Thắc mắc đồ án cố định 1

Thảo luận trong 'Đồ án Môn Hoc CTB' bắt đầu bởi ksctb, 27/10/13.

  1. ksctb

    ksctb New Member

    Tham gia ngày:
    16/6/12
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Các anh cho em hỏi,sau khi em tính dao động riêng xong thì phải gán các loại tải trọng để xuất nội lực.
    Em muốn hỏi gán tải trọng hà bám như thế nào có giống gán khối lượng hà bám vào nút không?
    Tải trọng đẩy nổi (được tính trong sap thì nằm trong mục nào, lúc khai báo tải trọng sóng em thấy có mục tt đẩy nổi có phải đấy không ạ) như thế nào? Tải trọng sóng + dòng chảy thì em đã em hướng dẫn rồi. Em khá yếu phần mềm sap, mong các anh giúp đỡ !
     
  2. luuguxd

    luuguxd Moderator

    Tham gia ngày:
    21/5/12
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    hà nội
    Cho a hỏi chú tính tải trọng bằng excel rồi import vào hay tính toán tải trọng bằng khai kháo trong Sap
     
  3. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Bạn có thể tìm thấy thông tin cần thiết trong tài liệu sau
    http://offshore.vn/threads/800?hai-bao-tai-trong-song-trong-SAP-v10-
    http://offshore.vn/threads/139?o-an-co-dinh-1-thiet-ke-MSP-8-ong-chinh
    http://offshore.vn/threads/1487?ATN-k52-Thiet-Ke-Chi-Tiet-Chan-De-va-Thuong-Tang-Dan-Hai-Su-Trang
    Trong phạm vi các đồ án môn học thì bạn có thể gán tải trọng hà bám bằng khối lượng quy về nút (tính trong excel rồi input vào sap) hoặc trực tiếp trong phần mềm.
    Hope this answers your question.
     
    Last edited by a moderator: 16/11/15
  4. ksctb

    ksctb New Member

    Tham gia ngày:
    16/6/12
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    - Phần khối lượng hà bám,nước kèm,... em tính bằng excel rồi import, nhưng em muốn hỏi gán tải trọng hà bám thì làm thế nào?
    - Tải trọng đẩy nổi trong đồ án khóa trước nói là sap tính, nhưng em k rõ tính thế nào? em muốn biết gán như thế nào? sau này còn tổ hợp tải trọng.
    -Ở trong phần gán tải trọng sóng có phần hà bám, đẩy nổi, 2 phần này có ý nghĩa gì, có phải là tải trọng k ạ!
    Hiện tại em đang mắc ở mấy ý này.
     
  5. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Last edited by a moderator: 16/11/15
  6. Ne0_Njcky

    Ne0_Njcky Moderators

    Tham gia ngày:
    12/3/13
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    => Có một sự nhầm lẫn rất cơ bản ở đây.
    1. Đầu tiên: khi có hà bám vào ống thì sẽ có những ảnh hưởng tới điều gì? Khối lượng bản thân. đường kính ống,... => thay đổi áp lực sóng + dòng chảy, khối lượng nước kèm. Tức là phương pháp tính toán sẽ như bình thường, như tính toán lúc không có hà bám.
    2. Hà bám không gây lên TẢI TRỌNG. Đó chỉ là KHỐI LƯỢNG HÀ BÁM, tính cùng với KHỐI LƯỢNG BẢN THÂN của kết cấu. Tính như thế nào.
    Cơ sở của phương pháp này là gì:
    => Thế nên trong bài toán cố định 1: các khối lượng được quy về nút thế nào thì hà bám sẽ được quy về nút như thế. Nhưng phải xét đến sự thay đổi các thông số khi có sự thay đổi giữa có hà bám và không có hà bám.
    3. Đẩy nổi cũng không phải là tải trọng. Đẩy nổi ở đây là lực đẩy Archimedes tác dụng lên kết cấu.
    4. Tải trọng đẩy nổi SAP tính hay tính tay không quan trọng, quan trọng là phải hiểu. SAP tính thì nó được cả 1 loạt luôn chứ có tách ra thành từng Combo đâu mà tổ hợp tải trọng?
     
  7. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Để tránh gây sai lầm cho các bạn sv đang làm những đồ án đầu tay về nghành thì đề nghị bác Neo_Nicky giải thích lại hai câu hỏi sau
    1. Tại sao hà bám không được xem là một dạng tải trọng tác động lên công trình?
    2. Tại sao lực đẩy nổi không được xem là một dạng tải trong tác động lên công trình?
    Em thì đang nghĩ bác đang hiểu sai về khái niệm tải trọng và mong bác đính chính lại phát ngôn tránh gây hậu quả nghiêm trọng nếu các bạn sv mang những định nghĩa này đi bảo vệ đồ án ở viện CTB và đi làm sau này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/10/13
  8. Ne0_Njcky

    Ne0_Njcky Moderators

    Tham gia ngày:
    12/3/13
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Đồng chí cứ bình tĩnh.
    1. Hà bám ở đây là gây khối lượng. Đi cùng với nó là dao động riêng, khối lượng nước kèm và quy về các nút ở đầu cọc cùng với tải trọng khối thượng tầng. Khối lượng kết cấu không tính ở đây vì đã được SAP tự động tính cùng với cái gọi là DEAD / Self Wieght Mutiplier. Khối lượng khác hoàn toàn với tải trọng.
    - Khối lượng với tải trọng chỉ có thông qua nhau bởi định luật II Newton nhưng ý nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau.
    2. Lực đẩy nổi. Chắc các đồng chí cũng đã từng làm đồ án cố định 2. Đồ án cố định bằng bê tông có tính lực đẩy nổi không????
    Ở đây tải trọng nó được xét đến giống như là những ngoại lực khác tác dụng vào kết cấu, gây ra nội lực trong kết cấu, còn những cái khác thì được hiểu như là những thành phần gán vào cùng kết cấu (ví như là gán định nghĩa vật liệu cho kết cấu chẳng hạn). Đồng chí có tính được nội lực khi có khối lượng của kết cấu không?
    3. Sau này, có một sự phân biệt đó là lực khối và lực mặt (lực diện). Ví dụ khối lượng bản thân, lực đẩy nổi là lực khối, không phụ thuộc vào diện tích mặt ngoài.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/10/13
  9. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Hơ, lực đẩy nổi không phụ thuộc vào diện tích bề mặt thì phụ thuộc vào gì bạn Njck?
     
  10. Ne0_Njcky

    Ne0_Njcky Moderators

    Tham gia ngày:
    12/3/13
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Lực đẩy nổi phụ thuộc vào thể tích bị chiếm chỗ cơ mà :-o
     
  11. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Cuối cùng cũng ra vấn đề,
    Lực đẩy nổi phụ thuộc vào thể tích mà thể tích chiếm chỗ lại phục thuộc và diện tích
    V=Sxt (diện tích x chiều cao)
    Như vậy suy ra là lực đẩy nổi phụ thuộc vào diện tích, có logic không nhỉ?
    Bạn Njck show cho ae cái tài liệu nói về những khái niệm mà bạn đã phát biểu xem. Ví dụ:
    Nghe rất chung chung, bạn có thể giải thích rõ hơn hoặc đính kèm tài liệu/tiêu chuẩn mà bạn biết cho ae yên tâm không?
    Cảm ơn Njck
     
  12. Ne0_Njcky

    Ne0_Njcky Moderators

    Tham gia ngày:
    12/3/13
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    1. Trong công thức tính thể tích hình cầu: V = 5/4.r.pi^3. Vậy thì thể tích phụ thuộc vào r chứ đâu có phụ thuộc vào diện tích mặt ngoài.
    2. Hai hình hộp chữ nhật cùng một diện tích mặt ngoài: 4x4x3 và 6x2x3.5 (Sxq = 80) nhưng thể tích khác nhau cùng chìm trong nước
    => Fa1 = 48.d, Fa2 = 42.d
    => lực đẩy nổi khác nhau. Cái này, lực đẩy nổi đâu phụ thuộc diện tích mặt ngoài ? :(
    => Em hiểu ý bác như cái này ở đây diện tích mặt ngoài chỉ mang ý nghĩa để tích thể tích chiếm chỗ chứ nó không ý nghĩa ở trong công thức lực đẩy Archimedes đâu :(
    Source

    Có một cái này, rất hay, có lẽ sẽ giải nghĩa được :D
    http://www.mathsisfun.com/measure/weight-mass.html

    // Ý của mình ở đây không phải bỏ qua không tính "tải trọng" bản thân cũng như là bỏ qua lực đẩy nổi tính ở trong kết cấu. Cái này không phải vì ngay trong TCVN 2737 - 1995 cũng đã nói rõ. Ý mình ở đây muốn làm rõ nghĩa chữ 'tải trọng". Trước mình phải bảo về đồ án với 2 chữ tải trọng này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/10/13
  13. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    From Wikipedia:
    "Structural loads or actions are forces, deformations, or accelerations applied to a structure or its components.
    Loads cause stresses, deformations, and displacements in structures
    "
    Như vậy tải trọng ở đây được hiểu là những tác nhân gây nên ứng suất-biến dạng-chuyển vị trong kết cấu. Liệu lực đẩy nổi và hà bám có gây nên ứng suất-biến dạng-chuyển vị trong kết cấu không các bác nhỉ.?:(fight)
     
  14. luuguxd

    luuguxd Moderator

    Tham gia ngày:
    21/5/12
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    hà nội
    Các bác đi lệnh chủ đề rồi , vào trọng tâm đi bác ơi
     
  15. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Sorry Njck, ae chém thêm với nhau để tỏ rõ vấn đề, phương diện kỹ thuật 1+1=2, chứ không thể bằng lung tung được.
    Do vậy mà khi viết, ngoài những trích dẫn nguồn góc rõ ràng/tin cây, cũng mong Njck chia sẽ những tổng hợp là kiến thức của bạn, để cùng nhau tìm hiểu và hoàn thiện hơn.
    Xin cảm ơn.
    1/Không hiểu bạn xếp hình hộp chữ nhật kiểu gì mà diện tích mặt ngoài của hai khối trên cùng bằng 80m2.
    Hình hộp kích thước: 4x4x3
    Diện tích mặt ngoài: 4x4x2+3x4x4=80m2 hoặc: 4x4x4+3x4x2=88m2
    Hình hộp kích thước: 6x2x3.5
    Diện tích mặt ngoài: 6x2x2+6x3.5x4=108m2 hoặc: 6x2x4+6x3.5x2=90m2
    2/Ok, cảm ơn Njck về lý luận thể tích hình cẩu chỉ phụ thuộc vào bán kính.
    Mà bán kính cũng đồng thời phụ thuộc vào diện tích S = 4πR[SUP]2[/SUP]
    Tính bắc cầu trong toán học cho ta phát biểu được rằng, Thể tích phụ thuộc vào diện tích.
    3/Một ví dụ khác:
    Cùng một 1 tấn thép:
    Nếu đem đúc thành miếng vuông thì thả xuống nước ==> Chìm
    Nếu đem đúc thành thuyền thì thả xuống nước ==> Không Chìm
    Tại sao lại khác nhau? Là vì diện tích mặt ngoài tiếp xúc với nước của thuyền lớn hơn miếng hình vuông.
    4/Từ hồi đi làm tới giờ, chưa khi nào mình được thấy kết cấu thép của CTB sử dụng dạng hình cầu, bác nào có ảnh show lên cho mình học hỏi phát nhỉ.
     
  16. Ne0_Njcky

    Ne0_Njcky Moderators

    Tham gia ngày:
    12/3/13
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    1. 2 hình hộp chữ nhật có kích thước như vậy. Diện tích mặt ngoài là
    (4x4+4x3+3x4)x2 và (6x2+2x3.5+6x3.5) x 2

    2. Cái hình cầu đấy giờ bác nắn thành hình elipsolid cùng thể tích với nó, thì cũng sẽ cùng lực đẩy nổi đấy. Diện tích mặt ngoài chắc chắn sẽ khác nhau.
    - V = 4/3.Pi.a.b.c
    [​IMG]

    Source


    3. Một quả cầu rỗng và 1 quả cầu đặc, cùng diện tích mặt ngoài mà sao lại 1 cái nổi 1 cái chìm.

    4. Bể chứa.

    => Mình đã giải thích rồi mà :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/10/13
  17. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Thấy bạn nhiệt tình feedback, cảm thấy rất là vui và học hỏi được khá nhiều.
    Để tránh lan man, gõ lại một lần nữa vấn đề chính đang thảo luận: “Có hay không có sự liên quan giữa diện tích bề mặt tiết diện khi tính toán lực đẩy nối”
    1. Ok, cái này do hình mà bạn xếp.
    Để ý kỹ một chút, khi mà đặt xuống nước 02 hình hộp có diện tích đáy lần lượt là 6x3.5=21m2 và 3x4=12m2.
    Xin hỏi Njck có khác nhau về độ nổi của 02 hình hộp này không?
    2. Câu này chắc cần phải thí nghiệm hoặc tính toán mới phát biểu được.
    Thế nhưng mà điều gì sẽ xảy ra nếu, đặt mặt nhọn của hình elipsolid xuống trước?
    nểu đủ nhẹ thì cả 2 trường hợp đều nổi, còn đủ nặng thì…?
    3. Vấn đề thảo luận ở đây là diện tích mặt tiếp xúc, không phải khối lượng tức là các hình thể được so sánh phải có giả thiết là khối lượng bằng nhau.
    4. Bể chứa chất lỏng là công trình dầu khí, ý đề cập là tiết diện trong Jacket/topside (đối tượng nghiên cứu chính của đồ án của ksctb) có tiết diện nào dạng hình cẩu?
     
  18. Ne0_Njcky

    Ne0_Njcky Moderators

    Tham gia ngày:
    12/3/13
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cảm ơn bác, em cũng không nghĩ gì đâu. Đơn giản thì chỉ là thảo luận thôi mà. Lại nghĩ ngày trước em phải bảo vệ khối lượng trước bọn CDT còn khốn nạn hơn nhiều, mà vẫn phải tươi cười :nở hoa: :D
    Quay trở lại vấn đề của bác. “Có hay không có sự liên quan giữa diện tích bề mặt tiết diện khi tính toán lực đẩy nối". Ý kiến của em thì là không.

    Thôi thì giờ mà lấy những ví dụ trước của em thì mang tính chất chủ quan quá, ví dụ như con thuyền và cục sắt của bác vậy, (em cũng thích cái ví dụ đấy). Cục sắt thì chìm rồi, okie em không ý kiến nữa.
    Nhưng giờ con thuyền bác ép thật phẳng nó ra sao cho nó không có thể tích nước chiếm chỗ (hoặc là thể tích nước chiếm chỗ rất nhỏ), lúc đấy thì diện tích bên ngoài sẽ "gần như giữ nguyên" nhưng "con thuyền" đấy thì sẽ chìm rồi :-o
    Thế nên hai vật ở dưới nước dù chìm hay nổi, to hay bé, lớn hay nhỏ,... cứ phải cùng 1 thể tích nước bị chiếm chỗ thì sẽ có cùng 1 lực đẩy nổi giống nhau

    // P.s: bác ơi, đồ án giờ có cả đồ án bể chứa nữa rồi bác nhé, thường thì thầy Phan Ý Thuận hay hướng dẫn nhé bác :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/10/13

Chia sẻ trang này