành lên kết cấu (Jacket&topside…), con số này không đổi trong mọi trường hợp
    2/ Ma trận khối lượng M là một con số bao gồm những thứ có khối lượng trên giàn, giá trí này mới dùng trong phương trình động lực học để xác định chu kỳ DDR.
    Để tiếp tục bàn luận, xin hỏi hai tác giả đã có những thắc mắc rất thú vị.
    1/ Khối lượng máy móc/thiết bị không được kể vào ma trận khối lượng M trong phân tích dao động riêng thì nó được kể vào đâu và phục vụ mục đích gì trong thiết kế kết cấu (lưu ý là kể vào ma trận khối lượng M không phải là cộng thêm vào khối lượng bản thân kết cấu như AIRGAP đang viết)
    2/ Lực đẩy nổi buoyancy có phải là ngoại lực hay không?
    Câu trả lời cần thẩm định thêm: Lực đẩy nổi bouyancy là ngoại lực, nhưng lực này làm giảm ma trận khối lượng M của kết cấu trong phân tích DDR.
    Khi sử dụng Sacs để phân tích động (Dynamic):
    Phần kết cấu bị ngập thêm 5m do bão làm giảm lực force. Force = Dead Load – Buoyancy (trong đó: dead load là không đổi chỉ có Buoyancy là thay).
    Xin hỏi bác Bigcrab, khối lượng nước kèm phát sinh có phải là ngoại lực hay không?
    Noted:
    1/ Những thông số thay đổi trong 02 hình ở trên bao gồm:
    +/. Member Element
    +/. Load case convert to Weight
    2/ Vì là vấn đề kỹ thuật, rất mong AE tích cực comment và không kiêng nể dù người viết bài là ai, mục đích là giúp người đọc hiểu đúng và hiểu rõ vấn đề.
     
  6. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Câu 1: Em thì thích nói về lý thuyết nhưng bác thì thích nói về phần mềm. Bác có vẻ đang dùng SACS nhỉ, thử kiểm tra xem nếu đưa vào một trường hợp tải liên quan đến khối lượng, ví dụ như:

    LOADCN 1
    DEAD
    DEAD -Z

    rồi sau đó bác xem trong LOADCASE SUMMARY của bác chạy ra nếu có giá trị nước kèm thì nó chính là ngoại lực. Em thì chỉ thấy trong kết quả em chạy ra có mỗi 2 giá trị là DEAD WEIGHT (WEIGHT IN AIR) và BUOYANCY LOAD (DISPLACEMENT) thôi bác ạ, không biết tác giả phần mềm SACS có giấu bài gì không hay là máy em bị lỗi gì không.
    Chờ kết quả của bác \:D/

    Câu 2: Bác phải hỏi chuyên gia hãng EDI/Bentley (người viết ra code của phần mềm SACS) xem ông ấy đã cho cái gì vào ma trận khối lượng để tính DDR và liệu giá trị trong bảng WEIGHT AND CENTER OF GRAVITY SUMMARY có phải là ma trận khối lượng ông ấy đã dùng để tính DDR cho kết cấu không rồi hẵng lại dùng cái bảng giá trị của bác chạy ra để phản bác lại ý kiến của em. Trong trường hợp bác không hỏi được thì anh em mình nên trao đổi vấn đề ở góc độ lý thuyết, tức là xoay quanh phương trình ĐLH Kết cấu. Tránh trường hợp tới đây mấy bác chạy SAP, chạy Sesam, chạy Abaqus,... (những phần mềm tính được DDR) lại đưa ra mấy cái bảng thống kê khối lượng khác nhau nữa rồi cuối cùng kết luận là hòa cả làng :D
     
  7. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Đây là tinh thần, luôn luôn lắng nghe và còn lâu mới hiểu đấy.
    Phần mềm nó xây dựng không theo lý thuyết thì base on theo cái nào nhi?
    Tiện cho hỏi các bác trong topic 01 câu về Bouyancy load.
    Bouyancy load với cả cái gọi là Displacement là giống hay khác nhau vậy?
     
  8. Khong

    Khong Member

    Tham gia ngày:
    21/12/12
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Topic đến hồi hay rồi đây, Mong AE tiếp tục để làm sáng tỏ vấn đề.
    Theo đó, câu hỏi/vướng mắc trong topic giờ chuyển thành: "Có hay không sự tham gia của các yếu tố là khối lượng trên giàn (trừ khối lượng bản thân kết cấu) vào phân tích DDR của kết cấu"
    Mình đặt câu hỏi thế này có đúng không, bác hoangtu, Bigcab, AIRGAP và real-07?
     
  9. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Tình hình là các câu hỏi ngày càng khó và tính mô phạm cao. Do trình độ có hạn nên em xin phép ngồi hóng hớt tiếp. Các bác hoangtu, real-07, Khong nên chăng làm tiếp khóa ThS với tinh thần "luôn luôn lắng nghe, còn lâu mới hiểu" của bác real-07 để giải thích rõ hơn cho anh em.

    Em đợi tin mới từ các bác!
     
  10. AIRGAP

    AIRGAP New Member

    Tham gia ngày:
    6/8/12
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Cần phân biệt định nghĩa khối lượng bản thân kết cấu và khối lượng tham gia giao động riêng. Ý kiến cá nhân mình thì các thành phần khối lượng ngoài bản thân kết cấu sẽ tham gia dao động trong phân tich dao động riêng.
    Trong các bài toán tính toán như kiểm tra bền kết cấu thì các thành phần khối lượng thiết bị/máy móc,... được khai báo dưới dạng tải trọng theo phương z
    Trong tính toán giao động riêng thì xem xét khối lượng của thiết bị/máy móc,.. là khối lượng tham gia dao động và được convert từ dạng tải trọng sang thành khối lượng và nó sẽ tham gia vào thành phần khối lượng trong ma trận M.
    Không biết như thế có đúng không các bác nhỉ:-/
     
  11. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Phân tích như bác thì topic chả còn gì phải tranh cãi
    Cứ cái gì liên quan tới khối lượng là sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ ddr của kết cấu.
    Vậy thì:
    1/ Lực đẩy nổi là ngoại lực nhưng làm giảm khối lượng bản thân kết cấu (Điều kiện storm) ===> Ảnh hưởng tới kết quả phân tích DDR
    2/ Khối lượng nước kèm phát sinh trong điều kiện Storm ===> ảnh hưởng tới kết quả phân tích DDR
    -----------------
    Anh em có ý kiến khác xin mời tiếp tục.
     
  12. Khong

    Khong Member

    Tham gia ngày:
    21/12/12
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Nghe huynh Real-07 phán thì cũng khá hợp lý nhưng vẫn còn đá với các comment khác đã trích dẫn ở trên.
    Có bác nào cao tay chốt lại vấn đề cho AE khác đỡ phân vân nhỉ?
     
  13. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Ủa sao lực sóng tác dụng lên thanh trụ cũng có thành phần theo phương Z (giống phương của lực đẩy nổi) mà các bác admin, hoangtu, real-07, Khong không kể vào việc ảnh hưởng đến ma trận khối lượng khi tham gia DDR như là lực đẩy nổi các bác nhỉ 8->
     
  14. Cargoship

    Cargoship New Member

    Tham gia ngày:
    4/11/13
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình không được học về công trình biển cố định nhưng mình hiểu về mặt phương pháp bước tính cũng giống như tính dao động của tàu (motion/sea keeping analisys). lực nổi sẽ ko ảnh hưởng tới dao động theo phương ngang của jacket vì lực này vuông góc với phương dao động. khi thay đổi mean sea level thì khối lượng addmass thay đổi và lực drag force thay đổi theo do đó ảnh hưởng tới nature pẻiod
     
  15. longhuyen

    longhuyen New Member

    Tham gia ngày:
    28/10/12
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    nhưng bác à.DDR đâu có bị ảnh hưởng bởi tải trọng đâu mà xét là phương ngang hay phương dọc nhỉ.
     
  16. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    1. Lực đẩy nổi: Nó chính là lực thủy tĩnh lên vật rắn đặt trong môi trường lỏng (các lực thủy tĩnh tác dụng lên vật theo phương ngang tự triệt tiêu trong Gradient kín, lực theo phương thẳng đứng có chiều tổng hợp hướng lên trên). Và vì thế là ngoại lực - không xét tới trong bài toán tính dao động riêng
    2. Nước kèm ảnh hưởng tới kết quả tính dao động riêng: Đúng. Tuy nhiên cứ vật rắn nhúng vào môi trường lỏng thì có khối lượng nước kèm chứ không phải "trong điều kiện Storm" mới có.
    have fun
     
  17. longhuyen

    longhuyen New Member

    Tham gia ngày:
    28/10/12
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ad thể giải thích thêm cho em 1 chút được không ạ.bình thường em thấy các thầy vẫn nói rằng do có lực đẩy nổi thì kết cấu nhẹ hơn khi đặt trong môi trường lỏng, như vậy sẽ làm thay đổi chu kỳ dao động riêng.ở đây em hiểu ý ad là tính ddr chỉ xét đến lực theo phương thẳng đứng hướng xuống dưới có đúng không? thank
     
  18. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Ha ha :D

    Bác này có 2 comment đá nhau rùi hè.

    Câu trên đá câu dưới, đá cả nhời thầy giáo nữa ấy chứ :-t

     
  19. longhuyen

    longhuyen New Member

    Tham gia ngày:
    28/10/12
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    ko bác hiểu nhầm ý em rùi.câu trên cũng là câu hỏi em dành cho bác thôi.em hỏi thế vì trước đó em có theo dõi thì thấy các anh nói vậy nên em hỏi bác mà ko thấy bác rep lên hỏi ad .tại 2 câu hỏi của em nó chưa rõ nghĩa.vì thực ra em cũng đang hơi mơ hồ chút về vấn dề này.
     
  20. pcthanh

    pcthanh New Member

    Tham gia ngày:
    17/9/14
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Lang thang trên diễn đàn, thấy bài này của admin đã hơn 1 năm, xin mạo muội trả lời:
    Chu kỳ dao động khác nhau là do điều kiện biên (nền móng ) khác nhau. Muốn chạy dynamic analysis, cần phải linearise foundation. Tải trọng dùng linearise foundation khác nhau trong hai trường hợp. Vì soil spring là non-linear, nên thông thường soil spring cho operating condition sẽ cứng hơn, dẫn tới chu kỳ dao đọng nhỏ hơn. Trong extreme condition, thì còn một vấn đề nũa làm cho nền móng "mềm" hơn: đó là soil degradation.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/9/14

Chia sẻ trang này