Lịch sử phát triển ngành Công trình biển ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Tìm hiểu về Ngành' bắt đầu bởi admin, 30/10/12.

  1. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Việt Nam với hơn 3000 km bờ biển, diện tích biển gấp khoảng 3 lần đất liền mở ra tiềm năng to lớn trong công cuộc thăm dò và khai thác tài nguyên biển. Đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí, một trong những ngành đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Song song với việc thăm dò, khai thác tài nguyên biển là sự phát triển của ngành xây dựng công trình biển. Nhưng thực tế ngành xây dựng công trình biển ở Việt Nam còn là một ngành non trẻ. Cho đến nay, các công trình biển xây dựng ở thềm lục địa Việt Nam chủ yếu là công trình biển bằng thép với số lượng còn hạn chế sử dụng để khoan thăm dò, khai thác xử lí dầu khí trên biển và phục vụ quốc phòng. Công trình biển ở Việt Nam được xây dựng chính thức vào năm 1982 ở mỏ Bạch Hổ.
    Trong những năm qua, ngành dầu khí Việt Nam đã tiến hành công tác tìm kiếm thăm dò với khối lượng rất lớn như khảo sát trên 107 nghìn km tuyến địa chấn 2D, 65 nghìn km2 địa chấn 3D, khoan hơn 980 giếng tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng và khai thác với tổng số mét khoan trên 3,3 triệu m. Công tác tìm kiếm khoan thăm dò đã phát hiện ra hàng loạt mỏ dầu khí có giá trị công nghiệp ở các bể trầm tích khác nhau. Sau Bạch Hổ đã phát hiện và đưa vào khai thác hàng loạt mỏ dầu khác trong móng ở bể Cữu Long như Đông Rồng, Đông Nam Rồng, Nam Rồng – Đồi Mồi, Phương Đông, mỏ Sư Tử Đen, mỏ Sư Tử Vàng, mỏ Rạng Đông, mỏ Cá Ngừ Vàng, mỏ Sư Tử Nâu, mỏ Thăng Long, mỏ Hải Sư Đen, mỏ Hổ Xám…với trữ lượng dầu và sản lượng dầu khai thác, tính đến 01/01/2012, chiếm trên 80% tổng trữ lượng dầu đã xác minh và tổng sản lượng dầu đã khai thác của Việt Nam. Đáp ứng nhu cầu khoan và khai thác dầu khí, các công trình biển và dầu khí phục vụ cho ngành công nghiệp dầu khí ngày càng được xây dựng nhiều hơn. Tính đến nay, ở Biển Việt Nam đã có trên 50 CTB cố định bằng thép kiểu Jacket được xây dựng. Chủ yếu có độ sâu nước khoảng 50m, số lượng các công trình tập trung phần lớn tại khu vực mỏ Bạch Hổ và Rồng thuộc bồn trũng Cửu Long, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 120km về phía Đông Nam. Công trình có độ sâu nước lớn nhất đã đưa vào sử dụng là giàn khai thác khí tại mỏ Lan Tây với độ sâu 125m, hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác tháng 11 năm 2002.
    Trong mấy năm gần đây ngành công trình biển của Việt Nam cũng đã có những bước tiến đáng kể, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và kỹ sư, công nhân đều có trình độ cao, công nghệ thi công hiện đại, sự hỗ trợ đặc biệt của các phần mềm tính toán vì vậy mà chúng ta đã bắt đầu tiến hành thi công những công trình với quy mô lớn như :
    - Chế tạo thành công giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03 hoạt động ở độ sâu 90m nước, chiều dài chân lá 145m có thể khoan sâu 6,1km, chịu bão tương đương cấp 12, có sân đỗ trực thăng. Sự kiện này đưa Việt Nam trở thành một trong 3 quốc gia châu Á và một trong 10 quốc gia trên thế giới chế tạo giàn tự nâng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
    [​IMG]
    - Chế tạo thành công Công trình thuộc dự án Biển Đông 1 đưa vào sử dụng phục vụ khoan khai thác. Theo các chuyên gia, đây là công trình hiện đại, phức tạp lần đầu tiên do các nhà thầu Việt Nam chế tạo và lắp ráp. Độ sâu của giàn khoan tới 133 m nước, với 60.000 tấn trang thiết bị, riêng giàn công nghệ thông tin có khối lượng 14.000 tấn.
    [​IMG]
    Ngoài ra còn rất nhiều công trình khác như : công trình đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau, Lô B - Ô Môn các dàn công nghệ MSP… Đồng thời chúng ta cũng tham gia xây dựng các công trình biển cho nước ngoài theo công nghệ thi công hiện đại
     

Chia sẻ trang này