Hạ thủy chân đế STN-S tại PTSC M&C

Thảo luận trong 'Tin tức Thời sự - News' bắt đầu bởi admin, 2/9/13.

  1. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Ngày 1/9 tại Công trường Cảng chế tạo ptsc m&c, nhà thầu thi công đã hoàn tất các công đoạn cuối cùng chuẩn bị cho viêc load-out chân đế giàn Sư tư Nâu Nam (STN-S).
    Dự án STN gồm 02 giàn Sư nâu Nam và Sư tử Nâu Bắc (Jacket và Topside), PTSC M&C là tổng thầu, CLJOC chủ đầu tư. toàn bộ phần việc chế tạo 02 topside và jacket sẽ do ptsc m&c thực hiện.
    https://www.facebook.com/video/embed?video_id=685959408099677
     
    Last edited by a moderator: 19/11/15
  2. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Already sitting on grillages
    1176167_686513298044288_1942286368_n.jpg
    Không hiểu AE làm mò mẫn làm gì ở cái tủ điện này.?
    <iframe src="https://www.facebook.com/video/embed?video_id=418200574951277" width="640" height="480" frameborder="0"></iframe>
     
  3. kachiusa185

    kachiusa185 New Member

    Tham gia ngày:
    13/6/12
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Theo dõi quá trình ballast chứ làm gì. Cái đó là bộ thu và chuyển đổi tín hiệu của các cảm biến đo mực.
     
  4. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Bạn kachiusa chắc là chuyên gia về load-out các kiểu, xin chia sẽ một số nguyên lý hoạt động của tủ điện (tủ điều khiển ballast) này với.
    Mình thì cứ nghĩ là phải có một hệ thông máy tính đồ sộ với các đường dây cảm biến để truyền tải và báo về màn hình các thông số cần thiết cho cán bộ giám sát quyết định trước khi xả nước trong khoang barge chứ nhỉ?
     
  5. hoainam.dhxdhn

    hoainam.dhxdhn Moderators

    Tham gia ngày:
    12/3/13
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Em xin góp thêm 2 ảnh về load-out sáng nay cho mục này thêm phong phú ạ

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  6. kachiusa185

    kachiusa185 New Member

    Tham gia ngày:
    13/6/12
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Oái, bác bỏ giùm em cái mỹ từ "chuyên gia", nghe thẹn lắm vì em có biết gì nhiều đâu. Phải tội hay tò mò nên thấy người ta làm gì thì cũng bu vô xem nên biết tí chút.
    Hệ thống trên của Vietranstimex còn ở dạng sơ khai, chưa có dùng hết chức năng, chỉ mới giám sát độ nghiêng của sà lan dựa trên các cảm biến đo cao độ đặt ở đầu, đuôi, hông sà lan. Hệ thống ALE thì chuyên nghiệp hơn, người ta đo mực nước trong tank, quá trình điều khiển bơm đều thực hiện từ xa. Trạng thái sà lan được mô phỏng tức thời trên máy tính. Về nguyên lý thiết bị thì không có gì phức tạp. Nó hay ở chỗ lập trình tính toán ballast chuẩn xác.
     
  7. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Em này bên nào làm T&I các bác? Hồi trước mấy bác đoán già đoán non VSP OCD hoặc PTSC POS nhưng chắc là không phải các bác nhỉ
     
  8. hoainam.dhxdhn

    hoainam.dhxdhn Moderators

    Tham gia ngày:
    12/3/13
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Một số hình ảnh hạ thủy chân đế STN-S tại PTSC M&C

    Một số hình ảnh hạ thủy chân đế STN-S tại PTSC M&C
    Hình 1: Khối chân đế STN thứ 2 đang trong quá trình hoàn thiện
    [​IMG]
    Hình 2: Công tác tháo dỡ sàn công tác, để chuẩn bị hạ thủy
    [​IMG]
    Hình 3: Khối trung gian được bốc lên xà lan và di chuyển ra ngoài
    [​IMG]
    Hình 4: Chân các khối chân đế được bịt cao su để tránh tình trạng lún khi thả jacket
    [​IMG]
    Hình 5: Các khối dầm hạ thủy Jacket được hàn vào Jacket.
    [​IMG]
    Hình 6: Các xe trailer được lắp hệ thống dầm phân tải và di chuyển luồn vào bên dưới Jacket
    [​IMG]
    Hình 7: Di chuyển xà lan vào vị trí mép cảng
    [​IMG]
    Hình 8: Di chuyển Jacket bằng xe trailer ra vị trí mép cảng đối đầu với xà lan
    [​IMG]
    Hình 9: Hệ thống bơm dằm nước làm việc liên tục để xà lan luôn đạt vị trí cần bằng khi hạ thủy.
    [​IMG]
    Hình 10: Hệ thống dầm hạ thủy[​IMG]
    Hình 11: Tiến hành hàn hệ thống dầm hạ thủy xà lan vào các gối trên xà lan.[​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/9/13
  9. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Bổ sung thêm thông tin về cái ý số 4 chút.
    Các Ống chính chân đế được bịt cao su để tránh cho nước vào khi thi công trong quá trình đánh chìm (Leg diaphragm enclosure).
    Điều này có tác dụng là tạo thêm lực đẩy nổi của nước vào khối chân đế nhằm dễ dàng căn chỉnh khối chân đế tới vị trí cuối cùng theo thiết kế
    Chi tiết xem thêm: http://offshore.vn/threads/1723?eg-diaphragm-enclosure-Hinh-anh-thuc-te&highlight=closure
     
    Last edited by a moderator: 16/11/15
  10. kachiusa185

    kachiusa185 New Member

    Tham gia ngày:
    13/6/12
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xem hình có vẻ như đây là sà lan VSP-05. Sắp tới đóng cọc sẽ do OCD làm, những mục khác thì chịu :D
     
  11. DocCoCauBai

    DocCoCauBai Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    22/1/13
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Ở Việt Nam, hiện chỉ có OCD là đầy đủ đồ chơi cho thi công biển. Các đơn vị khác đa số là chém gió kiếm tiền.
    Hệ thông búa và xà lan ở OCD mà hoạt động hết công suất thì phần đóng cọc chả phải mượn tây tàu làm gì cho tốn kém.
    Các bác tham gia dự án này có thông tin gì không nhỉ?
     
  12. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Tưởng bác rành về vụ load-out này thì em xin ít thông tin. Sà lan phục vụ em STN ở trên hình như là Crest C257 của PACIFIC RADIANCE chứ bác. Bác kiểm tra lại thông tin phát xem nào, ở trên thấy bác hình như có vẻ tham gia ngó cái tủ gì gì ấy.

    Sà lan VSP-05 vừa phục vụ thi công chân đế BK17 của VSP xong. Giàn BK17 cũng trong tầm độ sâu và chức năng tương tự STN thì tuần vừa rồi VSP OCD đã hạ thủy, vận chuyển, lắp đặt thành công chân đế BK17, hiện sắp kết thúc giai đoạn đóng cọc. Tuy nhiên đây là phần việc rất nhỏ và khá đơn giản của VSP OCD nên không đưa thông tin gì.

    Đóng cọc của STN nghe nói penetration hơn 100m chắc là hơi khó nuốt đấy các bác ạ. Để kết luận rõ là dễ hay khó thì cần các số liệu tải trọng đầu cọc, pile layout và địa chất khu vực nhưng với độ sâu đó và đường kính cọc khoảng 1.3m thì dự rằng nhà thầu sẽ gặp không ít khó khăn. Mong mọi việc đều suôn sẻ với các bác.
     
  13. Khong

    Khong Member

    Tham gia ngày:
    21/12/12
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Quan trọng là bề dầy ống cọc. nếu mà đủ cứng thì có thể vẫn ok
    Nghe đâu vì lý do này mà OCD từ chối gói gói thầu này.
     
  14. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Chịu, chuyện này thì em không biết thông tin. Hồi trước nghe mấy bác trên forum trực tiếp đi giám sát nói là dự án này bài toán Pile Drivability đã kiểm tra rất kỹ rồi mà. Lạ nhỉ ?! Chả lẽ bọn mũi lõ tính sai?
    Không hiểu ý bác Khong nói đến bề dày ống cọc là gì đây? có phải ý bác nói là cọc dày thì dễ đóng, cọc mỏng khó đóng phải không ạ? Cọc đặc thì chắc là dễ đóng nhất phải không bác? Hay là ngược lại ạ? Bác hiểu rộng biết nhiều lại làm oversea cho anh em mở tầm mắt coi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/13
  15. kachiusa185

    kachiusa185 New Member

    Tham gia ngày:
    13/6/12
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ồ không, mình không rành về thông tin STN đâu. Những thiết bị trên mình biết là do xem Vietranstimex load out chân Thỏ Trắng, lúc đó họ mới mua về dùng lần đầu tiên.
     
  16. Khong

    Khong Member

    Tham gia ngày:
    21/12/12
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Cọc bao giờ chả có đường kính và bề dầy?
    Ví dụ cái lon bia, dùng tay ấn xuống thì rõ là bị bẹp ngay
    Nhưng nếu dùng tay ấn xuống lon sữa Ông thọ chưa chắc đã bẹp.
    Tại sao lại khác nhau như vậy là do bề đầy của lon sữa Ông Thọ dầy hơn lon bia.
    Dính tới địa chất, đất cát, chưa bao giờ là dễ chịu cả.
    Dù đã tính kỹ pile driveability, Nhưng những Dự án ở vùng lân cận chưa giàn nào đóng tới độ sâu >100m như giàn này thành ra là run.
    Bác Bigcrab là một cao cao thủ trong công tác thi công cọc, xin bày tỏ một số cao kiến và gia cát dự về vấn đề này đê.
    Không phải chuyện thường khi mà OCD từ chối thi công.
     
  17. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Bác ví dụ lon bia và lon sữa là trong trường hợp đáy lon tì vào mặt bàn nó như vậy, trường hợp đóng cọc nó khác, chỉ giống trong trường hợp cọc bị chối và bịt đầu mũi cọc.

    Về chuyện cọc của STN thì em không biết thông tin gì về kích thước, khối lượng, chiều dày cọc, địa chất ... nên cũng không dám dự gì ở đây cả. Em chỉ nghe nói là cọc sâu hơn 100m và xem hình ảnh các bác up lên đây ước chừng người ta sử dụng ống chính khoảng 1.4m-1.5m và cọc khoảng hơn 1.3m, nhiều khả năng là cọc 48"-54". Với độ sâu như vậy thì búa có năng lượng dưới 500KJ khó lòng mà đóng được. Nhà thầu nên sử dụng búa từ 600-1200KJ và phương án dự phòng với hệ thống jetting cho trường hợp xấu nhất là cọc bị plugged. Tất cả chỉ là dự đoán thôi các bác nhé, cần phải có số liệu cụ thể mới kết luận được. Mong là công việc sẽ được thực hiện suôn sẻ.

    Bác Khong nếu có thông tin gì về địa chất, pile layout, tải đầu cọc ... thì thông tin lên để dự được chính xác hơn nhé. Em thì vẫn tin mấy chú tây mũi lõ lắm lắm cơ đấy :D
     
  18. Khong

    Khong Member

    Tham gia ngày:
    21/12/12
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Chính ra là không được tiết lộ thiên cơ.
    Nhưng những thông tin general hy vọng sẽ không bị ném đá (thông tin mang tính chất tham khảo), show lên để AE cùng mổ sẻ hy vọng sẽ có thêm được chút thông tin chuyên ngành.
    Tổng hợp về thông số cọc STN thế này:





















    STT
    Segment length

    P1
    48 (m)
    1372ϕ25mm
    P2
    43 (m)
    1372ϕ40mm (various)
    P3
    45 (m)
    1372ϕ75mm (2A)
    P4
    41 (m)
    1372ϕ50mm
    Cọc dài: 165 trong đó 100m là ngập đất (penetration)
    Địa chất thì có thể tham khảo ở cái dự án Sư Tử Đen - South, ngay sát bên cạnh.
    Dự án cũng có bản vẽ thiết kế cọc tương tự nhưng đã thi công ngon lành từ lâu.
    Với những segment cọc dài (>40m) như vậy thì búa IHC-750 của OCD khó mà làm được.
    Có vẻ như đoạn P1 có bề dầy hơi mỏng?
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15
  19. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Bác nói có vẻ không chuẩn. Hôm qua bác có nói chưa có cái nào tương tự, hôm nay lại nói có cái STD bên cạnh giống và đã làm ngon lành rồi. Vậy thì múc thôi chứ còn lăn tăn gì nữa. Nếu không sợ lộ thiên cơ thì bác cứ cho cái địa chất của STD và tải đầu cọc của STN lên đây. Mà bác đừng gọi sư tử nữa, bác cứ up số liệu lên rồi chú thích là địa chất mỏ con vật nào đó khác, ví dụ như mỏ Chó ghẻ chẳng hạn. Nếu thêm được độ nghiêng cọc, cao trình đỉnh jacket nữa thì tốt. Mạnh dạn lên bác Khong, anh em ai cũng biết bác đang oversea và làm cho TP nên bác cứ up vô văn tư đi :)/\:)
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15
  20. DocCoCauBai

    DocCoCauBai Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    22/1/13
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Chờ mãi mà "Khong" đại ca chả phản ứng gì?
    Em cũng quan tâm tới dự án này và đang tích cực theo dõi topic.
    Mạo muội đá vào chút thông tin để AE mỏ sẽ và gia cát dự xem em dự án này sẽ ra sao ở gói đọng cọc.

    Hình 1: số liệu địa chất:
    Diachat.jpg
    Hình 2: Lực đầu cọc:
    LDC.jpg
    Độ nghiêng cọc
     

Chia sẻ trang này